13:27 23/09/2022

NIM ngân hàng nào bị tác động mạnh sau động thái tăng lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước?

Hoàng Lan

Sau quyết định tăng lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước, giới phân tích cho rằng, NIM toàn ngành sẽ thu hẹp nhưng mức độ tác động sẽ không giống nhau...

Ảnh minh hoạ.
Ảnh minh hoạ.

Hôm 22/9, Ngân hàng Nhà nước quyết định tăng một loạt lãi suất điều hành thêm 100 điểm cơ bản, có hiệu lực kể từ ngày 23/9. Đây là lần tăng lãi suất điều hành đầu tiên kể từ năm 2020, trong bối cảnh 8 tháng đầu năm 2022, hàng chục ngân hàng trung ương trên thế giới đều tăng lãi suất; đặc biệt là với Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), đã tăng tới 5 lần, đạt đỉnh 3% - 3,25%/năm. 

Nhận định về hành động của Ngân hàng Nhà nước, trong báo cáo nhận định ngành ngân hàng vừa công bố, Yuanta Việt Nam cho rằng điều này là cần thiết và sẽ giúp hạn chế áp lực lên tỷ giá. Tuy nhiên, việc tăng lãi suất điều hành sẽ gây áp lực lên chi phí huy động vốn của các ngân hàng thương mại. Tại phiên họp trước đó ngày 22/9, Thủ Tướng đã yêu cầu SBV xem xét tăng lãi suất điều hành và lãi suất huy động nhưng lại yêu cầu cố gắng giữ ổn định lãi suất cho vay để hỗ trợ nền kinh tế phục hồi sau đại dịch.

NIM ngân hàng nào bị tác động mạnh sau động thái tăng lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước? - Ảnh 1

Do đó, Yuanta dự báo NIM toàn ngành sẽ thu hẹp trong thời gian tới. Tuy nhiên tác động sẽ không giống nhau cho từng ngân hàng. Các ngân hàng có tỷ lệ LDR (tỷ lệ dư nợ tín dụng trên số vốn huy động) thấp như là HDB, MSB, VIB, VPB, hoặc các ngân hàng có tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn thấp như là ACB, HDB, MSB, VPB sẽ ít chịu áp lực về NIM hơn.

Đặc biệt các ngân hàng có tỷ lệ CASA cao như TCB, MBB, và VCB sẽ chống chịu tốt hơn trước tác động của xu hướng gia tăng chi phí vốn.

Giới phân tích dự báo lãi suất tiền gửi có thể tăng thêm 30-50 điểm cơ bản từ mức hiện tại vào cuối năm 2022. Theo đó, lãi suất tiền gửi 12 tháng của ngân hàng thương mại (bình quân) tăng lên mức 6,1-6,3%/năm vào cuối năm 2022. Sang năm 2023, đà tăng của lãi suất tiền gửi sẽ duy trì và dự báo lãi suất huy động tăng thêm 50 điểm cơ bản trong năm 2023, theo đó lãi suất tiền gửi 12 tháng của ngân hàng thương mại (bình quân) tăng lên mức 6,6-6,8%/năm vào cuối năm 2023, vẫn thấp hơn so với mức trước dịch là 7,0%/năm. 

Theo đó, Quyết định 1606/QD-NHNN tăng: Lãi suất tái chiết khấu thêm 1 điểm phần trăm (ppt) lên 3,5%/năm, lãi suất tái cấp vốn thêm +1ppt lên 5,0%/năm và lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước đối với các tổ chức tín dụng thêm +1ppt lên 6,0%/năm.

Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước còn ban hành Quyết định 1607/QD-NHNN về mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam. Lãi suất tiền gửi không kỳ hạn và có kì hạn dưới 1 tháng tăng +30bps lên 0,5%/năm, và 2) lãi suất tối đa đối với tiền gửi kì hạn 1 tháng đến dưới 6 tháng là 5,0%/năm (+1ppt).

 

 Quyết định 1606/QD-NHNN tăng: Lãi suất tái chiết khấu thêm 1 điểm phần trăm (ppt) lên 3,5%/năm, lãi suất tái cấp vốn thêm +1ppt lên 5,0%/năm và lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước đối với các tổ chức tín dụng thêm +1ppt lên 6,0%/năm.

Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước còn ban hành Quyết định 1607/QD-NHNN về mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam. Lãi suất tiền gửi không kỳ hạn và có kì hạn dưới 1 tháng tăng +30bps lên 0,5%/năm, và 2) lãi suất tối đa đối với tiền gửi kì hạn 1 tháng đến dưới 6 tháng là 5,0%/năm (+1ppt).