Nhiều quỹ ngoại tính mua cổ phiếu Việt Nam
Chỉ tiêu tăng trưởng GDP mà Việt Nam đề ra cho năm nay là 6,7%, vào hàng cao nhất thế giới
Nhiều quỹ đầu tư chứng khoán thị trường sơ khai (frontier market) đang sẵn sàng mua thêm cổ phiếu Việt Nam do mức định giá rẻ và tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh nhất trong gần một thập niên, hãng tin Bloomberg cho biết.
Coeli Asset Management và Asia Frontier Capital cùng cho biết có kế hoạch mua thêm cổ phiếu Việt Nam trong năm nay. Các quỹ này lạc quan vào thị trường chứng khoán Việt Nam khi lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam đạt mức cao kỷ lục và các thỏa thuận tự do thương mại của Việt Nam giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Quỹ Tundra Fonder thì cho biết muốn mua cổ phiếu Việt Nam thuộc các ngành tiêu dùng, công nghiệp và xây dựng.
Các cổ phiếu trong chỉ số VN-Index hiện đang được định giá ở mức 1,68 lần so với tài sản ròng của doanh nghiệp niêm yết, gần mức thấp nhất trong 3 năm, sau khi chỉ số này gần như rơi vào trạng thái thị trường giá xuống (bear market) hồi tháng 1 dưới tác động của việc Mỹ tăng lãi suất và một đợt bán tháo tại các thị trường mới nổi.
Chỉ tiêu tăng trưởng GDP mà Việt Nam đề ra cho năm nay là 6,7%, vào hàng cao nhất thế giới.
Trong một báo cáo mới đây, ngân hàng HSBC bày tỏ sự tin tưởng về thị trường chứng khoán Việt Nam, cho rằng mức giá cổ phiếu ở Việt Nam đang hấp dẫn và sự vững vàng của nền kinh tế đưa Việt nam trở thành một “điểm sáng hiếm hoi”.
“Chúng tôi sễ tiếp tục phân bổ thêm vốn vào thị trường Việt Nam. Chúng tôi thích xu hướng tiêu dùng ở đây, lĩnh vực đang hưởng lợi từ sự tăng tiền lương khi người lao động chuyển từ làm việc ở các nhà máy địa phương sang các doanh nghiệp có vốn FDI”, ông James Bannan, nhà quản lý danh mục thuộc quỹ Coeli ở Malmo, Thụy Điển, cho hay.
“Chúng tôi vẫn rất lạc quan về triển vọng của Việt Nam”, ông Bannan nói.
Năm ngoái, khi VN-Index tăng 6,1%, ông Bannan đã tăng nắm giữ cổ phiếu Việt Nam, phân bổ 14% vốn vào thị trường này, đưa Việt Nam trở thành một trong những thị trường lớn nhất trong danh mục. Nhà quản lý quỹ tiết lộ, khoản đầu tư vào chứng khoán Việt Nam mang lại cho ông mức lợi nhuận 28% nếu tính theo đồng USD.
Ông Andreas Vogelsanger, Giám đốc điều hành (CEO) quỹ AFC Vietnam Fund thuộc công ty quản lý quỹ Asia Frontier Capital, thì nói rằng các thỏa thuận thương mại tự do và dòng vốn FDI là những lý do chính sẽ giúp thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục tăng điểm vượt các thị trường khác ở khu vực châu Á. AFC Vietnam Fund, quỹ đặt trụ sở tại Hồng Kông, đã tăng hơn 40% kể từ khi thành lập cách đây 2 năm.
Về phần mình, ông Shamoon Tariq, nhà quản lý quỹ Tundra có trụ sở ở Stockholm, Thụy Điển, nói rằng tiêu dùng và các cải cách cơ cấu sẽ giúp thúc đẩy sự phục hồi tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam.
Sau khi chạm mức thấp nhất từ đầu năm vào hôm 21/1, thị trường chứng khoán Việt Nam hiện đã tăng 8,5%.
Năm ngoái, vốn FDI giải ngân ở Việt Nam đạt kỷ lục 14,5 tỷ USD, trong khi vốn cam kết tăng 12,5%.
Vào tháng 5/2015, Việt Nam ký thỏa thuận thương mại tự đo (FTA) với Hàn Quốc. Tháng 12, Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) thông qua một FTA mới. Ngoài ra, Việt Nam cũng là một thành viên của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
“Đến nay, Việt Nam là nước ký kết nhiều FTA nhất trong khu vực, và bởi vậy Việt Nam có một vị thế đặc biệt, nhất là khi Việt Nam còn là một trong những quốc gia có chi phí sản xuất thấp nhất trên thế giới”, ông Vogelsanger nói.
