Những khó khăn đang chờ tân Tổng thống Nga
Trong nhiệm kỳ của mình, ông Medvedev chắc chắn sẽ phải đối mặt với những thử thách lớn
Ngày 7/5 vừa qua, hàng triệu người Nga bật tivi để chứng kiến buổi bình minh của một kỷ nguyên chính trị mới ở đất nước này.
Trong buổi lễ trang trọng tổ chức tại điện Kremlin, Tổng thống mới đắc cử của nước Nga, ông Dmitry Medvedev chính thức tuyên bố nhậm chức, và trở thành vị tổng thống thứ 3 trong lịch sử quốc gia này.
Cách đây chưa lâu, ông Medvedev còn là một nhân vật ít được người Nga biết tới và năm nay ông mới chỉ 42 tuổi. Chức vụ tổng thống có lẽ sẽ không tới với ông, nếu không nhờ có một người. Đó dĩ nhiên là vị tổng thống vừa rời nhiệm sở, ông Vladimir Putin. Ảnh hưởng của ông Putin ở Nga lớn đến nỗi, những lời tuyên bố của ông đều được các chính trị gia và cả các cử tri ở nước này dành cho sự tin tưởng tuyệt đối.
So với những khó khăn ở hai người tiền nhiệm ông phải đương đầu, Medvedev thừa hưởng một nước Nga mà ở đó tình hình đã khởi sắc lên nhiều. Nhờ giá dầu và khí tự nhiên - hai mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Nga - tăng kỷ lục và kinh tế Nga đã tăng trưởng vững 9 năm liên tiếp. Năm ngoái, GDP nước này tăng 8,1%, tạo ra sự phát triển bùng nổ trong lĩnh vực tiêu dùng và tầng lớp trung lưu.
Những chuyện “đau đầu”
Tuy nhiên, trong nhiệm kỳ của mình, ông Medvedev chắc chắn sẽ phải đối mặt với những thử thách lớn. Nhiệm kỳ của ông sẽ không chỉ quyết định số phận của kinh tế Nga, mà còn có ảnh hưởng lớn tới tương lai của những doanh nghiệp trong nước và các công ty nước ngoài đang đổ tới đây.
Sự tăng trưởng dựa trên xuất khẩu dầu khí của Nga cũng có những mặt trái của nó. Lượng “Đô la dầu lửa” - tiền thu về từ xuất khẩu dầu - đang góp phần khiến lạm phát tại đây tăng mạnh, giữa lúc giá cả nhiên liệu và lương thực đang leo thang trên phạm vi toàn cầu. Năm ngoái, tỷ lệ lạm phát tại Nga là 12,9%, cao hơn nhiều so với mục tiêu đặt ra của Chính phủ. Dự báo, năm nay, con số này sẽ còn cao hơn.
Theo các cuộc điều tra, lạm phát đang là nỗi lo lắng lớn nhất của người dân Nga bình thường. Giá cả tăng cao, khiến người lao động yêu cầu mức lương cao hơn và đang xảy ra nhiều vụ đình công đòi tăng lương.
Vấn đề này sẽ không phải là một vấn đề dễ giải quyết. Khi cân nhắc những lời cố vấn khác nhau từ các bộ trưởng trong nội các của mình, ông Medvedev sẽ đối mặt với những lựa chọn chính trị khó khăn đối với những vấn đề nhạy cảm về mặt chính trị như chi tiêu của Chính phủ và tỷ giá hối đoái. Dù lựa chọn của ông là thế nào thì chắc chắn ông sẽ phải khiến ai đó phải mếch lòng.
Những vấn đề kinh tế hàng ngày, như lạm phát, mỗi lúc một thêm phức tạp đến một lúc nào đó sẽ phản ánh những vấn đề sâu sắc hơn trong cơ cấu của nền kinh tế Nga.
