Những kỷ lục đáng nhớ của chứng khoán Mỹ
Ngày 10/10, chứng khoán Mỹ tiếp tục mất điểm ngày thứ 8 và khép lại một tuần với nhiều kỷ lục được thiết lập
Ngày 10/10, chứng khoán Mỹ tiếp tục mất điểm ngày thứ 8 và khép lại một tuần với nhiều kỷ lục được thiết lập.
Chứng khoán Mỹ: Tiếp tục giảm điểm ngày thứ 8
Lo ngại về suy thoái kinh tế sẽ khiến cầu về dầu giảm mạnh nên đã đẩy giá dầu thô kỳ hạn giao tháng 11 tại NYMEX trong ngày 10/10 giảm 8,89 USD/thùng, tương đương -10%, đóng cửa ngày giao dịch ở mức 77,7 USD/thùng, mức thấp nhất trong vòng 13 tháng qua.
Như vậy, trong tuần qua, giá dầu đã giảm tới 17,23% và hiện chỉ thấp hơn 19,05% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trước bối cảnh cuộc khủng hoảng tài chính lan rộng trên toàn cầu, các thị trường chứng khoán chao đảo. Tại thị trường chứng khoán Mỹ, nhiều nhà đầu tư tháo chạy đẩy các chỉ số chứng khoán có ngày giảm trên 8%.
Và để trấn an thị trường trước khi phiên giao dịch bắt đầu, Tổng thống Mỹ George W.Bush đã có bài phát biểu tại Nhà Trắng nêu rõ: “Chúng ta có thể ngăn chặn cuộc khủng hoảng và chúng ta sẽ làm”.
Bên cạnh đó, ông cũng đánh giá cao những sự hợp tác của các chính phủ trên thế giới về việc chống khủng hoảng. Ngoài ra, ông Bush kêu gọi các nước phát triển nỗ lực hơn nữa để ngăn chặn cuộc khủng hoảng tài chính đang gây tổn hại lớn với nhiều quốc gia trên thế giới.
Liên quan đến gói hỗ trợ 700 tỷ USD, Tổng thống Mỹ cho biết Bộ Tài chính cũng đang lên các phương án cụ thể và dần thực hiện các bước đi trong kế hoạch để hỗ trợ thị trường.
Trong ngày 11/10, ông Bush sẽ có cuộc gặp với các bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng của các nước trong Nhóm G7 (Mỹ, Nhật, Đức, Anh, Pháp, Italia và Canada).
Trong một thông điệp mới nhất liên quan đến kế hoạch giải cứu thị trường tài chính Mỹ, Bộ trưởng Bộ Tài chính nước này, ông Henry Paulson cho biết Bộ Tài chính Mỹ đang lên kế hoạch, lập danh mục để mua lại cổ phiếu của các định chế tài chính Mỹ, đồng thời sẽ mua lại các khoản nợ xấu của các định chế này.
Trong khi đó, thị trường chứng khoán Mỹ hôm 10/10 đã có chuyển biến tích cực hơn khi biên độ giảm của chỉ số Dow Jones và S&P 500 đã thấp hơn những phiên trước đó trong khi chỉ số Nasdaq đã lần đầu tiên lên điểm trong 8 ngày qua.
Theo nhận định của giới phân tích, tình hình vẫn chưa có gì sáng sủa hơn nếu Chính phủ Mỹ không có động thái cụ thể nhằm cứu thị trường. Diễn biến của phiên giao dịch hôm cuối tuần cũng đã nói lên điều đó khi biên độ dao động của các chỉ số có lúc giảm trên 4%.
Bên cạnh đó, mặc dù Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã hạ lãi suất đồng USD xuống còn 1,5% nhưng lãi suất trên thị trường liên ngân hàng vẫn cao. Và thị trường chứng khoán vẫn giảm mạnh. Các cổ phiếu khối tài chính vẫn dao động trong biên độ tăng giảm trên 10%/phiên.
