Những điểm nhấn lạc quan đầu năm
Các mặt hàng vốn dĩ được xem là rủi ro và từng có giai đoạn lao dốc mạnh trước kỳ nghỉ lễ đã được chắp cánh tăng mạnh trở lại
Một loạt thông tin kinh tế quan trọng được công bố trong những ngày đầu năm, đã mang lại lạc quan cho giới đầu tư toàn cầu.
Các mặt hàng vốn dĩ được xem là rủi ro và từng có giai đoạn lao dốc mạnh trước kỳ nghỉ lễ đã được chắp cánh tăng mạnh trở lại.
Châu Á
Điểm nhấn của kinh tế khu vực này là bản báo cáo của Chính phủ Trung Quốc chỉ ra rằng hoạt động sản xuất của nước này đã bất ngờ tăng mạnh trở lại trong tháng 12/2011, đúng vào mùa mua sắm, cho thấy sự phục hồi nhanh chóng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Cụ thể, theo báo cáo, chỉ số quản lý thu mua (PMI) của Trung Quốc trong tháng 12/2011 ở mức 50,3 điểm, làm dấy lên hy vọng về nhu cầu tiêu thụ hàng hóa của nước này. Đây là thông tin đáng mừng bởi nhiều thị trường xuất khẩu chủ lực của Trung Quốc đang bất ổn.
Thông tin này đã trấn an tâm lý của giới đầu tư về triển vọng của thị trường chứng khoán thế giới trong năm nay, bất chấp nhiều nhà đầu tư vẫn còn thận trọng về những tác động trái chiều từ cuộc khủng hoảng nợ công tại Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu.
Trong khi đó, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long cho biết, tăng trưởng kinh tế của nước này trong 2011 chỉ đạt 4,8%, thấp hơn dự báo trước đây và thấp hơn nhiều so với mức tăng 14,5% của năm 2010, do ảnh hưởng từ nợ công châu Âu và môi trường kinh tế "bất ổn."
Ông Lý Hiển Long dự báo, 2012 có thể sẽ vẫn là một năm khó khăn với kinh tế toàn cầu. Là một nền kinh tế nhỏ và mở cửa, Singapore không thể tránh khỏi bị ảnh hưởng, với mức tăng trưởng ước đạt 1-3%. Tuy nhiên, ông khẳng định nước này có lý do để lạc quan.
Điều này càng có ý nghĩa hơn khi các báo cáo nhận định gần đây của các tổ chức kinh tế thế giới cho rằng, trong bức tranh ảm đạm chung của thế giới với sự đi xuống của Mỹ và châu Âu, thì châu Á vẫn nổi lên và kỳ vọng sẽ là đầu tàu tăng trưởng toàn cầu năm nay.
Các chỉ số tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong năm 2011 vừa qua đã cho thấy hai xu hướng phát triển chung của nền kinh tế toàn cầu. Trong đó, xu hướng đầu tiên là một phương Đông mới nổi và xu hướng còn lại chính là một phương Tây đang tụt dốc.
Theo dự báo của các nhà phân tích, tăng trưởng kinh tế của châu Á -Thái Bình Dương sẽ chậm lại đáng kể trong năm 2012 do một số nhân tố bất lợi tiếp tục gây ảnh hưởng. Đặc biệt là những tác động trái chiều từ cuộc khủng hoảng nợ công ở khu vực lục địa già.
Mặc dù vậy, châu Á -Thái Bình Dương sẽ vẫn là khu vực có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới và tiếp tục là động lực thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu. Bởi lẽ, châu Á-Thái Bình Dương vẫn còn các công cụ để hóa giải những tác động tiêu cực của các nhân tố bất lợi.
Các nền tảng kinh tế vĩ mô vẫn mạnh, lạm phát ở các nền kinh tế tăng trưởng dựa vào xuất khẩu vẫn ở mức vừa phải, hầu hết các nước trong khu vực vẫn duy trì được không gian tài chính có thể tăng chi tiêu của chính phủ. Lãi suất cao song vẫn trong tầm kiểm soát.
Châu Mỹ
Hai thông tin kinh tế quan trọng nhất được công bố hôm qua ở Mỹ là chỉ số ISM của lĩnh vực sản xuất Mỹ tháng 12/2011 tăng lên mức 53,9 điểm, cao hơn dự báo của giới chuyên gia; và việc Bộ Thương mại nước này cho hay chi tiêu xây dựng tăng 1,2% trong tháng 11.