Những “nút cổ chai” đáng ngại đang xuất hiện và có thể làm chậm lại tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế này, trừ phi được tháo gỡ. Mặc dù những tòa nhà chọc trời đang mọc lên như nấm ở Moskva, những con đường ở thành phố này vẫn trong tình trạng kém phát triển, và những đợt tắc đường kéo dài hai giờ đồng hồ là chuyện thường ngày. Tình trạng này khiến kinh tế Nga thiệt hại hàng chục tỷ USD mỗi năm do giảm năng suất và lãng phí năng lượng.
Tình hình ở những khu vực xa xôi của nước Nga còn tệ hơn. Để cải thiện cơ sở hạ tầng yếu kém của đất nước, ông Medvedev đã cam kết sẽ đầu tư hàng trăm tỷ USD vào đường bộ, đường sắt và sân bay. Nhưng nếu với một lượng tiền lớn như vậy được đổ ra, tình trạng tham nhũng và lãng phí là điều khó tránh khỏi.
Cũng giống như phần lớn những người Nga khác, Medvedev cũng nhận thức rõ rằng, sự thịnh vượng lâu dài của đất nước phụ thuộc vào việc đưa đất nước “cai” dần sự phụ thuộc quá lớn hiện nay vào lĩnh vực dấu khí và thúc đẩy các hoạt động giàu tính sáng tạo. Tại các quốc gia đang phát triển, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng một vai trò lớn trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, ở Nga, các doanh nghiệp vừa và nhỏ mới chỉ chiếm khoảng 15% GDP.
Về phần mình, tỷ lệ này cho thấy tình trạng tham nhũng và cửa quyền vẫn còn phổ biến ở nước Nga. Nguyên là một giáo sư luật học, Medvedev đã coi vấn đề luật pháp là ưu tiên số 1 của ông. Ông cam kết sẽ kiên quyết chống lại bất kỳ điều gì mà ông cho là “vô chính phủ về mặt pháp luật” - những hành vi không tuân thủ pháp luật, bao gồm hành vi tham nhũng của các tòa án và cảnh sát. Theo ông Medvedev, đây chính là rào cản lớn nhất đối với sự phát triển kinh tế của đất nước.
Chuyển giao quyền lực
Một trong những sáng kiến chính sách đầu tiên của ông Medvedev là đề xuất việc hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ bằng cách thông qua các quy định pháp luật theo đó sẽ là bất hợp pháp nếu viên chức nhà nước như các thanh tra về phòng chữa cháy hay cảnh sát đi vào các cơ sở kinh doanh mà không có giấy phép của tòa án. Ý tưởng này của ông Medvedev là nhằm ngăn chặn việc đòi đưa hối lộ của viên chức nhà nước.
Các doanh nghiệp rất hoan nghênh kế hoạch này của ông Medvedev. Dưới thời ông Putin, cũng đã có rất nhiều biện pháp chống tham nhũng được áp dụng, tuy nhiên, nhiều viên chức tham nhũng vẫn luôn tìm ra cách để “lách luật”.
Ở Nga, không chỉ những doanh nghiệp nhỏ gặp nhiều khó khăn. Trong cuộc họp mới tổ chức hồi tháng 4, ông Medvedev đã lắng nghe một danh sách dài những phàn nàn từ lãnh đạo các doanh nghiệp lớn. Các doanh nghiệp này thúc giục ông cần hành động nhiều hơn nữa để đảm bảo quyền tài sản của họ được bảo vệ.
Khi đó, ông Mevedev đã có những câu trả lời mang tính trấn an. Nhưng có thể nói, việc ông trở thành tổng thống chưa thể giải tỏa được bớt những áp lực về mặt pháp lý đối với doanh nghiệp Nga. Tháng 3 vừa qua, một công ty dầu khí liên doanh giữa Anh và Nga là TNK-BP, với 50% thuộc sở hữu của BP, đã bị cảnh sát tới lục soát. Sau đó, một quan chức của công ty đã bị bắt giữ vì hành vi gián điệp.
