Nợ đọng xây dựng cơ bản đã giảm một nửa
Báo cáo của Bộ Tài chính cũng như các bộ cách đây 2 kỳ họp là khoảng 85 nghìn tỷ, đến hôm nay chỉ còn 43 nghìn tỷ
Cách đây hai kỳ họp Quốc hội nợ đọng xây dựng cơ bản khoảng 85 nghìn tỷ, nay kiểm tra lại chỉ còn 43 nghìn tỷ thôi, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh cho biết tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn sáng 19/11 của Quốc hội.
Tại đây, đại biểu Nguyễn Thành Tâm (Tây Ninh) đã "đòi nợ" Bộ trưởng Vinh, bởi từ kỳ họp thứ 4, đại biểu này đã có chất vấn gửi Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc thực hiện nhiệm vụ do Thủ tướng giao đó là rà soát, đánh giá và đề xuất các giải pháp xử lý đối với tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản.
Trong đó ông Tâm tập trung vào hai vấn đề: thứ nhất là phải xác định rõ các nguyên nhân dẫn đến tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản là ở đâu, có phải do kỷ luật ngân sách không nghiêm hay không? Thứ hai ông Tâm đề nghị phải làm rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan để xảy ra tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản.
Sau kỳ họp thứ 4, đại biểu Tâm nhận được công văn trả lời hứa là sẽ có thông báo kết quả sau khi tiến hành rà soát xong. Tuy nhiên đến kỳ họp thứ 5, vị đại biểu này vẫn không nhận được thông báo kết quả. “Do vậy tôi tiếp tục có văn bản gửi chất vấn lại, đến hiện nay tôi vẫn chưa nhận được trả lời của Bộ Kế hoạch đầu tư”, ông Tâm nói trước Quốc hội.
Điều khiến đại biểu Tâm băn khoăn là tại kỳ họp này, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về ngân sách nhà nước trong đó đặt ra yêu cầu là phải dành vốn đầu tư để ưu tiên trả nợ xây dựng cơ bản, như là một giải pháp để giải quyết khó khăn cho các doanh nghiệp.
Theo phân tích của ông Tâm, về mặt trách nhiệm tài chính và giải pháp về kinh tế thì đây là một yêu cầu hoàn toàn đúng đắn. Tuy nhiên xét ở góc độ của Luật Ngân sách và trách nhiệm quản lý của cá nhân, của cơ quan có liên quan thì chưa có câu trả lời thỏa đáng.
Liệu rằng vấn đề trách nhiệm đã bị khỏa lấp nhờ vào các áp lực giải nguy cho nền kinh tế ? Liệu có gì khuất tất trong rà soát đánh giá, xác định nguyên nhân của vấn đề, và liệu rằng tình trạng này có tiếp tục tái diễn hay không? Ông Tâm đặt câu hỏi.
Bày tỏ đồng thuận và đánh giá rất cao quyết tâm của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư trong việc chấn chỉnh hoạt động đầu tư, song đại biểu Tâm cho rằng nếu nguyên nhân về thể chế và trách nhiệm của những tồn tại không được xác định rõ ràng, xử lý không nghiêm thì việc xây dựng luật và thực hiện luật về đầu tư công sẽ kém hiệu quả.
Tôi đề nghị Bộ trưởng cho biết đã xử lý theo thẩm quyền hoặc tham mưu theo thẩm quyền để xử lý trách nhiệm của các bên liên quan như thế nào trong việc để xảy ra tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản và các giải pháp để ngăn ngừa tình trạng này tái diễn trong thời gian sắp tới như thế nào, ông Tâm nói.
Được mời giải đáp, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh nhấn mạnh nợ xây dựng cơ bản luôn luôn thay đổi. Báo cáo của Bộ Tài chính cũng như các bộ cách đây 2 kỳ họp là khoảng 85 nghìn tỷ, đến hôm nay chỉ còn 43 nghìn tỷ thôi, ông Vinh cho biết.
Cũng theo giải thích của Bộ trưởng thì trong thứ tự ưu tiên bố trí vốn đầu tư thì ưu tiên thứ nhất phải là dành cho những công trình đã hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng mà thiếu vốn phải ưu tiên thanh toán trước. Vì “chúng tôi ý thức được rằng nợ xây dựng cơ bản sẽ gây ra nhiều tác hại, trước hết là cho doanh nghiệp gặp khó khăn, thứ hai là liên đới đến nợ xấu ngân hàng, cho nên chúng ta phải kiên quyết giải quyết tốt vấn đề này”.
