Nhiều đại biểu Quốc hội muốn dừng hỗ trợ lãi suất ngắn hạn
Thảo luận tổ về kinh tế - xã hội, nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng nên chấm dứt việc hỗ trợ lãi suất ngắn hạn vào cuối năm 2009
Cùng với chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế, hiệu quả và những bước đi tiếp theo của chính sách kích cầu cũng là vấn đề được nhiều đại biểu Quốc hội “mổ xẻ”, khi thảo luận tổ về kinh tế - xã hội, ngày 22/10.
Trước ngày khai mạc kỳ họp thứ sáu, báo cáo về kết quả thực hiện chính sách kinh tế của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã được gửi đến các vị đại biểu Quốc hội. Ủy ban Tài chính – Ngân sách cũng đã có báo cáo giám sát việc thực hiện cơ chế hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân vay vốn ngân hàng để sản xuất kinh doanh.
Ghi nhận đã “tạo tâm lý tốt, giúp một số doanh nghiệp vượt qua khó khăn” song đa số các ý kiến cho rằng nên chấm dứt việc hỗ trợ lãi suất ngắn hạn vào cuối năm 2009. Riêng gói kích thích đầu tư về trung hạn, gói hỗ trợ cho nông dân nên duy trì thêm một thời gian nữa. Tuy nhiên, cần phải tháo gỡ được những vướng mắc, bất cập hiện nay.
Một trong các bất cập đã được Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên Đỗ Mạnh Hùng chỉ ra. Đó là sự mất cân đối nghiêm trọng giữa công nghiệp và nông nghiệp. Chỉ có 3 tỷ đồng trong tổng số 4.700 tỷ đồng vốn kích cầu đã được giải ngân ở Thái Nguyên là dành cho nông nghiệp, ông Hùng cho biết.
Đại biểu Nguyễn Văn Sỹ (Quảng Nam) cũng nhận định kích cầu cho nông thôn chưa tốt. Quảng Nam đã giải ngân 2.900 tỷ nhưng cũng chỉ có 2% dành cho nông thôn. Nguyên nhân của tình trạng này là do nhiều quy định không khả thi nên hợp tác xã và người nông dân không thể tiếp cận được nguồn vốn.
"Quy định phải mua hàng nội nhưng cùng một loại máy, của nước ngoài sản xuất chỉ có 10 triệu mà sản xuất trong nước thì 15 triệu, vậy mắc chi mà phải vay vốn hỗ trợ lãi suất để mua", ông Sỹ phân tích.
Ông Hoàng Minh Nhất, Trưởng đoàn đại biểu tỉnh Hà Giang cũng dẫn chứng để được vay khoản ưu đãi 2 triệu đồng, bà con phải tiến hành rất nhiều thủ tục chứng minh mình thuộc diện ưu đãi. Cách thức làm như vậy không chỉ khiến chính quyền địa phương khó xử, dân mất thời gian mà khoản vốn hỗ trợ vài triệu đồng này lại không giải quyết được các vấn đề về nhà ở, mua sắm thiết bị nông nghiệp, vị đại biểu này nói.
Là đại biểu Quốc hội, cũng là chủ doanh nghiệp đã ít nhiều được hỗ trợ lãi suất, nhưng cả đại biểu Phạm Thị Loan và đại biểu Nguyễn Văn Thời đều cho rằng không nên kéo dài việc làm này.
Với vai trò Ủy viên Ủy ban Tài chính - Ngân sách, tham gia giám sát việc thực hiện cơ chế hỗ trợ lãi suất, bà Loan nhận định việc làm này chưa đạt được mục đích cuối cùng là hỗ trợ cho các doanh nghiệp khó khăn.Bởi vì đã khó khăn thì không có đủ điều kiện để vay vốn, nên khó vẫn hoàn khó.