Một cuộc tranh cãi khác xoay quanh sân bay Domodedevo ở Moskva, sân bay được biết đến với tư cách là cảng hàng không hiện đại nhất ở Nga. Những người sở hữu sân bay này cho rằng, chính phủ đang tìm cách tái quốc hữu hóa tài sản này của họ mà không có đền bù.
Những vụ việc như vậy cho thấy, ngay từ những ngày đầu tiên trong nhiệm kỳ của ông Medvedev, cuộc xung đột giữa nhà nước và doanh nghiệp đã trở nên xấu thêm đi. Nhiều nhà phân tích tin rằng, do lo ngại sẽ chịu thiệt trong quá trình chuyển giao quyền lực, các phe phái đối lập sẽ đấu tranh để đòi quyền lợi trong các vấn đề tài sản và quyền lực. Vấn đề gây áp lực lớn nhất đối với ông Medvedev có thể chính là kiềm chế những nhân vật này.
Tới lúc này, chưa rõ liệu ông Medvedev có thể xây dựng ảnh hưởng cho riêng mình, vượt ra ngoài cái bóng của người tiền nhiệm Putin – vị tổng thống có thành tích khó vượt qua trong lĩnh vực kinh tế. Mặt khác, ông Putin vẫn sẽ tiếp tục gây ảnh hưởng lớn trên chính trường Nga với tư cách là thủ tướng mới của nước này, đồng thời là lãnh đạo đảng chính trị lớn nhất ở Nga. Do đó, việc xác định quyền lực sẽ thực sự nằm trong tay ai, ông Medvedev hay ông Putin, là điều khó có thể đoán biết.
Trớ trêu thay, chính những nhân tố giúp đưa ông Medvedev lên ghế tổng thống cũng lại chính là những nhân tố có thể cản trở ông trên đường trở thành một nhà lãnh đạo độc lập và có ảnh hưởng lớn. Sau một giai đoạn phát triển mạnh mẽ của kinh tế Nga dưới thời Putin, người ta sẽ nhanh chóng đổ lỗi cho ông Medvedev nếu có chuyện gì đó không hay xảy ra, trong khi vẫn chỉ biết ơn ông Putin nếu mọi cái diễn ra ổn thỏa.
(Theo BusinessWeek)
Trong buổi lễ trang trọng tổ chức tại điện Kremlin, Tổng thống mới đắc cử của nước Nga, ông Dmitry Medvedev chính thức tuyên bố nhậm chức, và trở thành vị tổng thống thứ 3 trong lịch sử quốc gia này.
Cách đây chưa lâu, ông Medvedev còn là một nhân vật ít được người Nga biết tới và năm nay ông mới chỉ 42 tuổi. Chức vụ tổng thống có lẽ sẽ không tới với ông, nếu không nhờ có một người. Đó dĩ nhiên là vị tổng thống vừa rời nhiệm sở, ông Vladimir Putin. Ảnh hưởng của ông Putin ở Nga lớn đến nỗi, những lời tuyên bố của ông đều được các chính trị gia và cả các cử tri ở nước này dành cho sự tin tưởng tuyệt đối.
So với những khó khăn ở hai người tiền nhiệm ông phải đương đầu, Medvedev thừa hưởng một nước Nga mà ở đó tình hình đã khởi sắc lên nhiều. Nhờ giá dầu và khí tự nhiên - hai mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Nga - tăng kỷ lục và kinh tế Nga đã tăng trưởng vững 9 năm liên tiếp. Năm ngoái, GDP nước này tăng 8,1%, tạo ra sự phát triển bùng nổ trong lĩnh vực tiêu dùng và tầng lớp trung lưu.
Những chuyện “đau đầu”
Tuy nhiên, trong nhiệm kỳ của mình, ông Medvedev chắc chắn sẽ phải đối mặt với những thử thách lớn. Nhiệm kỳ của ông sẽ không chỉ quyết định số phận của kinh tế Nga, mà còn có ảnh hưởng lớn tới tương lai của những doanh nghiệp trong nước và các công ty nước ngoài đang đổ tới đây.