Vị tư lệnh ngành kế hoạch cũng nói rõ hơn là con số 85.000 tỷ là nằm trong danh mục kế hoạch. “Nếu anh ứng tự do anh làm ngoài kế hoạch thì việc đó tôi không chịu trách nhiệm trả tiền cho anh. Bởi vì chúng ta đã có một vài trường hợp rồi, nếu chúng ta cứ chạy theo địa phương, thanh toán cho họ những khoản họ tự làm ngoài kế hoạch thì sẽ nhiều địa phương làm theo. Cho nên Chính phủ chỉ thanh toán cho những công trình nằm trong kế hoạch nhà nước hiện nay rút xuống một nửa, chỉ còn có khoảng 42.000 tỷ”, ông Vinh khẳng định lại thông tin.
Chúng tôi theo dõi thì đến năm 2015 về cơ bản chúng ta khống chế được toàn bộ nợ xây dựng cơ bản trong kế hoạch nhà nước, nợ đọng xây dựng cơ bản đang giảm rất nhanh và nằm trong tầm kiểm soát của Chính phủ, đấy là điều rất tốt. Đến năm 2015 tôi tin việc này sẽ vào nề nếp hơn, Bộ trưởng lạc quan.
Thêm một lần nhấn nút, đại biểu Nguyễn Thành Tâm vẫn nhấn mạnh trách nhiệm của các cơ quan và cá nhân liên quan trong việc ra quyết định đầu tư hoặc các chủ trương đầu tư để xảy ra tình trạng nợ đọng xây dựng mà hậu quả là bây giờ chúng ta phải giải quyết. Nguyên nhân đó chúng ta có tính hay chưa và xử lý như thế nào để có thể khắc phục được tình hình, cũng là để khẳng định kỷ luật, kỷ cương ngân sách chúng ta nói rất nhiều nhưng không được chấp hành nghiêm, tôi muốn Bộ trưởng cho ý kiến thêm về việc này, ông Tâm nói.
Lấy ngay ví dụ giám sát tối cao về trái phiếu Chính phủ, Bộ cũng được giao tổng hợp kiểm điểm trách nhiệm của các cấp, các ngành về việc quản lý, sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ chưa hiệu quả, nhưng “rất ít người nhận trách nhiệm, có nhận nhưng rất chung chung, rất khó chỉ ra địa chỉ cụ thể”, ông Vinh phân trần khi được mời đứng dậy lần hai để trả lời.
Tại đây, đại biểu Nguyễn Thành Tâm (Tây Ninh) đã "đòi nợ" Bộ trưởng Vinh, bởi từ kỳ họp thứ 4, đại biểu này đã có chất vấn gửi Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc thực hiện nhiệm vụ do Thủ tướng giao đó là rà soát, đánh giá và đề xuất các giải pháp xử lý đối với tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản.
Trong đó ông Tâm tập trung vào hai vấn đề: thứ nhất là phải xác định rõ các nguyên nhân dẫn đến tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản là ở đâu, có phải do kỷ luật ngân sách không nghiêm hay không? Thứ hai ông Tâm đề nghị phải làm rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan để xảy ra tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản.
Sau kỳ họp thứ 4, đại biểu Tâm nhận được công văn trả lời hứa là sẽ có thông báo kết quả sau khi tiến hành rà soát xong. Tuy nhiên đến kỳ họp thứ 5, vị đại biểu này vẫn không nhận được thông báo kết quả. “Do vậy tôi tiếp tục có văn bản gửi chất vấn lại, đến hiện nay tôi vẫn chưa nhận được trả lời của Bộ Kế hoạch đầu tư”, ông Tâm nói trước Quốc hội.
Điều khiến đại biểu Tâm băn khoăn là tại kỳ họp này, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về ngân sách nhà nước trong đó đặt ra yêu cầu là phải dành vốn đầu tư để ưu tiên trả nợ xây dựng cơ bản, như là một giải pháp để giải quyết khó khăn cho các doanh nghiệp.
Theo phân tích của ông Tâm, về mặt trách nhiệm tài chính và giải pháp về kinh tế thì đây là một yêu cầu hoàn toàn đúng đắn. Tuy nhiên xét ở góc độ của Luật Ngân sách và trách nhiệm quản lý của cá nhân, của cơ quan có liên quan thì chưa có câu trả lời thỏa đáng.
