Nhìn lại diễn biến giá vàng, dầu, USD trong tháng 11
Tháng 11, giá vàng thế giới có mức phục hồi mạnh nhất từ năm 1999, trong khi giá dầu lại mất giá khá mạnh
Tháng 11 này là tháng tăng giá mạnh nhất trên thị trường vàng thế giới trong vòng 9 năm trở lại đây, nhưng lại là một tháng đi xuống khá nặng nề nữa của giá dầu. Tỷ giá USD trên thị trường quốc tế cũng tiếp tục tăng trong tháng 11 do giới đầu tư đẩy mạnh mua vào trái phiếu Chính phủ Mỹ vì e ngại khủng hoảng.
Đáng chú ý, trong tháng 11, giá vàng trong nước đã lấy lại được mốc 1.700.000 đồng/chỉ, nhưng mức tăng trong tháng của giá vàng trong nước thấp hơn nhiều so với mức phục hồi của giá vàng thế giới. Khoảng cách giữa giá vàng thế giới và giá vàng trong nước ở thời điểm cuối tháng 11 vì thế đã giảm mạnh.
Giá vàng thế giới tăng 13 - 14% trong tháng
Chốt phiên giao dịch ngày thứ Sáu vừa rồi tại thị trường New York, giá vàng giao ngay tăng 10,2 USD (1,3%) so với giá chốt phiên liền trước, đóng cửa ở mức 820,3 USD/oz.
Giá vàng giao kỳ hạn tháng 1/2009 tại Sở Giao dịch Hàng hóa New York (NYMEX) chốt phiên với mức tăng 7,7 USD/oz (0,9%), lên mức 819 USD/oz.
Ngày Chủ nhật, giá vàng tại thị trường trong nước như sau:
Giá vàng SJC theo thông tin niêm yết trên website của công ty là 1.695.000 đồng/chỉ (mua vào) và 1.702.000 đồng/chỉ (bán ra), tăng 2.000 đồng/chỉ so với thứ Sáu.
Tại Công ty Vàng bạc đá quý Phú Quý, giá vàng SJC duy trì ở mức 1.690.000 đồng/chỉ và 1.697.000 đồng/chỉ.
Giá vàng Bảo Tín Minh Châu tương ứng là 1.686.000 đồng/chỉ và 1.696.000 đồng/chỉ, tăng 6.000 đồng/chỉ.
Lấy tỷ giá bán ra USD của Vietcombank là 1 USD = 16.977 VND để tính toán, giá vàng giao ngay thế giới đóng cửa ngày thứ Sáu tương ứng với mức 1.678.000 đồng/chỉ *. Chưa tính thuế và các chi phí khác, giá vàng thế giới hiện chỉ còn thấp hơn giá vàng bán ra trong nước 18.000 - 24.000 đồng/chỉ, so với mức trên 180.000 đồng/chỉ ở thời điểm cuối tháng trước.
Phiên cuối tuần, giá vàng được hỗ trợ bởi thông tin về cuộc tấn công khủng bố đẫm máu ở trung tâm tài chính Mumbai của Ấn Độ. Đã có ít nhất hơn 120 người bị chết và 370 người bị thương trong cuộc tấn công này.
Tuần này, giá vàng kỳ hạn thế giới tăng 3,4%, giá vàng giao ngay thế giới tăng 2,2%, giá vàng trong nước tăng trên dưới 10.000 đồng/chỉ, tương đương mức tăng khoảng 0,6%.
Trong tháng 11, giá vàng kỳ hạn thế giới tăng 14%, giá vàng giao ngay thế giới tăng hơn 13%, giá vàng trong nước chỉ tăng khoảng 30.000 đồng/chỉ, tương đương khoảng 1,8%. So với thời điểm đầu năm, giá vàng kỳ hạn thế giới chỉ giảm có 3,2%.
Theo hãng tin tài chính Bloomgerg, tháng 11 là tháng tăng giá mạnh mẽ nhất của thị trường vàng thế giới từ năm 1999 tới nay.
Giới quan sát quốc tế giải thích, sở dĩ giá vàng thế giới tăng mạnh trong tháng 11 là do giới đầu tư quốc tế tiếp tục tìm tới vàng với tư cách một kênh đầu tư an toàn trong thời gian khủng hoảng. Mặt khác, sau khi giá vàng sụt giảm mạnh (với mức giảm 18%) trong tháng 10, nhiều nhà đầu tư đã nhận thấy thời điểm mua vào hợp lý.