Sự tăng trưởng dựa trên xuất khẩu dầu khí của Nga cũng có những mặt trái của nó. Lượng “Đô la dầu lửa” - tiền thu về từ xuất khẩu dầu - đang góp phần khiến lạm phát tại đây tăng mạnh, giữa lúc giá cả nhiên liệu và lương thực đang leo thang trên phạm vi toàn cầu. Năm ngoái, tỷ lệ lạm phát tại Nga là 12,9%, cao hơn nhiều so với mục tiêu đặt ra của Chính phủ. Dự báo, năm nay, con số này sẽ còn cao hơn.
Theo các cuộc điều tra, lạm phát đang là nỗi lo lắng lớn nhất của người dân Nga bình thường. Giá cả tăng cao, khiến người lao động yêu cầu mức lương cao hơn và đang xảy ra nhiều vụ đình công đòi tăng lương.
Vấn đề này sẽ không phải là một vấn đề dễ giải quyết. Khi cân nhắc những lời cố vấn khác nhau từ các bộ trưởng trong nội các của mình, ông Medvedev sẽ đối mặt với những lựa chọn chính trị khó khăn đối với những vấn đề nhạy cảm về mặt chính trị như chi tiêu của Chính phủ và tỷ giá hối đoái. Dù lựa chọn của ông là thế nào thì chắc chắn ông sẽ phải khiến ai đó phải mếch lòng.
Những vấn đề kinh tế hàng ngày, như lạm phát, mỗi lúc một thêm phức tạp đến một lúc nào đó sẽ phản ánh những vấn đề sâu sắc hơn trong cơ cấu của nền kinh tế Nga.
Những “nút cổ chai” đáng ngại đang xuất hiện và có thể làm chậm lại tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế này, trừ phi được tháo gỡ. Mặc dù những tòa nhà chọc trời đang mọc lên như nấm ở Moskva, những con đường ở thành phố này vẫn trong tình trạng kém phát triển, và những đợt tắc đường kéo dài hai giờ đồng hồ là chuyện thường ngày. Tình trạng này khiến kinh tế Nga thiệt hại hàng chục tỷ USD mỗi năm do giảm năng suất và lãng phí năng lượng.
Tình hình ở những khu vực xa xôi của nước Nga còn tệ hơn. Để cải thiện cơ sở hạ tầng yếu kém của đất nước, ông Medvedev đã cam kết sẽ đầu tư hàng trăm tỷ USD vào đường bộ, đường sắt và sân bay. Nhưng nếu với một lượng tiền lớn như vậy được đổ ra, tình trạng tham nhũng và lãng phí là điều khó tránh khỏi.
Cũng giống như phần lớn những người Nga khác, Medvedev cũng nhận thức rõ rằng, sự thịnh vượng lâu dài của đất nước phụ thuộc vào việc đưa đất nước “cai” dần sự phụ thuộc quá lớn hiện nay vào lĩnh vực dấu khí và thúc đẩy các hoạt động giàu tính sáng tạo. Tại các quốc gia đang phát triển, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng một vai trò lớn trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, ở Nga, các doanh nghiệp vừa và nhỏ mới chỉ chiếm khoảng 15% GDP.
Về phần mình, tỷ lệ này cho thấy tình trạng tham nhũng và cửa quyền vẫn còn phổ biến ở nước Nga. Nguyên là một giáo sư luật học, Medvedev đã coi vấn đề luật pháp là ưu tiên số 1 của ông. Ông cam kết sẽ kiên quyết chống lại bất kỳ điều gì mà ông cho là “vô chính phủ về mặt pháp luật” - những hành vi không tuân thủ pháp luật, bao gồm hành vi tham nhũng của các tòa án và cảnh sát. Theo ông Medvedev, đây chính là rào cản lớn nhất đối với sự phát triển kinh tế của đất nước.