Trong phiên giao dịch này cổ phiếu khối năng lượng tiếp tục mất điểm mạnh sau khi giá dầu đã giảm 10%, trong đó, cổ phiếu của Chevron mất 9,64%, cổ phiếu ExxonMobil giảm 8,29%.
Điểm khác biệt đã đến với khối tài chính khi một số cổ phiếu đã tăng điểm mạnh như Wachovia, JPMorgan Chase cùng lên 13,1%, Citigroup tăng 9,13%... trong khi đó cổ phiếu của Morgan Stanley, Goldman Sachs, AIG vẫn tiếp tục giảm với biên độ từ 2,51 đến 22,25%.
Điểm qua kết quả giao dịch ngày 10/10, chỉ số công nghiệp Dow Jones tiếp tục giảm 128 điểm, tương đương -1,49%, đóng cửa ở mức 8.451,19, giảm 36,29% so với cùng kỳ năm ngoái.
Chỉ số Nasdaq phiên này lên 4,39 điểm, tương đương -0,27%, chốt ở mức 1.649,51, thấp hơn 37,81% so với cùng kỳ năm ngoái.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 mất 10,7 điểm, tương đương -1,18%, đóng cửa ở mức 899,22, giảm 38,76% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong tuần này, nhiều kỷ lục đã được thiếp lập:
- 5 ngày chứng khoán đều giảm điểm với biên độ lớn.
- Chỉ số Dow Jones mất 18,15%, mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 7/1933, vốn hóa thị trường của 30 cổ phiếu trong chỉ số đã mất đi 612 tỷ USD, riêng hai ngày cuối tuần, vốn hóa thị trường của các cổ phiếu đã mất đi 263,7 tỷ USD.
- Chỉ số S&P 500 đã mất tới 18,2% và trở thành tuần giảm điểm mạnh nhất kể từ năm 1928, giá trị vốn hóa thị trường của 500 cổ phiếu trong chỉ số này đã bị “bốc hơi” 1.800 tỷ USD.
- Chỉ số Nasdaq đã mất 15,3% trong tuần, mức sụt giảm mạnh nhất kể từ năm 1971.
Chứng khoán châu Âu mất hơn 21% giá trị trong 1 tuần
Chứng khoán châu Âu phiên giao dịch hôm thứ Sáu tiếp tục chao đảo khi cả ba chỉ số chính đều đồng loạt giảm từ 7% đến gần 9%. Các nhà đầu tư đã ồ ạt tung lệnh bán ra ngay khi thị trường mở cửa khiến các chỉ số giảm trên 8%. Thậm chí, chỉ số FTSE 100 của Anh có lúc đã giảm trên 10%.
Các cổ phiếu khối ngân hàng, bảo hiểm đã dẫn đầu về biên độ giảm điểm, trong đó, cổ phiếu Royal Bank of Scotland đã mất hơn 20%, cổ phiếu Credit Suisse và Deutsche Bank đều giảm trên 16%. Cổ phiếu hãng bảo hiểm Dutch ING Group trượt 12,7%.
Giới phân tích nhận định rằng, diễn biến của thị trường chứng khoán châu Âu trong tuần tới phụ thuộc vào kết quả cuộc họp cấp bộ trưởng tài chính, thống đốc ngân hàng trung ương với Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF.
Kết thúc ngày giao dịch , chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 381,74 điểm, tương đương -8,85%, đóng cửa ở mức 3.932,06, giảm 21% so với tuần trước, khối lượng giao dịch phiên này đạt 4,12 tỷ cổ phiếu.
Chỉ số DAX của Đức phiên này giảm 342,69 điểm, tương đương -7,01%, chốt ở mức 4.544,31, mất 21,6% so với tuần trước, khối lượng giao dịch đạt 116,7 triệu cổ phiếu.
Chỉ số CAC 40 của Pháp trượt 342,69 điểm, tương đương 7,73%, đóng của ở mức 3.176,49 thấp hơn tuần trước 22,15%, khối lượng giao dịch đạt 441 triệu cổ phiếu.