Việc chính phủ các quốc gia trên thế giới đổ tiền với số lượng lớn vào nền kinh tế và tiếp tục cắt giảm lãi suất để chống rủi ro giảm phát cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đẩy giá vàng tăng trong tháng.
Mặc dù vậy, giá vàng trong tháng vẫn chịu áp lực mất giá từ sự phục hồi của đồng USD và việc nhiều nhà đầu tư bán vàng ra để huy động tiền mặt.
Tại thị trường trong nước, giao dịch ảm đạm, mãi lực thấp là những lý do chính khiến giá vàng không thể tăng mạnh như giá vàng thế giới. Do đó, khoảng cách giữa giá vàng của hai thị trường đã co hẹp lại đáng kể như hiện nay.
Trong tháng, có lúc giá vàng trong nước đã tăng trên 1.700.000 đồng/chỉ, nhưng gần như ngay lập tức lại giảm dưới mức này. Có thể nói, tháng 11 là một tháng khá bình lặng của thị trường vàng trong nước.
Giá dầu giảm 20% trong tháng
Chuyển sang thị trường dầu thô, giá dầu phiên cuối tuần gần như đứng yên do chờ kết quả cuộc họp của Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) tại Cairo, Ai Cập.
Chốt phiên tại NYMEX, giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 1/2009 tăng 0,01 USD/thùng so với giá đóng cửa phiên liền trước, lên mức 54,43 USD/thùng. Giá dầu thô Brent giao tháng 1 tại thị trường London đóng cửa với mức tăng 0,36 USD/thùng, lên mức 53,49 USD/thùng.
Tuần này, giá dầu tại New York tăng 9%, mức tương đối tăng mạnh nhất trong 1 tuần kể từ tháng 3/2007 tới nay. Những yếu tố hỗ trợ giá dầu trong tuần này bao gồm việc Trung Quốc, một đầu tàu của kinh tế thế giới, cắt giảm mạnh lãi suất đồng Nhân dân tệ để hỗ trợ tăng trưởng; việc chính phủ các nước châu Âu và Mỹ tiếp tục lên những kế hoạch lớn để ngăn chặn sự sụt giảm sâu hơn của nền kinh tế.
Cuộc họp của OPEC cũng ít nhiều tác động tới giá dầu, mặc dù nhiều nhà quan sát cho rằng, tổ chức này không còn ảnh hưởng nhiều tới giá “vàng đen”. Kết thúc cuộc họp, OPEC chưa đưa ra quyết định mới về sản lượng mà tuyên bố sẽ đợi thêm 2 tuần nữa để xem xét tác động của những lần cắt giảm sản lượng trước đây. OPEC cho rằng, giá dầu nên ở mức hợp lý là 75 USD/thùng.
Cuộc họp tiếp theo của các quan chức của tổ chức chiếm tới hơn 40% sản lượng dầu thô của thế giới này sẽ diễn ra vào ngày 17/12 tới đây.
Trong tháng 11, giá dầu tại New York giảm 13,38 USD/thùng, tương đương mức giảm gần 20%, so với mức giảm kỷ lục 33% trong tháng 11. Giá dầu thô Brent tại London trong tháng này giảm 11,83 USD/thùng (22%).
Trong tháng này, giá dầu lần lượt tụt khỏi mốc 60 USD/thùng rồi mốc 50 USD/thùng, trước khi phục hồi trở lại và giao dịch quanh mốc 50 USD/thùng trong những ngày cuối tháng. Áp lực chính đối với giá dầu vẫn là khả năng suy thoái đồng loạt của các nền kinh tế lớn gồm Mỹ, châu Âu và Nhật Bản lần đầu tiên kể từ Chiến tranh thế giới lần thứ hai trở lại đây. Hiện kinh tế châu Âu và Nhật Bản đã chính thức suy thoái.
So với kỷ lục 147,27 USD/thùng hôm 11/7, hiện giá dầu tại New York đã giảm 63%.
Tháng lên giá nhẹ của USD
Về tỷ giá đồng USD, tháng 11 là tháng lên giá thứ năm liên tiếp của đồng tiền này so với Euro.
