Những khu đô thị xóm vắng
Trên địa bàn tỉnh Bình Dương hiện có tới 179 khu dân cư, khu nhà ở, khu đô thị mới với tổng diện tích là khoảng 6.584 ha
Trên địa bàn tỉnh Bình Dương hiện có tới 179 khu dân cư, khu nhà ở, khu đô thị mới với tổng diện tích là khoảng 6.584 ha.
Trong đó, riêng thị xã Thủ Dầu Một đã có tới 42 dự án với diện tích gần 800 ha; huyện Thuận An có 41 dự án với diện tích trên 1.000 ha, huyện Dĩ An có 60 dự án với diện tích 760 ha…
Có những dự án chiếm diện tích đất khổng lồ như khu công nghiệp đô thị Mỹ Phước (Bến Cát) diện tích 6.200 ha, khu đô thị và công nghiệp Bàu Bàng (Thuận An) 2.200 ha.
Phố thương mại không sáng đèn
Cách trung tâm Tp.HCM gần hai giờ đi xe ôtô, cách thị xã Thủ Dầu Một khoảng 15km, khu đô thị mới Mỹ Phước thuộc huyện Bến Cát được quy hoạch khá bài bản. Theo đó, khu dân cư Mỹ Phước gồm có Mỹ Phước 1, 2, 3, 4; rồi thêm khu thương mại – dịch vụ tái định cư Mỹ Phước với tổng diện tích khoảng 280 ha. Có quyết định giao đất và triển khai sớm nhất là Mỹ Phước 1, từ tháng 3.2003.
Đến nay, theo báo cáo của sở Xây dựng Bình Dương là bồi thường đã xong, thi công cơ sở hạ tầng cũng gần xong, việc xây dựng nhà chiếm gần 50%. Nhưng điều đáng nói là cư dân vào ở quá thưa thớt, hoặc chính xác hơn là hoang vắng.
Anh Nguyễn Thế Hùng, người về đây ở gần một năm, nhà anh thuộc khu nhà phố thương mại, cho biết, trong sáu khu nhà xây sẵn chỉ có một khu nhà phố thương mại có người ở. Tuy nhiên, số lượng người ở quá ít, trong tổng số 70 căn thì chỉ có sáu nhà “sáng đèn”. “Nói là khu nhà phố thương mại, nhưng có ai ở đâu mà kinh doanh buôn bán?”, anh Hùng ta thán.
Tương tự, ở khu Mỹ Phước 3, tìm mỏi con mắt trong các block nhà, chúng tôi mới gặp một nhà sáng đèn. Những căn nhà khác dù rất khang trang nhưng đều cửa đóng then gài, cỏ mọc lút lối đi, dây leo phủ khắp cửa nhà. Chỉ có những trung tâm môi giới nhà đất là sôi động. Chỉ một đoạn đường dài gần 500m ước tính có gần 100 trung tâm môi giới hoạt động.
Được biết, từ năm 2007, nhà đất ở khu đô thị mới Mỹ Phước đều đã có chủ, song đa phần chủ là các nhà đầu tư, còn người mua để ở thì thật sự rất hiếm. Chỉ khoảng 20% căn hộ có người dân sinh sống. Những ngôi nhà “hoang” đa số có chủ từ Tp.HCM, Đà Lạt, Vũng Tàu…
Có mấy người ở đâu!
Trả lời câu hỏi vì sao nhiều dự án mới hoàn thành không người ở, hoang hoá nhưng hàng trăm khu dân cư mọc lên như nấm, ông Trần Văn Dũng, Giám đốc sở Xây dựng Bình Dương bộc bạch: “Nói thiệt, nhu cầu nhà ở thật không nhiều lắm đâu. Ngay cả khu dân cư Chánh Nghĩa nằm trong thị xã, triển khai cả chục năm nay rồi cũng còn trống trải, có mấy người ở đâu?”
Theo ông Dũng, do triển khai quá nhiều dự án nên một số chủ đầu tư không tuân thủ các quy định, quy chuẩn về xây dựng. Hiện nay tỉnh Bình Dương đã ngừng cấp phép xây dựng khu đô thị. Mới đây, Bình Dương đã ra quyết định thu hồi 19 dự án, hiện nay tiếp tục thanh tra 59 dự án khác. Quan điểm của tỉnh là sẽ rà soát lại, chỉ cấp phép cho những nhà đầu tư thực sự có năng lực.
Lãnh đạo Sở Xây dựng Bình Dương cho rằng vẫn còn nhiều bất cập trong công tác quy hoạch ở Bình Dương như: sự phối hợp giữa các ngành, các cấp chưa chặt chẽ trong việc thẩm định, phê duyệt quy hoạch. Nội dung, bố cục quyết định phê duyệt quy hoạch chưa thống nhất. Việc đấu nối hạ tầng kỹ thuật ngoài khu quy hoạch chưa đồng bộ. Các dự án giáp ranh với nhau nhưng các chủ đầu tư chưa thống nhất, thậm chí không đồng ý cho các dự án khác đấu nối kỹ thuật. Và nhiều hạn chế do hạ tầng đô thị hiện nay chưa được phủ đầy, một số địa phương chưa có hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn…
Trong chiến lược quy hoạch phát triển đô thị Bình Dương đến năm 2020, Bình Dương sẽ ưu tiên thu hút lấp đầy các khu, cụm công nghiệp đã được quy hoạch và đầu tư cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh. Mặt khác, sẽ tập trung đầu tư hoàn chỉnh năm dự án sau: dự án khu liên hiệp công nghiệp – dịch vụ đô thị 4,196 ha, khu đô thị Mỹ Phước, khu đô thị mới Bàu Bàng, khu đô thị Gò Cát Lái Thiêu, khu du lịch sinh thái Huỳnh Long.