Đây được xem là tín hiệu tốt lành đối với Mỹ, bởi trước đó vài ngày, hôm 31/12/2011, trong bài phát biểu hàng tuần, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã kêu gọi người dân Mỹ cùng nỗ lực thúc đẩy tăng tăng trưởng kinh tế và cải thiện công bằng xã hội trong năm 2012.
Người đứng đầu Nhà Trắng cho rằng trong năm 2011 nước Mỹ phải đối mặt với nhiều thách thức, song cũng đạt được nhiều thành quả. Người dân Mỹ bắt đầu nhận thấy những dấu hiệu phục hồi kinh tế trong nước mặc dù vẫn còn rất nhiều người sống gặp khó khăn.
Ông Obama cho biết năm 2012, nước Mỹ sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn hơn và cần nhiều nỗ lực hơn để vượt qua, song cũng sẽ đem lại nhiều thay đổi. Ông hy vọng kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng, tạo ra nhiều việc làm, đời sống của tầng lớp trung lưu được cải thiện.
"Với tư cách là tổng thống, tôi xin hứa làm tất cả để đưa nước Mỹ trở thành nơi mà sự chăm chỉ và có trách nhiệm đều được đền bù xứng đáng, nơi mà mọi người đều được hưởng thành quả xã hội một cách công bằng", người đứng đầu Nhà Trắng tuyên bố như vậy.
Châu Âu
Về cơ bản, châu Âu vẫn nhiều buồn hơn vui, khi nhiều quan điểm đánh giá kinh tế khu vực này tiếp tục cho rằng, đây là nguyên nhân sẽ đẩy kinh tế toàn cầu lao dốc trong năm 2012 và buộc nhà đầu tư từ bỏ đồng Euro để tới với đồng bạc xanh trong danh mục đầu cơ.
Ngân hàng DBS của Singapore nhận định, trong bối cảnh các tổ chức xếp hạng tín dụng đồng loạt nhìn tiêu cực về kinh tế châu Âu và đe dọa hạ bậc xếp hạng tín nhiệm AAA của một số nền kinh tế chính, đồng Euro đang phải đối mặt với rủi ro ít nhất là trong quý I /2012.
Thực tế, ngay trong thông điệp được đưa ra vào ngày đầu tiên của năm 2012, các nhà lãnh đạo lục địa già đều đã ra lời cảnh báo 2012 sẽ tiếp tục là một năm đầy khó khăn khi hầu hết các nhà kinh tế dự đoán khu vực này sẽ đi vào suy thoái trong sáu tháng đầu năm.
Phát biểu trên truyền hình Đức, Thủ tướng Angela Merkel cho rằng, dù kinh tế của Đức tương đối tốt, song 2012 chắc chắn sẽ khó khăn hơn so với 2011. Theo bà, châu Âu đang trải qua thách thức lớn nhất trong nhiều thập niên và phía trước còn rất nhiều chông gai.
Tuy nhiên, bà Merkel tin rằng, cuộc khủng hoảng hiện nay có thể là "cơ hội" để châu Âu phát triển gắn kết hơn và sẽ xuất hiện một châu Âu mạnh hơn thời kỳ trước khi bước vào khủng hoảng. Bà cũng cho rằng, đồng Euro đã giúp kinh tế châu Âu trở nên mạnh hơn.
Trong khi đó, Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy khẳng định những thay đổi cấu trúc kinh tế là cần thiết để trở lại con đường tăng trưởng. Ông cho rằng, năm 2012, cuộc sống của người dân Pháp một lần nữa lại đứng trước thách thức mới khi kinh tế tiếp tục ảm đạm.
Tổng thống Italy, nền kinh tế lớn thứ ba trong Khu vực đồng tiền chung châu Âu, thì yêu cầu người dân chấp nhận hy sinh để ngăn chặn sự sụp đổ tài chính của nước này. Trong khi đó, người dân Italy đang thực sự lo ngại về triển vọng kinh tế của nước này trong năm 2012.