Trong tuần qua, các chính phủ Anh, Đức,... đã đưa ra các biện pháp hỗ trợ thị trường tài chính với nguồn ngân quỹ lên đến hàng trăm tỷ Euro, thậm chí phải quốc hữu hóa một số ngân hàng sắp vỡ nợ. Đồng thời Ngân hàng Trung ương châu Âu và Ngân hàng Trung ương Anh đã cắt giảm 0,5% lãi suất cơ bản đối với đồng Euro và Bảng Anh, nhưng thị trường chứng khoán châu Âu vẫn liên tục giảm điểm với biên độ lớn.
Với 4 ngày giảm điểm mạnh và một ngày tăng điểm nhẹ, ba chỉ số chứng khoán chính của châu Âu đã mất hơn 21% giá trị và trở thành tuần giao dịch tồi tệ nhất trong lịch sử của chứng khoán khu vực.
Chứng khoán châu Á “rơi tự do”
Trong một động thái nhằm hỗ trợ thị trường tài chính, Bộ trưởng Bộ tài chính Nhật ông Shoichi Nakagawa cho biết sẵn sàng hợp tác với Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF để hỗ trợ các thị trường tài chính khác trên thế giới.
Tuyên bố này được đưa ra trước thềm cuộc họp của các lãnh đạo bộ tài chính, thống đốc ngân hàng trung ương của các nước thuộc Nhóm G7 ở Mỹ. Và rõ ràng cuộc họp này có tính chất quan trọng đối với hệ thống tài chính thế giới khi mà các hành động vừa qua của Mỹ, châu Âu một số nước châu Á là chưa đủ. Do đó, giới đầu tư đang mong chờ một quyết sách toàn điện hơn để ứng cứu thị trường tài chính toàn cầu.
Một ẩn số mà giới phân tích hiện nay chưa thể giải đáp là Trung Quốc, nước có nguồn dự trữ gần 2.000 tỷ USD, có tham gia việc cứu giúp thị trường tài chính hay không. Và quan trọng hơn, sau khi cuộc họp của Nhóm G7 trong ngày 10/10, quyết định mới có giúp ngăn chặn cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu hay không?
Lúc này khi nói về châu Á, nhất là sau phiên sụt giảm mạnh này của nhiều thị trường chứng khoán, các hãng truyền thông quốc tế đã so sánh diễn biến hiện tại với diễn biến của thời kỳ khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997.
Tuy nhiên sự khác biệt trong hoàn cảnh lúc này với năm 1997 là ở quy mô cuộc khủng hoảng. Lúc đó, chỉ có một số nước châu Á bị ảnh hưởng, nhưng nay phạm vi ảnh hưởng là trên toàn cầu.
Do đó, IMF sẽ phải dàn trải ngân quỹ cho các thị trường, trong khi Mỹ, châu Âu cũng đang phải nỗ lực để cứu thị trường tài chính của mình.
Đối với Singapore, hậu quả của khủng hoảng tài chính khiến nền kinh tế nước này trong quý 3/2008 đã tăng trưởng âm và điều này đã tác động đến tâm lý của nhà đầu tư và qua đó tác động mạnh đến thị trường chứng khoán ở nước này.
Chuyển qua diễn biến của thị trường chứng khoán khu vực. Hôm thứ Sáu, chứng khoán châu Á đã có phiên giao dịch hoảng loạn khi các chỉ số sụt giảm mạnh với biên độ từ 6% đến 9,6%.
Việc cắt giảm lãi suất cơ bản của một số quốc gia và vùng lãnh thổ ở châu Á trong tuần là quá ít, quá muộn để cứu thị trường chứng khoán. Nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán châu Á đã tháo chạy đẩy các thị trường rơi tự do.
Chứng khoán Nhật phiên cuối tuần đã sụt giảm 9,62% và trở thành phiên giao dịch có biện độ giảm lớn nhất kể từ năm 1987. Như vậy, trong tuần này, chỉ số Nikkei 225 đã có hai phiên giảm điểm trên 9% và đẩy chỉ số Nikkei 225 xuống mức thấp nhất kể từ tháng 5/2003.
