Nợ xấu vẫn đe dọa khu vực đồng Euro
Các ngân hàng khu vực Eurozone đang đối mặt với nguy cơ bị thiệt hại khoảng 195 tỷ Euro trong vòng 18 tháng tới
Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cảnh báo, các ngân hàng trong khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đang đối mặt với nguy cơ bị thiệt hại khoảng 195 tỷ Euro trong vòng 18 tháng tới do khủng hoảng tài chính.
CNBC dẫn lời các nhà phân tích cho hay, đồng Euro có thể phục hồi nhưng với tốc độ rất chậm, nhất là sau khi chỉ số xếp hạng tín dụng của Tây Ban Nha, nền kinh tế lớn thứ tư Eurozone, bị hạ bậc.
Trong một tuyên bố đưa ra hôm 28/4, Standard & Poor còn cho rằng, triển vọng của Tây Ban Nha ở mức tiêu cực và nước này có khả năng bị hạ bậc tín nhiệm nợ sâu hơn, nếu kết quả tài khóa tồi tệ hơn dự tính của Standard & Poor.
Thêm vào đó, hôm 31/5, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo cho rằng, thế giới cần thận trọng trước khả năng xảy ra một đợt suy giảm kinh tế thứ hai. Cảnh báo này cũng ảnh hưởng không nhỏ tới việc phục hồi giá trị đã mất của đồng Euro.
ECB cho rằng, các ngân hàng thuộc khu vực này cần phải dành nhiều tiền hơn để đề phòng rủi ro thua lỗ. Mức thua lỗ trong năm nay có thể ở mức 90 tỷ Euro và sẽ lên tới 105 tỷ Euro trong năm 2011. Đây là lần đầu tiên, ECB đưa ra ước tính cho năm 2011.
Mặc dù tổng các khoản nợ và chứng khoán xấu từ giữa năm 2007 đến cuối năm 2010 có thể thấp hơn so với tính toán trước đây, nhưng theo ECB, mức thua lỗ trong năm nay và năm sau sẽ vẫn rất lớn nếu rủi ro nợ chính phủ tăng lên và ảnh hưởng từ chính sách thắt lưng buộc bụng khiến tăng trưởng kinh tế bị đẩy lùi.
Tuy nhiên, sức mua trái phiếu chính phủ khu vực Eurozone đang tăng đáng kể. ECB bắt đầu mua trái phiếu chính phủ của Hy Lạp, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha từ hôm 3/5 để giúp bình ổn thị trường nợ, đồng thời hỗ trợ cho gói “giải cứu đồng Euro” trị giá gần 1.000 tỷ USD cùng với Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
Tính đến ngày 28/5 vừa qua, ECB đã mua được 35 tỷ Euro trái phiếu, cao hơn so với con số 26,5 tỷ Euro tuần trước đó, trong đó phần lớn là của các nước Nam Âu đang chịu tác động mạnh nhất từ sự bất ổn của thị trường tài chính.
Bên cạnh đó, ECB cũng thừa nhận, căng thẳng nợ của khu vực Eurozone có thể buộc ngân hàng này phải trì hoãn kế hoạch triển khai những khoản vay với lãi suất thấp được dùng để hỗ trợ các ngân hàng vượt qua khủng hoảng tài chính.
CNBC dẫn lời các nhà phân tích cho hay, đồng Euro có thể phục hồi nhưng với tốc độ rất chậm, nhất là sau khi chỉ số xếp hạng tín dụng của Tây Ban Nha, nền kinh tế lớn thứ tư Eurozone, bị hạ bậc.
Trong một tuyên bố đưa ra hôm 28/4, Standard & Poor còn cho rằng, triển vọng của Tây Ban Nha ở mức tiêu cực và nước này có khả năng bị hạ bậc tín nhiệm nợ sâu hơn, nếu kết quả tài khóa tồi tệ hơn dự tính của Standard & Poor.
Thêm vào đó, hôm 31/5, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo cho rằng, thế giới cần thận trọng trước khả năng xảy ra một đợt suy giảm kinh tế thứ hai. Cảnh báo này cũng ảnh hưởng không nhỏ tới việc phục hồi giá trị đã mất của đồng Euro.
ECB cho rằng, các ngân hàng thuộc khu vực này cần phải dành nhiều tiền hơn để đề phòng rủi ro thua lỗ. Mức thua lỗ trong năm nay có thể ở mức 90 tỷ Euro và sẽ lên tới 105 tỷ Euro trong năm 2011. Đây là lần đầu tiên, ECB đưa ra ước tính cho năm 2011.
Mặc dù tổng các khoản nợ và chứng khoán xấu từ giữa năm 2007 đến cuối năm 2010 có thể thấp hơn so với tính toán trước đây, nhưng theo ECB, mức thua lỗ trong năm nay và năm sau sẽ vẫn rất lớn nếu rủi ro nợ chính phủ tăng lên và ảnh hưởng từ chính sách thắt lưng buộc bụng khiến tăng trưởng kinh tế bị đẩy lùi.
Tuy nhiên, sức mua trái phiếu chính phủ khu vực Eurozone đang tăng đáng kể. ECB bắt đầu mua trái phiếu chính phủ của Hy Lạp, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha từ hôm 3/5 để giúp bình ổn thị trường nợ, đồng thời hỗ trợ cho gói “giải cứu đồng Euro” trị giá gần 1.000 tỷ USD cùng với Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
Tính đến ngày 28/5 vừa qua, ECB đã mua được 35 tỷ Euro trái phiếu, cao hơn so với con số 26,5 tỷ Euro tuần trước đó, trong đó phần lớn là của các nước Nam Âu đang chịu tác động mạnh nhất từ sự bất ổn của thị trường tài chính.
Bên cạnh đó, ECB cũng thừa nhận, căng thẳng nợ của khu vực Eurozone có thể buộc ngân hàng này phải trì hoãn kế hoạch triển khai những khoản vay với lãi suất thấp được dùng để hỗ trợ các ngân hàng vượt qua khủng hoảng tài chính.