Có hai lý do chính giúp USD lên giá. Thứ nhất là khả năng Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) sẽ hạ lãi suất đồng Euro để vực dậy tăng trưởng trong bối cảnh lạm phát khu vực giảm tốc mạnh.
Thứ hai, giới đầu tư quốc tế đẩy mạnh mua vào các tài sản có độ an toàn cao của Mỹ, trong đó có trái phiếu kho bạc của nước này, để phòng ngừa rủi ro. Mặt khác, lạm phát xuống thấp cũng khuyến khích giới đầu tư mua vào loại chứng khoán này. Đồng thời, nhiều nhà đầu tư tại Mỹ tiếp tục rút vốn từ các thị trường khác về nước.
Theo hãng tin Bloomberg, giá trái phiếu Chính phủ Mỹ trong tháng 11 đã có mức tăng mạnh nhất trong 1 tháng kể từ năm 1981 tới nay.
Mức giảm trong tháng 11 của tỷ giá Euro so với USD chỉ xấp xỉ 0,4%, so với mức phục hồi kỷ lục 10,6% của USD so với Euro trong tháng 10. Cuối ngày 28/11 tại New York, 1 Euro đổi được 1,2691 USD, so với mức 1 Euro tương đương 1,2739 hôm 31/10.
Trong tuần giao dịch cuối tháng, đồng USD mất giá 0,9% so với mức 1 Euro đổi được 1,2582 cách đó một tuần.
Một số nhà quan sát cho rằng, có thể sự lên giá liên tục của USD sẽ khó bền vững, vì chính phủ Mỹ đang đổ một lượng USD quá lớn vào nền kinh tế và hệ thống tài chính toàn cầu. Ước tính, số tiền mà Mỹ chi ra để chống khủng hoảng, tính tới thời điểm này, đã là 7.000 tỷ USD.
Điểm qua tỷ giá USD trong nước, cuối tuần này, giá USD tại một số điểm giao dịch trên thị trường tự do là 17.240 VND/USD (mua vào) và 17.280 VND/USD (bán ra), tăng 60 VND/USD và 70 VND/USD so với thứ Sáu.
So với cuối tháng trước, giá USD thị trường tự do hiện tăng 320 VND/USD - 330 VND/USD. Giá USD bán ra do ngân hàng Vietcombank niêm yết tăng 147 VND/USD. Trong khi đó, tỷ giá USD liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước công bố giảm 28 VND/USD.
* Công thức quy đổi giá vàng thế giới: Giá vàng thế giới / 8,3 * Tỷ giá USD/VND (1 ounce = 8,3 chỉ).
Đáng chú ý, trong tháng 11, giá vàng trong nước đã lấy lại được mốc 1.700.000 đồng/chỉ, nhưng mức tăng trong tháng của giá vàng trong nước thấp hơn nhiều so với mức phục hồi của giá vàng thế giới. Khoảng cách giữa giá vàng thế giới và giá vàng trong nước ở thời điểm cuối tháng 11 vì thế đã giảm mạnh.
Giá vàng thế giới tăng 13 - 14% trong tháng
Chốt phiên giao dịch ngày thứ Sáu vừa rồi tại thị trường New York, giá vàng giao ngay tăng 10,2 USD (1,3%) so với giá chốt phiên liền trước, đóng cửa ở mức 820,3 USD/oz.
Giá vàng giao kỳ hạn tháng 1/2009 tại Sở Giao dịch Hàng hóa New York (NYMEX) chốt phiên với mức tăng 7,7 USD/oz (0,9%), lên mức 819 USD/oz.
Ngày Chủ nhật, giá vàng tại thị trường trong nước như sau:
Giá vàng SJC theo thông tin niêm yết trên website của công ty là 1.695.000 đồng/chỉ (mua vào) và 1.702.000 đồng/chỉ (bán ra), tăng 2.000 đồng/chỉ so với thứ Sáu.
Tại Công ty Vàng bạc đá quý Phú Quý, giá vàng SJC duy trì ở mức 1.690.000 đồng/chỉ và 1.697.000 đồng/chỉ.
Giá vàng Bảo Tín Minh Châu tương ứng là 1.686.000 đồng/chỉ và 1.696.000 đồng/chỉ, tăng 6.000 đồng/chỉ.