Trong khi đó, Thủ tướng Hy Lạp Lucas Papademos cảnh báo một năm khó khăn phía trước đối với nước này. Phát biểu trên truyền hình, ông Papademos cho rằng, người Hy Lạp phải tiếp tục nỗ lực với quyết tâm để những hy sinh của cả nước không trở thành vô ích.
Các mặt hàng vốn dĩ được xem là rủi ro và từng có giai đoạn lao dốc mạnh trước kỳ nghỉ lễ đã được chắp cánh tăng mạnh trở lại.
Châu Á
Điểm nhấn của kinh tế khu vực này là bản báo cáo của Chính phủ Trung Quốc chỉ ra rằng hoạt động sản xuất của nước này đã bất ngờ tăng mạnh trở lại trong tháng 12/2011, đúng vào mùa mua sắm, cho thấy sự phục hồi nhanh chóng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Cụ thể, theo báo cáo, chỉ số quản lý thu mua (PMI) của Trung Quốc trong tháng 12/2011 ở mức 50,3 điểm, làm dấy lên hy vọng về nhu cầu tiêu thụ hàng hóa của nước này. Đây là thông tin đáng mừng bởi nhiều thị trường xuất khẩu chủ lực của Trung Quốc đang bất ổn.
Thông tin này đã trấn an tâm lý của giới đầu tư về triển vọng của thị trường chứng khoán thế giới trong năm nay, bất chấp nhiều nhà đầu tư vẫn còn thận trọng về những tác động trái chiều từ cuộc khủng hoảng nợ công tại Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu.
Trong khi đó, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long cho biết, tăng trưởng kinh tế của nước này trong 2011 chỉ đạt 4,8%, thấp hơn dự báo trước đây và thấp hơn nhiều so với mức tăng 14,5% của năm 2010, do ảnh hưởng từ nợ công châu Âu và môi trường kinh tế "bất ổn."
Ông Lý Hiển Long dự báo, 2012 có thể sẽ vẫn là một năm khó khăn với kinh tế toàn cầu. Là một nền kinh tế nhỏ và mở cửa, Singapore không thể tránh khỏi bị ảnh hưởng, với mức tăng trưởng ước đạt 1-3%. Tuy nhiên, ông khẳng định nước này có lý do để lạc quan.
Điều này càng có ý nghĩa hơn khi các báo cáo nhận định gần đây của các tổ chức kinh tế thế giới cho rằng, trong bức tranh ảm đạm chung của thế giới với sự đi xuống của Mỹ và châu Âu, thì châu Á vẫn nổi lên và kỳ vọng sẽ là đầu tàu tăng trưởng toàn cầu năm nay.
Các chỉ số tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong năm 2011 vừa qua đã cho thấy hai xu hướng phát triển chung của nền kinh tế toàn cầu. Trong đó, xu hướng đầu tiên là một phương Đông mới nổi và xu hướng còn lại chính là một phương Tây đang tụt dốc.
Theo dự báo của các nhà phân tích, tăng trưởng kinh tế của châu Á -Thái Bình Dương sẽ chậm lại đáng kể trong năm 2012 do một số nhân tố bất lợi tiếp tục gây ảnh hưởng. Đặc biệt là những tác động trái chiều từ cuộc khủng hoảng nợ công ở khu vực lục địa già.
Mặc dù vậy, châu Á -Thái Bình Dương sẽ vẫn là khu vực có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới và tiếp tục là động lực thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu. Bởi lẽ, châu Á-Thái Bình Dương vẫn còn các công cụ để hóa giải những tác động tiêu cực của các nhân tố bất lợi.
Các nền tảng kinh tế vĩ mô vẫn mạnh, lạm phát ở các nền kinh tế tăng trưởng dựa vào xuất khẩu vẫn ở mức vừa phải, hầu hết các nước trong khu vực vẫn duy trì được không gian tài chính có thể tăng chi tiêu của chính phủ. Lãi suất cao song vẫn trong tầm kiểm soát.
Châu Mỹ
Hai thông tin kinh tế quan trọng nhất được công bố hôm qua ở Mỹ là chỉ số ISM của lĩnh vực sản xuất Mỹ tháng 12/2011 tăng lên mức 53,9 điểm, cao hơn dự báo của giới chuyên gia; và việc Bộ Thương mại nước này cho hay chi tiêu xây dựng tăng 1,2% trong tháng 11.