Ngay khi thị trường mở cửa, chỉ số Nikkei 225 đã sụt giảm trên 9% và duy trì biên độ giảm đó đến hết ngày giao dịch. Với 7 ngày mất điểm liên tiếp, chứng khoán Nhật đã mất tới 24% giá trị và hơn 500 tỷ USD đã bị “bốc hơi”. Đây là mức giảm điểm mạnh nhất trong số các thị trường chứng khoán của các nước phát triển.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 mất 881,06 điểm, tương đương -9,62%, chốt ở mức 8.276,43. Khối lượng giao dịch phiên này đạt 3,27 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 8 cổ phiếu xuống điểm thì có 1 cổ phiếu lên điểm.
Điểm qua các thị trường khác: chỉ số Hang Seng của Hồng Kông giảm 1.146,37 điểm, tương đương -7,19%, đóng cửa ở mức 14.796,87, giảm 16,3% so với tuần trước.
Chỉ số Straits Times của Singapore mất 162,31 điểm, tương đương -7,72%, chốt ở mức 1.940,40, giảm 15,5% so với tuần trước.
Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc hạ 74,01 điểm, tương đương -3,57%, chốt ở mức 2.000,57, thấp hơn 12,78% giá trị so với tuần trước.
Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc hạ 53,42 điểm, tương ứng -4,13%, đóng cửa ở mức 1.241,47, giảm 12,55% so với tuần trước.
Chứng khoán Mỹ: Tiếp tục giảm điểm ngày thứ 8
Lo ngại về suy thoái kinh tế sẽ khiến cầu về dầu giảm mạnh nên đã đẩy giá dầu thô kỳ hạn giao tháng 11 tại NYMEX trong ngày 10/10 giảm 8,89 USD/thùng, tương đương -10%, đóng cửa ngày giao dịch ở mức 77,7 USD/thùng, mức thấp nhất trong vòng 13 tháng qua.
Như vậy, trong tuần qua, giá dầu đã giảm tới 17,23% và hiện chỉ thấp hơn 19,05% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trước bối cảnh cuộc khủng hoảng tài chính lan rộng trên toàn cầu, các thị trường chứng khoán chao đảo. Tại thị trường chứng khoán Mỹ, nhiều nhà đầu tư tháo chạy đẩy các chỉ số chứng khoán có ngày giảm trên 8%.
Và để trấn an thị trường trước khi phiên giao dịch bắt đầu, Tổng thống Mỹ George W.Bush đã có bài phát biểu tại Nhà Trắng nêu rõ: “Chúng ta có thể ngăn chặn cuộc khủng hoảng và chúng ta sẽ làm”.
Bên cạnh đó, ông cũng đánh giá cao những sự hợp tác của các chính phủ trên thế giới về việc chống khủng hoảng. Ngoài ra, ông Bush kêu gọi các nước phát triển nỗ lực hơn nữa để ngăn chặn cuộc khủng hoảng tài chính đang gây tổn hại lớn với nhiều quốc gia trên thế giới.
Liên quan đến gói hỗ trợ 700 tỷ USD, Tổng thống Mỹ cho biết Bộ Tài chính cũng đang lên các phương án cụ thể và dần thực hiện các bước đi trong kế hoạch để hỗ trợ thị trường.
Trong ngày 11/10, ông Bush sẽ có cuộc gặp với các bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng của các nước trong Nhóm G7 (Mỹ, Nhật, Đức, Anh, Pháp, Italia và Canada).
Trong một thông điệp mới nhất liên quan đến kế hoạch giải cứu thị trường tài chính Mỹ, Bộ trưởng Bộ Tài chính nước này, ông Henry Paulson cho biết Bộ Tài chính Mỹ đang lên kế hoạch, lập danh mục để mua lại cổ phiếu của các định chế tài chính Mỹ, đồng thời sẽ mua lại các khoản nợ xấu của các định chế này.
