Nhiều “hiểu lầm” về cộng đồng gốc Á tại Mỹ
Khi nhìn riêng từng nhóm cộng đồng, thì cuộc sống của người châu Á tại Mỹ không chỉ có “màu hồng”
Nhìn chung, cộng đồng người châu Á tại Mỹ có học vấn cao hơn so với nhiều nhóm chủng tộc khác: hơn một nửa (51,5%) có học vấn trên đại học, trong khi đó tỷ lệ này đối với toàn nước Mỹ chỉ ở mức 30%.
Và họ cũng kiếm nhiều tiền hơn, thu nhập trung bình hàng năm của họ ở mức 74.105 USD trong khi đó con số này tại Mỹ là 53.657 USD, theo số liệu từ cuộc khảo sát thực hiện năm 2014 bởi cơ quan thống kê Mỹ.
Thế nhưng khi nhìn riêng từng nhóm cộng đồng, thì cuộc sống của người châu Á tại Mỹ không chỉ có “màu hồng”, một bài báo trên CNN khẳng định.
Theo ông Christopher Kang, Giám đốc quốc gia của Hội đồng Nghiên cứu về người châu Á tại Mỹ, thực ra nhiều cộng đồng gốc Á riêng lẻ thua thiệt khá nhiều trong xã hội Mỹ. Nhiều lý giải cho sự thành công của người châu Á tại Mỹ được đưa ra trên các phương tiện truyền thông cho đến nay là không chính xác, và không mang tính đại diện cho tất cả cộng đồng gốc Á, ông Kang nhận xét.
Ông Kang lấy dẫn chứng rằng riêng trong các cộng đồng người Campuchia, Việt Nam và H'Mông tại Mỹ, học vấn của họ ở mức khá thấp.
Số liệu của cơ quan thống kê Mỹ cho thấy chỉ khoảng 15,3% người H'Mông, 18% người Campuchia và 28,4% người Việt Nam tại Mỹ có học vấn từ đại học trở lên.
Trong khi đó, con số trên với cộng đồng gốc Ấn tại Mỹ lên đến 72,5%, còn với người Trung Quốc và Hàn Quốc tại Mỹ đạt trên 50%.
Ông Kang cũng nhấn mạnh rằng cho đến nay truyền thông chưa nắm bắt đầy đủ vấn đề đói nghèo trong cộng đồng gốc Á tại Mỹ. Tỷ lệ đói nghèo trong cộng đồng châu Á tại Mỹ là 12,5%, thấp hơn nhiều so với mức 15,5% trung bình tại Mỹ. Thế nhưng khi xem xét tỷ lệ này trong từng nhóm nhỏ, có thể thấy sự chênh lệch khá lớn.
Ví dụ như tỷ lệ đói nghèo trong cộng đồng gốc Ấn tại Mỹ là 7,3%, còn với cộng đồng Trung Quốc, tỷ lệ này là 15,8%.
Mức thu nhập trung bình cũng rất khác nhau giữa các nhóm cộng đồng gốc Á. Người gốc H'Mông tại Mỹ chỉ kiếm được trung bình 48.000 USD/năm, con số này với người Campuchia là 53.400 USD, người Hàn Quốc là 58.600 USD, người Việt Nam là 59.400 USD, người Trung Quốc là 69.600 USD, nhưng riêng người gốc Ấn Độ vọt lên tới 101.600 USD/năm.
Quan điểm trên cũng nhận được sự đồng thuận của bà Sylvia Chong, chuyên gia nghiên cứu về các nhóm thiểu số tại đại học University of Virginia. Bà Chong phân tích rằng còn quá nhiều người châu Á đang làm những nghề chân tay như làm móng, massage và rất nhiều trong số này đang sống dưới mức tối thiểu của xã hội Mỹ.
Việc nhiều báo đưa tin hộ gia đình gốc Á tại Mỹ có thu nhập cao, theo lý giải của bà Jennifer Lee, giáo sư xã hội học tại Đại học University of California, bắt nguồn từ cách sống nhiều thế hệ trong một gia đình và trong gia đình đó có hơn một người kiếm tiền.