Đây được xem là tín hiệu tốt lành đối với Mỹ, bởi trước đó vài ngày, hôm 31/12/2011, trong bài phát biểu hàng tuần, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã kêu gọi người dân Mỹ cùng nỗ lực thúc đẩy tăng tăng trưởng kinh tế và cải thiện công bằng xã hội trong năm 2012.
Người đứng đầu Nhà Trắng cho rằng trong năm 2011 nước Mỹ phải đối mặt với nhiều thách thức, song cũng đạt được nhiều thành quả. Người dân Mỹ bắt đầu nhận thấy những dấu hiệu phục hồi kinh tế trong nước mặc dù vẫn còn rất nhiều người sống gặp khó khăn.
Ông Obama cho biết năm 2012, nước Mỹ sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn hơn và cần nhiều nỗ lực hơn để vượt qua, song cũng sẽ đem lại nhiều thay đổi. Ông hy vọng kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng, tạo ra nhiều việc làm, đời sống của tầng lớp trung lưu được cải thiện.
"Với tư cách là tổng thống, tôi xin hứa làm tất cả để đưa nước Mỹ trở thành nơi mà sự chăm chỉ và có trách nhiệm đều được đền bù xứng đáng, nơi mà mọi người đều được hưởng thành quả xã hội một cách công bằng", người đứng đầu Nhà Trắng tuyên bố như vậy.
Châu Âu
Về cơ bản, châu Âu vẫn nhiều buồn hơn vui, khi nhiều quan điểm đánh giá kinh tế khu vực này tiếp tục cho rằng, đây là nguyên nhân sẽ đẩy kinh tế toàn cầu lao dốc trong năm 2012 và buộc nhà đầu tư từ bỏ đồng Euro để tới với đồng bạc xanh trong danh mục đầu cơ.
Ngân hàng DBS của Singapore nhận định, trong bối cảnh các tổ chức xếp hạng tín dụng đồng loạt nhìn tiêu cực về kinh tế châu Âu và đe dọa hạ bậc xếp hạng tín nhiệm AAA của một số nền kinh tế chính, đồng Euro đang phải đối mặt với rủi ro ít nhất là trong quý I /2012.
Thực tế, ngay trong thông điệp được đưa ra vào ngày đầu tiên của năm 2012, các nhà lãnh đạo lục địa già đều đã ra lời cảnh báo 2012 sẽ tiếp tục là một năm đầy khó khăn khi hầu hết các nhà kinh tế dự đoán khu vực này sẽ đi vào suy thoái trong sáu tháng đầu năm.
Phát biểu trên truyền hình Đức, Thủ tướng Angela Merkel cho rằng, dù kinh tế của Đức tương đối tốt, song 2012 chắc chắn sẽ khó khăn hơn so với 2011. Theo bà, châu Âu đang trải qua thách thức lớn nhất trong nhiều thập niên và phía trước còn rất nhiều chông gai.
Tuy nhiên, bà Merkel tin rằng, cuộc khủng hoảng hiện nay có thể là "cơ hội" để châu Âu phát triển gắn kết hơn và sẽ xuất hiện một châu Âu mạnh hơn thời kỳ trước khi bước vào khủng hoảng. Bà cũng cho rằng, đồng Euro đã giúp kinh tế châu Âu trở nên mạnh hơn.
Trong khi đó, Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy khẳng định những thay đổi cấu trúc kinh tế là cần thiết để trở lại con đường tăng trưởng. Ông cho rằng, năm 2012, cuộc sống của người dân Pháp một lần nữa lại đứng trước thách thức mới khi kinh tế tiếp tục ảm đạm.
Tổng thống Italy, nền kinh tế lớn thứ ba trong Khu vực đồng tiền chung châu Âu, thì yêu cầu người dân chấp nhận hy sinh để ngăn chặn sự sụp đổ tài chính của nước này. Trong khi đó, người dân Italy đang thực sự lo ngại về triển vọng kinh tế của nước này trong năm 2012.
Trong khi đó, Thủ tướng Hy Lạp Lucas Papademos cảnh báo một năm khó khăn phía trước đối với nước này. Phát biểu trên truyền hình, ông Papademos cho rằng, người Hy Lạp phải tiếp tục nỗ lực với quyết tâm để những hy sinh của cả nước không trở thành vô ích.