Trong khi đó, thị trường chứng khoán Mỹ hôm 10/10 đã có chuyển biến tích cực hơn khi biên độ giảm của chỉ số Dow Jones và S&P 500 đã thấp hơn những phiên trước đó trong khi chỉ số Nasdaq đã lần đầu tiên lên điểm trong 8 ngày qua.
Theo nhận định của giới phân tích, tình hình vẫn chưa có gì sáng sủa hơn nếu Chính phủ Mỹ không có động thái cụ thể nhằm cứu thị trường. Diễn biến của phiên giao dịch hôm cuối tuần cũng đã nói lên điều đó khi biên độ dao động của các chỉ số có lúc giảm trên 4%.
Bên cạnh đó, mặc dù Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã hạ lãi suất đồng USD xuống còn 1,5% nhưng lãi suất trên thị trường liên ngân hàng vẫn cao. Và thị trường chứng khoán vẫn giảm mạnh. Các cổ phiếu khối tài chính vẫn dao động trong biên độ tăng giảm trên 10%/phiên.
Trong phiên giao dịch này cổ phiếu khối năng lượng tiếp tục mất điểm mạnh sau khi giá dầu đã giảm 10%, trong đó, cổ phiếu của Chevron mất 9,64%, cổ phiếu ExxonMobil giảm 8,29%.
Điểm khác biệt đã đến với khối tài chính khi một số cổ phiếu đã tăng điểm mạnh như Wachovia, JPMorgan Chase cùng lên 13,1%, Citigroup tăng 9,13%... trong khi đó cổ phiếu của Morgan Stanley, Goldman Sachs, AIG vẫn tiếp tục giảm với biên độ từ 2,51 đến 22,25%.
Điểm qua kết quả giao dịch ngày 10/10, chỉ số công nghiệp Dow Jones tiếp tục giảm 128 điểm, tương đương -1,49%, đóng cửa ở mức 8.451,19, giảm 36,29% so với cùng kỳ năm ngoái.
Chỉ số Nasdaq phiên này lên 4,39 điểm, tương đương -0,27%, chốt ở mức 1.649,51, thấp hơn 37,81% so với cùng kỳ năm ngoái.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 mất 10,7 điểm, tương đương -1,18%, đóng cửa ở mức 899,22, giảm 38,76% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong tuần này, nhiều kỷ lục đã được thiếp lập:
- 5 ngày chứng khoán đều giảm điểm với biên độ lớn.
- Chỉ số Dow Jones mất 18,15%, mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 7/1933, vốn hóa thị trường của 30 cổ phiếu trong chỉ số đã mất đi 612 tỷ USD, riêng hai ngày cuối tuần, vốn hóa thị trường của các cổ phiếu đã mất đi 263,7 tỷ USD.
- Chỉ số S&P 500 đã mất tới 18,2% và trở thành tuần giảm điểm mạnh nhất kể từ năm 1928, giá trị vốn hóa thị trường của 500 cổ phiếu trong chỉ số này đã bị “bốc hơi” 1.800 tỷ USD.
- Chỉ số Nasdaq đã mất 15,3% trong tuần, mức sụt giảm mạnh nhất kể từ năm 1971.
Chứng khoán châu Âu mất hơn 21% giá trị trong 1 tuần
Chứng khoán châu Âu phiên giao dịch hôm thứ Sáu tiếp tục chao đảo khi cả ba chỉ số chính đều đồng loạt giảm từ 7% đến gần 9%. Các nhà đầu tư đã ồ ạt tung lệnh bán ra ngay khi thị trường mở cửa khiến các chỉ số giảm trên 8%. Thậm chí, chỉ số FTSE 100 của Anh có lúc đã giảm trên 10%.
Các cổ phiếu khối ngân hàng, bảo hiểm đã dẫn đầu về biên độ giảm điểm, trong đó, cổ phiếu Royal Bank of Scotland đã mất hơn 20%, cổ phiếu Credit Suisse và Deutsche Bank đều giảm trên 16%. Cổ phiếu hãng bảo hiểm Dutch ING Group trượt 12,7%.