Vị tổng giám đốc tập đoàn này khẳng định, doanh nghiệp không chờ đợi sự hỗ trợ lãi suất mà mà chỉ mong muốn việc tiếp cận vốn vay được dễ hơn, thông thoáng hơn. "Bốn phần trăm hay mấy phần trăm cũng không quan trọng bằng việc tiếp cận được nguồn vốn nhanh chóng", đại biểu Loan nhấn mạnh.
Tán thành kéo dài hỗ trợ lãi suất trung và dài hạn như dự kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, song bà Loan cũng cho rằng cần áp dụng các mức lãi suất khác nhau. Theo bà Loan, nên phân loại ngành nghề gì cần ưu tiên để nâng cao năng lực cạnh tranh thì tập trung hỗ trợ chứ không nên cào bằng như hiện nay.
Cùng quan điểm này, đại biểu Nguyễn Văn Thời, ủy viên Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường của Quốc hội cũng đề nghị nên hỗ trợ theo mặt hàng. Cần thúc đẩy mặt hàng nào thì hỗ trợ mặt hàng đó để nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp và nền kinh tế.
Ông Thời cho rằng cái quan trọng khi doanh nghiệp tiếp cận vốn chính là lãi suất cơ bản chứ không phải lãi suất hỗ trợ. Nên doanh nghiệp không nên trông chờ vào hỗ trợ mà phải tự mình vươn lên
"Riêng với gói hỗ trợ cho nông nghiệp, có thể quy định cách khác như bảo lãnh của hội nông dân thay cho chứng từ để bà con có thể tiếp cận được vốn, chứ như hiện nay thì quá khó", ông Thời nói.
Trong khi đó, vẫn liên quan đến chuyện tiếp cận vốn, nhưng là vốn cho người nghèo, ông Đỗ Mạnh Hùng cũng cho rằng thực tế còn một số lượng lớn hộ nghèo không tiếp cận được vốn. Còn có chuyện nhà chức trách đổ lỗi cho dân, bảo có người vay tiền về cho vào ống nứa treo lên gác bếp.
“Có thể có một vài trường hợp như vậy, nhưng không thể vì một vài hiện tượng đó mà đổ lỗi cho dân, đừng để dân nói tiền vốn chỉ là bánh vẽ”, đại biểu Hùng nói.
Trước ngày khai mạc kỳ họp thứ sáu, báo cáo về kết quả thực hiện chính sách kinh tế của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã được gửi đến các vị đại biểu Quốc hội. Ủy ban Tài chính – Ngân sách cũng đã có báo cáo giám sát việc thực hiện cơ chế hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân vay vốn ngân hàng để sản xuất kinh doanh.
Ghi nhận đã “tạo tâm lý tốt, giúp một số doanh nghiệp vượt qua khó khăn” song đa số các ý kiến cho rằng nên chấm dứt việc hỗ trợ lãi suất ngắn hạn vào cuối năm 2009. Riêng gói kích thích đầu tư về trung hạn, gói hỗ trợ cho nông dân nên duy trì thêm một thời gian nữa. Tuy nhiên, cần phải tháo gỡ được những vướng mắc, bất cập hiện nay.
Một trong các bất cập đã được Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên Đỗ Mạnh Hùng chỉ ra. Đó là sự mất cân đối nghiêm trọng giữa công nghiệp và nông nghiệp. Chỉ có 3 tỷ đồng trong tổng số 4.700 tỷ đồng vốn kích cầu đã được giải ngân ở Thái Nguyên là dành cho nông nghiệp, ông Hùng cho biết.
Đại biểu Nguyễn Văn Sỹ (Quảng Nam) cũng nhận định kích cầu cho nông thôn chưa tốt. Quảng Nam đã giải ngân 2.900 tỷ nhưng cũng chỉ có 2% dành cho nông thôn. Nguyên nhân của tình trạng này là do nhiều quy định không khả thi nên hợp tác xã và người nông dân không thể tiếp cận được nguồn vốn.
