Niềm lạc quan của nhà đầu tư có nguy cơ mai một
Tháng 8/2007 đã gần khép lại mà diễn biến thị trường chứng khoán có vẻ vẫn chưa thực sự tươi sáng
Tháng 8/2007 đã gần khép lại mà diễn biến thị trường chứng khoán có vẻ vẫn chưa thực sự tươi sáng như mong mỏi của nhiều nhà đầu tư về chu kỳ tăng giá trong giai đoạn này.
Câu hỏi tiếp theo mà các nhà đầu tư quan tâm là những tháng cuối của năm sẽ ra sao? Liệu rằng lịch sử của những tháng cuối tươi đẹp như năm 2006 có quay lại với nhà đầu tư trong năm 2007 này không? Các nhà đầu tư thì vẫn có quyền hy vọng và cũng rất có thể niềm hy vọng này sẽ biến thành hành động mua vào.
Tuy nhiên, sự lạc quan trong tâm lý nhà đầu tư đang có chiều hướng ngày càng giảm đi và nếu thị trường cứ luẩn quẩn mãi quanh mức 900 điểm thì sự lạc quan này sẽ còn có nguy cơ bị mai một thêm nữa.
Diễn biến thị trường thời điểm vừa qua cho thấy, không riêng gì các nhà đầu tư trong nước, mà ngay cả các nhà đầu tư nước ngoài cũng có vẻ thích... “lướt sóng” .
Chính vì thế diễn biến mua ra, bán vào của các đối tượng này cũng khá phức tạp và thường là khi thị trường có vẻ “được giá” một chút là họ có thể sẵn sàng bán ra. Tuy nhiên, động thái “lướt sóng” của các nhà đầu tư ngoại thường bắt nguồn từ các đối tượng cá nhân hoặc các nhà đầu tư nhỏ, trong khi đó, các tổ chức đầu tư lớn của nước ngoài dường như đang “án binh bất động”.
Đối với các quỹ đầu tư lớn và các tổ chức đầu tư chuyên nghiệp nước ngoài thì mọi hành động của họ trong thời điểm này đều hết sức nhạy cảm và tất nhiên họ cũng rất ý thức được rõ vai trò của mình. Cho dù tiền trong túi các quỹ đầu tư nước ngoài hiện còn khá rủng rỉnh, nhưng vấn đề đối với đối tượng này hiện lại là chỗ để rót vốn.
Lý do là, các doanh nghiệp niêm yết có tiềm năng thì hầu hết đã hết “room” cho các nhà đầu tư nước ngoài, nên cơ hội lớn nhất cho các quỹ đầu tư nước ngoài là các đợt phát hành lần đầu ra công chúng (IPO) của các “đại gia” đang sắp cổ phần hoá như các ngân hàng thương mại nhà nước hay các công ty viễn thông.
Chính vì vậy, cho dù tiền trong túi các nhà đầu tư nước ngoài hiện còn khá rủng rỉnh, nhưng họ cũng không muốn “bơm” tuỳ tiện vì còn phải dành tiền cho những địa chỉ mà họ đã chờ đợi sẵn.
Trong khi đó, “nội lực” từ các nhà đầu tư trong nước lại đang khá yếu cùng với tinh thần của các đối tượng này cũng đang lung lay khiến cho thị trường cũng bị... lung lay theo. Lý do là, hy vọng nhen lên từ một vài phiên thị trường tăng giá lại bị tắt ngấm ngay chỉ sau vài phiên.
Cho dù các nhà đầu tư đều mạnh mồm tuyên bố rằng, họ vẫn rất tin vào sự phục hồi của thị trường và tương lai của thị trường sẽ còn rất sáng sủa, nhưng câu hỏi “khi nào?” lại là một câu hỏi quá khó để trả lời.
Câu hỏi tiếp theo mà các nhà đầu tư quan tâm là những tháng cuối của năm sẽ ra sao? Liệu rằng lịch sử của những tháng cuối tươi đẹp như năm 2006 có quay lại với nhà đầu tư trong năm 2007 này không? Các nhà đầu tư thì vẫn có quyền hy vọng và cũng rất có thể niềm hy vọng này sẽ biến thành hành động mua vào.
Tuy nhiên, sự lạc quan trong tâm lý nhà đầu tư đang có chiều hướng ngày càng giảm đi và nếu thị trường cứ luẩn quẩn mãi quanh mức 900 điểm thì sự lạc quan này sẽ còn có nguy cơ bị mai một thêm nữa.
Diễn biến thị trường thời điểm vừa qua cho thấy, không riêng gì các nhà đầu tư trong nước, mà ngay cả các nhà đầu tư nước ngoài cũng có vẻ thích... “lướt sóng” .
Chính vì thế diễn biến mua ra, bán vào của các đối tượng này cũng khá phức tạp và thường là khi thị trường có vẻ “được giá” một chút là họ có thể sẵn sàng bán ra. Tuy nhiên, động thái “lướt sóng” của các nhà đầu tư ngoại thường bắt nguồn từ các đối tượng cá nhân hoặc các nhà đầu tư nhỏ, trong khi đó, các tổ chức đầu tư lớn của nước ngoài dường như đang “án binh bất động”.
Đối với các quỹ đầu tư lớn và các tổ chức đầu tư chuyên nghiệp nước ngoài thì mọi hành động của họ trong thời điểm này đều hết sức nhạy cảm và tất nhiên họ cũng rất ý thức được rõ vai trò của mình. Cho dù tiền trong túi các quỹ đầu tư nước ngoài hiện còn khá rủng rỉnh, nhưng vấn đề đối với đối tượng này hiện lại là chỗ để rót vốn.
Lý do là, các doanh nghiệp niêm yết có tiềm năng thì hầu hết đã hết “room” cho các nhà đầu tư nước ngoài, nên cơ hội lớn nhất cho các quỹ đầu tư nước ngoài là các đợt phát hành lần đầu ra công chúng (IPO) của các “đại gia” đang sắp cổ phần hoá như các ngân hàng thương mại nhà nước hay các công ty viễn thông.
Chính vì vậy, cho dù tiền trong túi các nhà đầu tư nước ngoài hiện còn khá rủng rỉnh, nhưng họ cũng không muốn “bơm” tuỳ tiện vì còn phải dành tiền cho những địa chỉ mà họ đã chờ đợi sẵn.
Trong khi đó, “nội lực” từ các nhà đầu tư trong nước lại đang khá yếu cùng với tinh thần của các đối tượng này cũng đang lung lay khiến cho thị trường cũng bị... lung lay theo. Lý do là, hy vọng nhen lên từ một vài phiên thị trường tăng giá lại bị tắt ngấm ngay chỉ sau vài phiên.
Cho dù các nhà đầu tư đều mạnh mồm tuyên bố rằng, họ vẫn rất tin vào sự phục hồi của thị trường và tương lai của thị trường sẽ còn rất sáng sủa, nhưng câu hỏi “khi nào?” lại là một câu hỏi quá khó để trả lời.