Chuyển giao quyền lực
Một trong những sáng kiến chính sách đầu tiên của ông Medvedev là đề xuất việc hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ bằng cách thông qua các quy định pháp luật theo đó sẽ là bất hợp pháp nếu viên chức nhà nước như các thanh tra về phòng chữa cháy hay cảnh sát đi vào các cơ sở kinh doanh mà không có giấy phép của tòa án. Ý tưởng này của ông Medvedev là nhằm ngăn chặn việc đòi đưa hối lộ của viên chức nhà nước.
Các doanh nghiệp rất hoan nghênh kế hoạch này của ông Medvedev. Dưới thời ông Putin, cũng đã có rất nhiều biện pháp chống tham nhũng được áp dụng, tuy nhiên, nhiều viên chức tham nhũng vẫn luôn tìm ra cách để “lách luật”.
Ở Nga, không chỉ những doanh nghiệp nhỏ gặp nhiều khó khăn. Trong cuộc họp mới tổ chức hồi tháng 4, ông Medvedev đã lắng nghe một danh sách dài những phàn nàn từ lãnh đạo các doanh nghiệp lớn. Các doanh nghiệp này thúc giục ông cần hành động nhiều hơn nữa để đảm bảo quyền tài sản của họ được bảo vệ.
Khi đó, ông Mevedev đã có những câu trả lời mang tính trấn an. Nhưng có thể nói, việc ông trở thành tổng thống chưa thể giải tỏa được bớt những áp lực về mặt pháp lý đối với doanh nghiệp Nga. Tháng 3 vừa qua, một công ty dầu khí liên doanh giữa Anh và Nga là TNK-BP, với 50% thuộc sở hữu của BP, đã bị cảnh sát tới lục soát. Sau đó, một quan chức của công ty đã bị bắt giữ vì hành vi gián điệp.
Một cuộc tranh cãi khác xoay quanh sân bay Domodedevo ở Moskva, sân bay được biết đến với tư cách là cảng hàng không hiện đại nhất ở Nga. Những người sở hữu sân bay này cho rằng, chính phủ đang tìm cách tái quốc hữu hóa tài sản này của họ mà không có đền bù.
Những vụ việc như vậy cho thấy, ngay từ những ngày đầu tiên trong nhiệm kỳ của ông Medvedev, cuộc xung đột giữa nhà nước và doanh nghiệp đã trở nên xấu thêm đi. Nhiều nhà phân tích tin rằng, do lo ngại sẽ chịu thiệt trong quá trình chuyển giao quyền lực, các phe phái đối lập sẽ đấu tranh để đòi quyền lợi trong các vấn đề tài sản và quyền lực. Vấn đề gây áp lực lớn nhất đối với ông Medvedev có thể chính là kiềm chế những nhân vật này.
Tới lúc này, chưa rõ liệu ông Medvedev có thể xây dựng ảnh hưởng cho riêng mình, vượt ra ngoài cái bóng của người tiền nhiệm Putin – vị tổng thống có thành tích khó vượt qua trong lĩnh vực kinh tế. Mặt khác, ông Putin vẫn sẽ tiếp tục gây ảnh hưởng lớn trên chính trường Nga với tư cách là thủ tướng mới của nước này, đồng thời là lãnh đạo đảng chính trị lớn nhất ở Nga. Do đó, việc xác định quyền lực sẽ thực sự nằm trong tay ai, ông Medvedev hay ông Putin, là điều khó có thể đoán biết.
Trớ trêu thay, chính những nhân tố giúp đưa ông Medvedev lên ghế tổng thống cũng lại chính là những nhân tố có thể cản trở ông trên đường trở thành một nhà lãnh đạo độc lập và có ảnh hưởng lớn. Sau một giai đoạn phát triển mạnh mẽ của kinh tế Nga dưới thời Putin, người ta sẽ nhanh chóng đổ lỗi cho ông Medvedev nếu có chuyện gì đó không hay xảy ra, trong khi vẫn chỉ biết ơn ông Putin nếu mọi cái diễn ra ổn thỏa.
(Theo BusinessWeek)