Giới phân tích nhận định rằng, diễn biến của thị trường chứng khoán châu Âu trong tuần tới phụ thuộc vào kết quả cuộc họp cấp bộ trưởng tài chính, thống đốc ngân hàng trung ương với Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF.
Kết thúc ngày giao dịch , chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 381,74 điểm, tương đương -8,85%, đóng cửa ở mức 3.932,06, giảm 21% so với tuần trước, khối lượng giao dịch phiên này đạt 4,12 tỷ cổ phiếu.
Chỉ số DAX của Đức phiên này giảm 342,69 điểm, tương đương -7,01%, chốt ở mức 4.544,31, mất 21,6% so với tuần trước, khối lượng giao dịch đạt 116,7 triệu cổ phiếu.
Chỉ số CAC 40 của Pháp trượt 342,69 điểm, tương đương 7,73%, đóng của ở mức 3.176,49 thấp hơn tuần trước 22,15%, khối lượng giao dịch đạt 441 triệu cổ phiếu.
Trong tuần qua, các chính phủ Anh, Đức,... đã đưa ra các biện pháp hỗ trợ thị trường tài chính với nguồn ngân quỹ lên đến hàng trăm tỷ Euro, thậm chí phải quốc hữu hóa một số ngân hàng sắp vỡ nợ. Đồng thời Ngân hàng Trung ương châu Âu và Ngân hàng Trung ương Anh đã cắt giảm 0,5% lãi suất cơ bản đối với đồng Euro và Bảng Anh, nhưng thị trường chứng khoán châu Âu vẫn liên tục giảm điểm với biên độ lớn.
Với 4 ngày giảm điểm mạnh và một ngày tăng điểm nhẹ, ba chỉ số chứng khoán chính của châu Âu đã mất hơn 21% giá trị và trở thành tuần giao dịch tồi tệ nhất trong lịch sử của chứng khoán khu vực.
Chứng khoán châu Á “rơi tự do”
Trong một động thái nhằm hỗ trợ thị trường tài chính, Bộ trưởng Bộ tài chính Nhật ông Shoichi Nakagawa cho biết sẵn sàng hợp tác với Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF để hỗ trợ các thị trường tài chính khác trên thế giới.
Tuyên bố này được đưa ra trước thềm cuộc họp của các lãnh đạo bộ tài chính, thống đốc ngân hàng trung ương của các nước thuộc Nhóm G7 ở Mỹ. Và rõ ràng cuộc họp này có tính chất quan trọng đối với hệ thống tài chính thế giới khi mà các hành động vừa qua của Mỹ, châu Âu một số nước châu Á là chưa đủ. Do đó, giới đầu tư đang mong chờ một quyết sách toàn điện hơn để ứng cứu thị trường tài chính toàn cầu.
Một ẩn số mà giới phân tích hiện nay chưa thể giải đáp là Trung Quốc, nước có nguồn dự trữ gần 2.000 tỷ USD, có tham gia việc cứu giúp thị trường tài chính hay không. Và quan trọng hơn, sau khi cuộc họp của Nhóm G7 trong ngày 10/10, quyết định mới có giúp ngăn chặn cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu hay không?
Lúc này khi nói về châu Á, nhất là sau phiên sụt giảm mạnh này của nhiều thị trường chứng khoán, các hãng truyền thông quốc tế đã so sánh diễn biến hiện tại với diễn biến của thời kỳ khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997.
Tuy nhiên sự khác biệt trong hoàn cảnh lúc này với năm 1997 là ở quy mô cuộc khủng hoảng. Lúc đó, chỉ có một số nước châu Á bị ảnh hưởng, nhưng nay phạm vi ảnh hưởng là trên toàn cầu.
Do đó, IMF sẽ phải dàn trải ngân quỹ cho các thị trường, trong khi Mỹ, châu Âu cũng đang phải nỗ lực để cứu thị trường tài chính của mình.