Lấy tỷ giá bán ra USD của Vietcombank là 1 USD = 16.977 VND để tính toán, giá vàng giao ngay thế giới đóng cửa ngày thứ Sáu tương ứng với mức 1.678.000 đồng/chỉ *. Chưa tính thuế và các chi phí khác, giá vàng thế giới hiện chỉ còn thấp hơn giá vàng bán ra trong nước 18.000 - 24.000 đồng/chỉ, so với mức trên 180.000 đồng/chỉ ở thời điểm cuối tháng trước.
Phiên cuối tuần, giá vàng được hỗ trợ bởi thông tin về cuộc tấn công khủng bố đẫm máu ở trung tâm tài chính Mumbai của Ấn Độ. Đã có ít nhất hơn 120 người bị chết và 370 người bị thương trong cuộc tấn công này.
Tuần này, giá vàng kỳ hạn thế giới tăng 3,4%, giá vàng giao ngay thế giới tăng 2,2%, giá vàng trong nước tăng trên dưới 10.000 đồng/chỉ, tương đương mức tăng khoảng 0,6%.
Trong tháng 11, giá vàng kỳ hạn thế giới tăng 14%, giá vàng giao ngay thế giới tăng hơn 13%, giá vàng trong nước chỉ tăng khoảng 30.000 đồng/chỉ, tương đương khoảng 1,8%. So với thời điểm đầu năm, giá vàng kỳ hạn thế giới chỉ giảm có 3,2%.
Theo hãng tin tài chính Bloomgerg, tháng 11 là tháng tăng giá mạnh mẽ nhất của thị trường vàng thế giới từ năm 1999 tới nay.
Giới quan sát quốc tế giải thích, sở dĩ giá vàng thế giới tăng mạnh trong tháng 11 là do giới đầu tư quốc tế tiếp tục tìm tới vàng với tư cách một kênh đầu tư an toàn trong thời gian khủng hoảng. Mặt khác, sau khi giá vàng sụt giảm mạnh (với mức giảm 18%) trong tháng 10, nhiều nhà đầu tư đã nhận thấy thời điểm mua vào hợp lý.
Việc chính phủ các quốc gia trên thế giới đổ tiền với số lượng lớn vào nền kinh tế và tiếp tục cắt giảm lãi suất để chống rủi ro giảm phát cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đẩy giá vàng tăng trong tháng.
Mặc dù vậy, giá vàng trong tháng vẫn chịu áp lực mất giá từ sự phục hồi của đồng USD và việc nhiều nhà đầu tư bán vàng ra để huy động tiền mặt.
Tại thị trường trong nước, giao dịch ảm đạm, mãi lực thấp là những lý do chính khiến giá vàng không thể tăng mạnh như giá vàng thế giới. Do đó, khoảng cách giữa giá vàng của hai thị trường đã co hẹp lại đáng kể như hiện nay.
Trong tháng, có lúc giá vàng trong nước đã tăng trên 1.700.000 đồng/chỉ, nhưng gần như ngay lập tức lại giảm dưới mức này. Có thể nói, tháng 11 là một tháng khá bình lặng của thị trường vàng trong nước.
Giá dầu giảm 20% trong tháng
Chuyển sang thị trường dầu thô, giá dầu phiên cuối tuần gần như đứng yên do chờ kết quả cuộc họp của Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) tại Cairo, Ai Cập.
Chốt phiên tại NYMEX, giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 1/2009 tăng 0,01 USD/thùng so với giá đóng cửa phiên liền trước, lên mức 54,43 USD/thùng. Giá dầu thô Brent giao tháng 1 tại thị trường London đóng cửa với mức tăng 0,36 USD/thùng, lên mức 53,49 USD/thùng.
Tuần này, giá dầu tại New York tăng 9%, mức tương đối tăng mạnh nhất trong 1 tuần kể từ tháng 3/2007 tới nay. Những yếu tố hỗ trợ giá dầu trong tuần này bao gồm việc Trung Quốc, một đầu tàu của kinh tế thế giới, cắt giảm mạnh lãi suất đồng Nhân dân tệ để hỗ trợ tăng trưởng; việc chính phủ các nước châu Âu và Mỹ tiếp tục lên những kế hoạch lớn để ngăn chặn sự sụt giảm sâu hơn của nền kinh tế.