“Chúng tôi kỳ vọng thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục tăng điểm mạnh hơn các thị trường mới nổi và các thị trường châu Á khác và quỹ AFC Vietnam Fund của chúng tôi sẽ thu hút thêm được vốn”.
Coeli Asset Management và Asia Frontier Capital cùng cho biết có kế hoạch mua thêm cổ phiếu Việt Nam trong năm nay. Các quỹ này lạc quan vào thị trường chứng khoán Việt Nam khi lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam đạt mức cao kỷ lục và các thỏa thuận tự do thương mại của Việt Nam giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Quỹ Tundra Fonder thì cho biết muốn mua cổ phiếu Việt Nam thuộc các ngành tiêu dùng, công nghiệp và xây dựng.
Các cổ phiếu trong chỉ số VN-Index hiện đang được định giá ở mức 1,68 lần so với tài sản ròng của doanh nghiệp niêm yết, gần mức thấp nhất trong 3 năm, sau khi chỉ số này gần như rơi vào trạng thái thị trường giá xuống (bear market) hồi tháng 1 dưới tác động của việc Mỹ tăng lãi suất và một đợt bán tháo tại các thị trường mới nổi.
Chỉ tiêu tăng trưởng GDP mà Việt Nam đề ra cho năm nay là 6,7%, vào hàng cao nhất thế giới.
Trong một báo cáo mới đây, ngân hàng HSBC bày tỏ sự tin tưởng về thị trường chứng khoán Việt Nam, cho rằng mức giá cổ phiếu ở Việt Nam đang hấp dẫn và sự vững vàng của nền kinh tế đưa Việt nam trở thành một “điểm sáng hiếm hoi”.
“Chúng tôi sễ tiếp tục phân bổ thêm vốn vào thị trường Việt Nam. Chúng tôi thích xu hướng tiêu dùng ở đây, lĩnh vực đang hưởng lợi từ sự tăng tiền lương khi người lao động chuyển từ làm việc ở các nhà máy địa phương sang các doanh nghiệp có vốn FDI”, ông James Bannan, nhà quản lý danh mục thuộc quỹ Coeli ở Malmo, Thụy Điển, cho hay.
“Chúng tôi vẫn rất lạc quan về triển vọng của Việt Nam”, ông Bannan nói.
Năm ngoái, khi VN-Index tăng 6,1%, ông Bannan đã tăng nắm giữ cổ phiếu Việt Nam, phân bổ 14% vốn vào thị trường này, đưa Việt Nam trở thành một trong những thị trường lớn nhất trong danh mục. Nhà quản lý quỹ tiết lộ, khoản đầu tư vào chứng khoán Việt Nam mang lại cho ông mức lợi nhuận 28% nếu tính theo đồng USD.
Ông Andreas Vogelsanger, Giám đốc điều hành (CEO) quỹ AFC Vietnam Fund thuộc công ty quản lý quỹ Asia Frontier Capital, thì nói rằng các thỏa thuận thương mại tự do và dòng vốn FDI là những lý do chính sẽ giúp thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục tăng điểm vượt các thị trường khác ở khu vực châu Á. AFC Vietnam Fund, quỹ đặt trụ sở tại Hồng Kông, đã tăng hơn 40% kể từ khi thành lập cách đây 2 năm.
Về phần mình, ông Shamoon Tariq, nhà quản lý quỹ Tundra có trụ sở ở Stockholm, Thụy Điển, nói rằng tiêu dùng và các cải cách cơ cấu sẽ giúp thúc đẩy sự phục hồi tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam.
Sau khi chạm mức thấp nhất từ đầu năm vào hôm 21/1, thị trường chứng khoán Việt Nam hiện đã tăng 8,5%.
Năm ngoái, vốn FDI giải ngân ở Việt Nam đạt kỷ lục 14,5 tỷ USD, trong khi vốn cam kết tăng 12,5%.
Vào tháng 5/2015, Việt Nam ký thỏa thuận thương mại tự đo (FTA) với Hàn Quốc. Tháng 12, Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) thông qua một FTA mới. Ngoài ra, Việt Nam cũng là một thành viên của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
“Đến nay, Việt Nam là nước ký kết nhiều FTA nhất trong khu vực, và bởi vậy Việt Nam có một vị thế đặc biệt, nhất là khi Việt Nam còn là một trong những quốc gia có chi phí sản xuất thấp nhất trên thế giới”, ông Vogelsanger nói.
“Chúng tôi kỳ vọng thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục tăng điểm mạnh hơn các thị trường mới nổi và các thị trường châu Á khác và quỹ AFC Vietnam Fund của chúng tôi sẽ thu hút thêm được vốn”.