Liệu rằng vấn đề trách nhiệm đã bị khỏa lấp nhờ vào các áp lực giải nguy cho nền kinh tế ? Liệu có gì khuất tất trong rà soát đánh giá, xác định nguyên nhân của vấn đề, và liệu rằng tình trạng này có tiếp tục tái diễn hay không? Ông Tâm đặt câu hỏi.
Bày tỏ đồng thuận và đánh giá rất cao quyết tâm của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư trong việc chấn chỉnh hoạt động đầu tư, song đại biểu Tâm cho rằng nếu nguyên nhân về thể chế và trách nhiệm của những tồn tại không được xác định rõ ràng, xử lý không nghiêm thì việc xây dựng luật và thực hiện luật về đầu tư công sẽ kém hiệu quả.
Tôi đề nghị Bộ trưởng cho biết đã xử lý theo thẩm quyền hoặc tham mưu theo thẩm quyền để xử lý trách nhiệm của các bên liên quan như thế nào trong việc để xảy ra tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản và các giải pháp để ngăn ngừa tình trạng này tái diễn trong thời gian sắp tới như thế nào, ông Tâm nói.
Được mời giải đáp, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh nhấn mạnh nợ xây dựng cơ bản luôn luôn thay đổi. Báo cáo của Bộ Tài chính cũng như các bộ cách đây 2 kỳ họp là khoảng 85 nghìn tỷ, đến hôm nay chỉ còn 43 nghìn tỷ thôi, ông Vinh cho biết.
Cũng theo giải thích của Bộ trưởng thì trong thứ tự ưu tiên bố trí vốn đầu tư thì ưu tiên thứ nhất phải là dành cho những công trình đã hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng mà thiếu vốn phải ưu tiên thanh toán trước. Vì “chúng tôi ý thức được rằng nợ xây dựng cơ bản sẽ gây ra nhiều tác hại, trước hết là cho doanh nghiệp gặp khó khăn, thứ hai là liên đới đến nợ xấu ngân hàng, cho nên chúng ta phải kiên quyết giải quyết tốt vấn đề này”.
Vị tư lệnh ngành kế hoạch cũng nói rõ hơn là con số 85.000 tỷ là nằm trong danh mục kế hoạch. “Nếu anh ứng tự do anh làm ngoài kế hoạch thì việc đó tôi không chịu trách nhiệm trả tiền cho anh. Bởi vì chúng ta đã có một vài trường hợp rồi, nếu chúng ta cứ chạy theo địa phương, thanh toán cho họ những khoản họ tự làm ngoài kế hoạch thì sẽ nhiều địa phương làm theo. Cho nên Chính phủ chỉ thanh toán cho những công trình nằm trong kế hoạch nhà nước hiện nay rút xuống một nửa, chỉ còn có khoảng 42.000 tỷ”, ông Vinh khẳng định lại thông tin.
Chúng tôi theo dõi thì đến năm 2015 về cơ bản chúng ta khống chế được toàn bộ nợ xây dựng cơ bản trong kế hoạch nhà nước, nợ đọng xây dựng cơ bản đang giảm rất nhanh và nằm trong tầm kiểm soát của Chính phủ, đấy là điều rất tốt. Đến năm 2015 tôi tin việc này sẽ vào nề nếp hơn, Bộ trưởng lạc quan.
Thêm một lần nhấn nút, đại biểu Nguyễn Thành Tâm vẫn nhấn mạnh trách nhiệm của các cơ quan và cá nhân liên quan trong việc ra quyết định đầu tư hoặc các chủ trương đầu tư để xảy ra tình trạng nợ đọng xây dựng mà hậu quả là bây giờ chúng ta phải giải quyết. Nguyên nhân đó chúng ta có tính hay chưa và xử lý như thế nào để có thể khắc phục được tình hình, cũng là để khẳng định kỷ luật, kỷ cương ngân sách chúng ta nói rất nhiều nhưng không được chấp hành nghiêm, tôi muốn Bộ trưởng cho ý kiến thêm về việc này, ông Tâm nói.
Lấy ngay ví dụ giám sát tối cao về trái phiếu Chính phủ, Bộ cũng được giao tổng hợp kiểm điểm trách nhiệm của các cấp, các ngành về việc quản lý, sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ chưa hiệu quả, nhưng “rất ít người nhận trách nhiệm, có nhận nhưng rất chung chung, rất khó chỉ ra địa chỉ cụ thể”, ông Vinh phân trần khi được mời đứng dậy lần hai để trả lời.