"Quy định phải mua hàng nội nhưng cùng một loại máy, của nước ngoài sản xuất chỉ có 10 triệu mà sản xuất trong nước thì 15 triệu, vậy mắc chi mà phải vay vốn hỗ trợ lãi suất để mua", ông Sỹ phân tích.
Ông Hoàng Minh Nhất, Trưởng đoàn đại biểu tỉnh Hà Giang cũng dẫn chứng để được vay khoản ưu đãi 2 triệu đồng, bà con phải tiến hành rất nhiều thủ tục chứng minh mình thuộc diện ưu đãi. Cách thức làm như vậy không chỉ khiến chính quyền địa phương khó xử, dân mất thời gian mà khoản vốn hỗ trợ vài triệu đồng này lại không giải quyết được các vấn đề về nhà ở, mua sắm thiết bị nông nghiệp, vị đại biểu này nói.
Là đại biểu Quốc hội, cũng là chủ doanh nghiệp đã ít nhiều được hỗ trợ lãi suất, nhưng cả đại biểu Phạm Thị Loan và đại biểu Nguyễn Văn Thời đều cho rằng không nên kéo dài việc làm này.
Với vai trò Ủy viên Ủy ban Tài chính - Ngân sách, tham gia giám sát việc thực hiện cơ chế hỗ trợ lãi suất, bà Loan nhận định việc làm này chưa đạt được mục đích cuối cùng là hỗ trợ cho các doanh nghiệp khó khăn.Bởi vì đã khó khăn thì không có đủ điều kiện để vay vốn, nên khó vẫn hoàn khó.
Vị tổng giám đốc tập đoàn này khẳng định, doanh nghiệp không chờ đợi sự hỗ trợ lãi suất mà mà chỉ mong muốn việc tiếp cận vốn vay được dễ hơn, thông thoáng hơn. "Bốn phần trăm hay mấy phần trăm cũng không quan trọng bằng việc tiếp cận được nguồn vốn nhanh chóng", đại biểu Loan nhấn mạnh.
Tán thành kéo dài hỗ trợ lãi suất trung và dài hạn như dự kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, song bà Loan cũng cho rằng cần áp dụng các mức lãi suất khác nhau. Theo bà Loan, nên phân loại ngành nghề gì cần ưu tiên để nâng cao năng lực cạnh tranh thì tập trung hỗ trợ chứ không nên cào bằng như hiện nay.
Cùng quan điểm này, đại biểu Nguyễn Văn Thời, ủy viên Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường của Quốc hội cũng đề nghị nên hỗ trợ theo mặt hàng. Cần thúc đẩy mặt hàng nào thì hỗ trợ mặt hàng đó để nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp và nền kinh tế.
Ông Thời cho rằng cái quan trọng khi doanh nghiệp tiếp cận vốn chính là lãi suất cơ bản chứ không phải lãi suất hỗ trợ. Nên doanh nghiệp không nên trông chờ vào hỗ trợ mà phải tự mình vươn lên
"Riêng với gói hỗ trợ cho nông nghiệp, có thể quy định cách khác như bảo lãnh của hội nông dân thay cho chứng từ để bà con có thể tiếp cận được vốn, chứ như hiện nay thì quá khó", ông Thời nói.
Trong khi đó, vẫn liên quan đến chuyện tiếp cận vốn, nhưng là vốn cho người nghèo, ông Đỗ Mạnh Hùng cũng cho rằng thực tế còn một số lượng lớn hộ nghèo không tiếp cận được vốn. Còn có chuyện nhà chức trách đổ lỗi cho dân, bảo có người vay tiền về cho vào ống nứa treo lên gác bếp.
“Có thể có một vài trường hợp như vậy, nhưng không thể vì một vài hiện tượng đó mà đổ lỗi cho dân, đừng để dân nói tiền vốn chỉ là bánh vẽ”, đại biểu Hùng nói.