Trong một nghiên cứu mới đây của mình, ông Kang nhấn mạnh, thực ra không phải người châu Á tại Mỹ đang đảm nhiệm nhiều vị trí quản lý. Theo số liệu mà ông có được từ trung tâm lãnh đạo châu Á - Thái Bình Dương, chỉ có 2% người giữ vị trí điều hành trong nhóm công ty thuộc top Fortune 500 đến từ châu Á.
Sự khác biệt giữa các nhóm chủng tộc tại Mỹ, theo lý giải của Evan Kristof, người có nhiều năm nghiên cứu về các nhóm chủng tộc tại Mỹ, bắt nguồn từ yếu tố lịch sử nhiều hơn là xã hội. Chính vì vậy, ông khẳng định, không nên từ những thành công của người châu Á tại Mỹ mà cho rằng nước Mỹ đã không còn tình trạng phân biệt chủng tộc.
Sau khi Luật Nhập cư được thông qua tại Mỹ năm 1965, đã có một làn sóng người nhập cư có trình độ cao bao gồm người Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật đến Mỹ. Con cái của những người này cũng theo gương học tập của cha mẹ, vì vậy nhìn chung học vấn của họ khá tốt.
Một thập kỷ sau đó, làn sóng di cư thứ hai của người châu Á đến Mỹ - chủ yếu của người Campuchia, Lào và Việt Nam - bắt đầu. Những người này thường có học vấn thấp hơn, nhận được ít sự hỗ trợ của gia đình hơn.
Tuy nhiên, thành công của mỗi nhóm người còn tùy thuộc vào yếu tố pháp lý và xã hội dành cho họ, vì vậy các yếu tố kể trên là không đủ để lý giải cho việc tại sao nhóm người này lại có cuộc sống tốt hơn nhóm người khác.
Và cũng không biết từ khi nào trong xã hội Mỹ đã hình thành quan niệm cho rằng người châu Á ở Mỹ nói chung thường luôn nỗ lực trong cuộc sống, chăm chỉ làm việc, giỏi toán và khoa học.
Chính vì xã hội đã suy nghĩ như vậy, nên nếu người châu Á nào có cách sống hoặc khả năng khác đi, sẽ cảm thấy như bị đẩy ra bên lề xã hội.
Và họ cũng kiếm nhiều tiền hơn, thu nhập trung bình hàng năm của họ ở mức 74.105 USD trong khi đó con số này tại Mỹ là 53.657 USD, theo số liệu từ cuộc khảo sát thực hiện năm 2014 bởi cơ quan thống kê Mỹ.
Thế nhưng khi nhìn riêng từng nhóm cộng đồng, thì cuộc sống của người châu Á tại Mỹ không chỉ có “màu hồng”, một bài báo trên CNN khẳng định.
Theo ông Christopher Kang, Giám đốc quốc gia của Hội đồng Nghiên cứu về người châu Á tại Mỹ, thực ra nhiều cộng đồng gốc Á riêng lẻ thua thiệt khá nhiều trong xã hội Mỹ. Nhiều lý giải cho sự thành công của người châu Á tại Mỹ được đưa ra trên các phương tiện truyền thông cho đến nay là không chính xác, và không mang tính đại diện cho tất cả cộng đồng gốc Á, ông Kang nhận xét.
Ông Kang lấy dẫn chứng rằng riêng trong các cộng đồng người Campuchia, Việt Nam và H'Mông tại Mỹ, học vấn của họ ở mức khá thấp.
Số liệu của cơ quan thống kê Mỹ cho thấy chỉ khoảng 15,3% người H'Mông, 18% người Campuchia và 28,4% người Việt Nam tại Mỹ có học vấn từ đại học trở lên.
Trong khi đó, con số trên với cộng đồng gốc Ấn tại Mỹ lên đến 72,5%, còn với người Trung Quốc và Hàn Quốc tại Mỹ đạt trên 50%.