Tùng Quang (SGTT)
Trong đó, riêng thị xã Thủ Dầu Một đã có tới 42 dự án với diện tích gần 800 ha; huyện Thuận An có 41 dự án với diện tích trên 1.000 ha, huyện Dĩ An có 60 dự án với diện tích 760 ha…
Có những dự án chiếm diện tích đất khổng lồ như khu công nghiệp đô thị Mỹ Phước (Bến Cát) diện tích 6.200 ha, khu đô thị và công nghiệp Bàu Bàng (Thuận An) 2.200 ha.
Phố thương mại không sáng đèn
Cách trung tâm Tp.HCM gần hai giờ đi xe ôtô, cách thị xã Thủ Dầu Một khoảng 15km, khu đô thị mới Mỹ Phước thuộc huyện Bến Cát được quy hoạch khá bài bản. Theo đó, khu dân cư Mỹ Phước gồm có Mỹ Phước 1, 2, 3, 4; rồi thêm khu thương mại – dịch vụ tái định cư Mỹ Phước với tổng diện tích khoảng 280 ha. Có quyết định giao đất và triển khai sớm nhất là Mỹ Phước 1, từ tháng 3.2003.
Đến nay, theo báo cáo của sở Xây dựng Bình Dương là bồi thường đã xong, thi công cơ sở hạ tầng cũng gần xong, việc xây dựng nhà chiếm gần 50%. Nhưng điều đáng nói là cư dân vào ở quá thưa thớt, hoặc chính xác hơn là hoang vắng.
Anh Nguyễn Thế Hùng, người về đây ở gần một năm, nhà anh thuộc khu nhà phố thương mại, cho biết, trong sáu khu nhà xây sẵn chỉ có một khu nhà phố thương mại có người ở. Tuy nhiên, số lượng người ở quá ít, trong tổng số 70 căn thì chỉ có sáu nhà “sáng đèn”. “Nói là khu nhà phố thương mại, nhưng có ai ở đâu mà kinh doanh buôn bán?”, anh Hùng ta thán.
Tương tự, ở khu Mỹ Phước 3, tìm mỏi con mắt trong các block nhà, chúng tôi mới gặp một nhà sáng đèn. Những căn nhà khác dù rất khang trang nhưng đều cửa đóng then gài, cỏ mọc lút lối đi, dây leo phủ khắp cửa nhà. Chỉ có những trung tâm môi giới nhà đất là sôi động. Chỉ một đoạn đường dài gần 500m ước tính có gần 100 trung tâm môi giới hoạt động.
Được biết, từ năm 2007, nhà đất ở khu đô thị mới Mỹ Phước đều đã có chủ, song đa phần chủ là các nhà đầu tư, còn người mua để ở thì thật sự rất hiếm. Chỉ khoảng 20% căn hộ có người dân sinh sống. Những ngôi nhà “hoang” đa số có chủ từ Tp.HCM, Đà Lạt, Vũng Tàu…
Có mấy người ở đâu!
Trả lời câu hỏi vì sao nhiều dự án mới hoàn thành không người ở, hoang hoá nhưng hàng trăm khu dân cư mọc lên như nấm, ông Trần Văn Dũng, Giám đốc sở Xây dựng Bình Dương bộc bạch: “Nói thiệt, nhu cầu nhà ở thật không nhiều lắm đâu. Ngay cả khu dân cư Chánh Nghĩa nằm trong thị xã, triển khai cả chục năm nay rồi cũng còn trống trải, có mấy người ở đâu?”
Theo ông Dũng, do triển khai quá nhiều dự án nên một số chủ đầu tư không tuân thủ các quy định, quy chuẩn về xây dựng. Hiện nay tỉnh Bình Dương đã ngừng cấp phép xây dựng khu đô thị. Mới đây, Bình Dương đã ra quyết định thu hồi 19 dự án, hiện nay tiếp tục thanh tra 59 dự án khác. Quan điểm của tỉnh là sẽ rà soát lại, chỉ cấp phép cho những nhà đầu tư thực sự có năng lực.
Lãnh đạo Sở Xây dựng Bình Dương cho rằng vẫn còn nhiều bất cập trong công tác quy hoạch ở Bình Dương như: sự phối hợp giữa các ngành, các cấp chưa chặt chẽ trong việc thẩm định, phê duyệt quy hoạch. Nội dung, bố cục quyết định phê duyệt quy hoạch chưa thống nhất. Việc đấu nối hạ tầng kỹ thuật ngoài khu quy hoạch chưa đồng bộ. Các dự án giáp ranh với nhau nhưng các chủ đầu tư chưa thống nhất, thậm chí không đồng ý cho các dự án khác đấu nối kỹ thuật. Và nhiều hạn chế do hạ tầng đô thị hiện nay chưa được phủ đầy, một số địa phương chưa có hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn…
Trong chiến lược quy hoạch phát triển đô thị Bình Dương đến năm 2020, Bình Dương sẽ ưu tiên thu hút lấp đầy các khu, cụm công nghiệp đã được quy hoạch và đầu tư cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh. Mặt khác, sẽ tập trung đầu tư hoàn chỉnh năm dự án sau: dự án khu liên hiệp công nghiệp – dịch vụ đô thị 4,196 ha, khu đô thị Mỹ Phước, khu đô thị mới Bàu Bàng, khu đô thị Gò Cát Lái Thiêu, khu du lịch sinh thái Huỳnh Long.
Tùng Quang (SGTT)