Đối với Singapore, hậu quả của khủng hoảng tài chính khiến nền kinh tế nước này trong quý 3/2008 đã tăng trưởng âm và điều này đã tác động đến tâm lý của nhà đầu tư và qua đó tác động mạnh đến thị trường chứng khoán ở nước này.
Chuyển qua diễn biến của thị trường chứng khoán khu vực. Hôm thứ Sáu, chứng khoán châu Á đã có phiên giao dịch hoảng loạn khi các chỉ số sụt giảm mạnh với biên độ từ 6% đến 9,6%.
Việc cắt giảm lãi suất cơ bản của một số quốc gia và vùng lãnh thổ ở châu Á trong tuần là quá ít, quá muộn để cứu thị trường chứng khoán. Nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán châu Á đã tháo chạy đẩy các thị trường rơi tự do.
Chứng khoán Nhật phiên cuối tuần đã sụt giảm 9,62% và trở thành phiên giao dịch có biện độ giảm lớn nhất kể từ năm 1987. Như vậy, trong tuần này, chỉ số Nikkei 225 đã có hai phiên giảm điểm trên 9% và đẩy chỉ số Nikkei 225 xuống mức thấp nhất kể từ tháng 5/2003.
Ngay khi thị trường mở cửa, chỉ số Nikkei 225 đã sụt giảm trên 9% và duy trì biên độ giảm đó đến hết ngày giao dịch. Với 7 ngày mất điểm liên tiếp, chứng khoán Nhật đã mất tới 24% giá trị và hơn 500 tỷ USD đã bị “bốc hơi”. Đây là mức giảm điểm mạnh nhất trong số các thị trường chứng khoán của các nước phát triển.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 mất 881,06 điểm, tương đương -9,62%, chốt ở mức 8.276,43. Khối lượng giao dịch phiên này đạt 3,27 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 8 cổ phiếu xuống điểm thì có 1 cổ phiếu lên điểm.
Điểm qua các thị trường khác: chỉ số Hang Seng của Hồng Kông giảm 1.146,37 điểm, tương đương -7,19%, đóng cửa ở mức 14.796,87, giảm 16,3% so với tuần trước.
Chỉ số Straits Times của Singapore mất 162,31 điểm, tương đương -7,72%, chốt ở mức 1.940,40, giảm 15,5% so với tuần trước.
Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc hạ 74,01 điểm, tương đương -3,57%, chốt ở mức 2.000,57, thấp hơn 12,78% giá trị so với tuần trước.
Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc hạ 53,42 điểm, tương ứng -4,13%, đóng cửa ở mức 1.241,47, giảm 12,55% so với tuần trước.
Thị trường | Chỉ số | Phiên trước | Đóng cửa | Tăng / giảm (điểm) | Tăng / giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 8.579,19 | 8.451,19 | 128,00 | 1,49 |
Nasdaq | 1.645,12 | 1.649,51 | 4,39 | 0,27 | |
S&P 500 | 909,92 | 899,22 | 10,70 | 1,18 | |
Anh | FTSE 100 | 4.366,69 | 3.932,06 | 381,74 | 8,85 |
Đức | DAX | 4.887,00 | 4.544,31 | 342,69 | 7,01 |
Pháp | CAC 40 | 3.442,70 | 3.176,49 | 266,21 | 7,73 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 5.130,71 | N/A | N/A | N/A |
Nhật | Nikkei 225 | 9.157,49 | 8.276,43 | 881,06 | 9,62 |
Hồng Kông | Hang Seng | 15.943,24 | 14.796,87 | 1.146,37 | 7,19 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.294,89 | 1.241,47 | 53,42 | 4,13 |
Singapore | Straits Times | 2.102,71 | 1.940,40 | 162,31 | 7,72 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 2.074,58 | 2.000,57 | 74,01 | 3,57 |
Nguồn: CNBC, Thomson Reuters, Bloomberg |