Ông Kang cũng nhấn mạnh rằng cho đến nay truyền thông chưa nắm bắt đầy đủ vấn đề đói nghèo trong cộng đồng gốc Á tại Mỹ. Tỷ lệ đói nghèo trong cộng đồng châu Á tại Mỹ là 12,5%, thấp hơn nhiều so với mức 15,5% trung bình tại Mỹ. Thế nhưng khi xem xét tỷ lệ này trong từng nhóm nhỏ, có thể thấy sự chênh lệch khá lớn.
Ví dụ như tỷ lệ đói nghèo trong cộng đồng gốc Ấn tại Mỹ là 7,3%, còn với cộng đồng Trung Quốc, tỷ lệ này là 15,8%.
Mức thu nhập trung bình cũng rất khác nhau giữa các nhóm cộng đồng gốc Á. Người gốc H'Mông tại Mỹ chỉ kiếm được trung bình 48.000 USD/năm, con số này với người Campuchia là 53.400 USD, người Hàn Quốc là 58.600 USD, người Việt Nam là 59.400 USD, người Trung Quốc là 69.600 USD, nhưng riêng người gốc Ấn Độ vọt lên tới 101.600 USD/năm.
Quan điểm trên cũng nhận được sự đồng thuận của bà Sylvia Chong, chuyên gia nghiên cứu về các nhóm thiểu số tại đại học University of Virginia. Bà Chong phân tích rằng còn quá nhiều người châu Á đang làm những nghề chân tay như làm móng, massage và rất nhiều trong số này đang sống dưới mức tối thiểu của xã hội Mỹ.
Việc nhiều báo đưa tin hộ gia đình gốc Á tại Mỹ có thu nhập cao, theo lý giải của bà Jennifer Lee, giáo sư xã hội học tại Đại học University of California, bắt nguồn từ cách sống nhiều thế hệ trong một gia đình và trong gia đình đó có hơn một người kiếm tiền.
Trong một nghiên cứu mới đây của mình, ông Kang nhấn mạnh, thực ra không phải người châu Á tại Mỹ đang đảm nhiệm nhiều vị trí quản lý. Theo số liệu mà ông có được từ trung tâm lãnh đạo châu Á - Thái Bình Dương, chỉ có 2% người giữ vị trí điều hành trong nhóm công ty thuộc top Fortune 500 đến từ châu Á.
Sự khác biệt giữa các nhóm chủng tộc tại Mỹ, theo lý giải của Evan Kristof, người có nhiều năm nghiên cứu về các nhóm chủng tộc tại Mỹ, bắt nguồn từ yếu tố lịch sử nhiều hơn là xã hội. Chính vì vậy, ông khẳng định, không nên từ những thành công của người châu Á tại Mỹ mà cho rằng nước Mỹ đã không còn tình trạng phân biệt chủng tộc.
Sau khi Luật Nhập cư được thông qua tại Mỹ năm 1965, đã có một làn sóng người nhập cư có trình độ cao bao gồm người Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật đến Mỹ. Con cái của những người này cũng theo gương học tập của cha mẹ, vì vậy nhìn chung học vấn của họ khá tốt.
Một thập kỷ sau đó, làn sóng di cư thứ hai của người châu Á đến Mỹ - chủ yếu của người Campuchia, Lào và Việt Nam - bắt đầu. Những người này thường có học vấn thấp hơn, nhận được ít sự hỗ trợ của gia đình hơn.
Tuy nhiên, thành công của mỗi nhóm người còn tùy thuộc vào yếu tố pháp lý và xã hội dành cho họ, vì vậy các yếu tố kể trên là không đủ để lý giải cho việc tại sao nhóm người này lại có cuộc sống tốt hơn nhóm người khác.
Và cũng không biết từ khi nào trong xã hội Mỹ đã hình thành quan niệm cho rằng người châu Á ở Mỹ nói chung thường luôn nỗ lực trong cuộc sống, chăm chỉ làm việc, giỏi toán và khoa học.
Chính vì xã hội đã suy nghĩ như vậy, nên nếu người châu Á nào có cách sống hoặc khả năng khác đi, sẽ cảm thấy như bị đẩy ra bên lề xã hội.