Cuộc họp của OPEC cũng ít nhiều tác động tới giá dầu, mặc dù nhiều nhà quan sát cho rằng, tổ chức này không còn ảnh hưởng nhiều tới giá “vàng đen”. Kết thúc cuộc họp, OPEC chưa đưa ra quyết định mới về sản lượng mà tuyên bố sẽ đợi thêm 2 tuần nữa để xem xét tác động của những lần cắt giảm sản lượng trước đây. OPEC cho rằng, giá dầu nên ở mức hợp lý là 75 USD/thùng.
Cuộc họp tiếp theo của các quan chức của tổ chức chiếm tới hơn 40% sản lượng dầu thô của thế giới này sẽ diễn ra vào ngày 17/12 tới đây.
Trong tháng 11, giá dầu tại New York giảm 13,38 USD/thùng, tương đương mức giảm gần 20%, so với mức giảm kỷ lục 33% trong tháng 11. Giá dầu thô Brent tại London trong tháng này giảm 11,83 USD/thùng (22%).
Trong tháng này, giá dầu lần lượt tụt khỏi mốc 60 USD/thùng rồi mốc 50 USD/thùng, trước khi phục hồi trở lại và giao dịch quanh mốc 50 USD/thùng trong những ngày cuối tháng. Áp lực chính đối với giá dầu vẫn là khả năng suy thoái đồng loạt của các nền kinh tế lớn gồm Mỹ, châu Âu và Nhật Bản lần đầu tiên kể từ Chiến tranh thế giới lần thứ hai trở lại đây. Hiện kinh tế châu Âu và Nhật Bản đã chính thức suy thoái.
So với kỷ lục 147,27 USD/thùng hôm 11/7, hiện giá dầu tại New York đã giảm 63%.
Tháng lên giá nhẹ của USD
Về tỷ giá đồng USD, tháng 11 là tháng lên giá thứ năm liên tiếp của đồng tiền này so với Euro.
Có hai lý do chính giúp USD lên giá. Thứ nhất là khả năng Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) sẽ hạ lãi suất đồng Euro để vực dậy tăng trưởng trong bối cảnh lạm phát khu vực giảm tốc mạnh.
Thứ hai, giới đầu tư quốc tế đẩy mạnh mua vào các tài sản có độ an toàn cao của Mỹ, trong đó có trái phiếu kho bạc của nước này, để phòng ngừa rủi ro. Mặt khác, lạm phát xuống thấp cũng khuyến khích giới đầu tư mua vào loại chứng khoán này. Đồng thời, nhiều nhà đầu tư tại Mỹ tiếp tục rút vốn từ các thị trường khác về nước.
Theo hãng tin Bloomberg, giá trái phiếu Chính phủ Mỹ trong tháng 11 đã có mức tăng mạnh nhất trong 1 tháng kể từ năm 1981 tới nay.
Mức giảm trong tháng 11 của tỷ giá Euro so với USD chỉ xấp xỉ 0,4%, so với mức phục hồi kỷ lục 10,6% của USD so với Euro trong tháng 10. Cuối ngày 28/11 tại New York, 1 Euro đổi được 1,2691 USD, so với mức 1 Euro tương đương 1,2739 hôm 31/10.
Trong tuần giao dịch cuối tháng, đồng USD mất giá 0,9% so với mức 1 Euro đổi được 1,2582 cách đó một tuần.
Một số nhà quan sát cho rằng, có thể sự lên giá liên tục của USD sẽ khó bền vững, vì chính phủ Mỹ đang đổ một lượng USD quá lớn vào nền kinh tế và hệ thống tài chính toàn cầu. Ước tính, số tiền mà Mỹ chi ra để chống khủng hoảng, tính tới thời điểm này, đã là 7.000 tỷ USD.
Điểm qua tỷ giá USD trong nước, cuối tuần này, giá USD tại một số điểm giao dịch trên thị trường tự do là 17.240 VND/USD (mua vào) và 17.280 VND/USD (bán ra), tăng 60 VND/USD và 70 VND/USD so với thứ Sáu.
So với cuối tháng trước, giá USD thị trường tự do hiện tăng 320 VND/USD - 330 VND/USD. Giá USD bán ra do ngân hàng Vietcombank niêm yết tăng 147 VND/USD. Trong khi đó, tỷ giá USD liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước công bố giảm 28 VND/USD.
* Công thức quy đổi giá vàng thế giới: Giá vàng thế giới / 8,3 * Tỷ giá USD/VND (1 ounce = 8,3 chỉ).