“Nới” dự án dùng vốn trái phiếu: Thuyết phục Quốc hội thế nào?
Riêng 1 dự án điều chỉnh tăng quy mô do Bộ Giao thông Vận tải quản lý số vốn đã lên tới 1.511,466 tỷ đồng
Tại phiên họp thứ tám của Ủy ban Thường vụ Quốc hội bắt đầu từ sáng nay (4/5), Chính phủ xin bổ sung 5 dự án mới và điều chỉnh tăng quy mô 4 dự án vào danh mục vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2012 - 2015.
Mặc dù, nghị quyết 12/2011/QH 13 tại kỳ họp cuối năm 2011 của Quốc hội đã quy định “không bổ sung mới danh mục dự án, công trình sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2011 – 2015”.
Vì thế, dẫu đã nghe Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh nhắc đi nhắc lại tính cấp thiết của các dự án mới được Chính phủ đề nghị bổ sung, không ít ý kiến vẫn cho rằng, chỉ thế thì thật khó để thuyết phục được Quốc hội.
Bởi, như phân tích của Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện, Nghị quyết 12/2011/QH 13 ra đời cách đây 5 tháng cũng trên cơ sở thảo luận báo cáo của Chính phủ, mà lúc đó Chính phủ nói là không xin bổ sung, nay lại xin. Vậy cuối năm nay rồi sang năm, năm nữa có tiếp tục bổ sung không?
Điều được Chủ nhiệm Hiện nhấn mạnh là tờ trình của Chính phủ chưa trả lời được câu hỏi là tại sao phải bổ sung 5 dự án này mà không phải là dự án khác?
“Cần nói rõ là từ khi Quốc hội được thông qua có bao nhiêu công trình cần bổ sung, tiêu chí nào để chọn 5 công trình này. Nghị quyết của Quốc hội là luật, sửa đổi phải có căn cứ. Nói quan trọng thì công trình nào chả quan trọng, tôi không đồng ý là chỉ đưa 5 công trình, ông chọn thì chọn không chọn thì thôi”, ông Hiện phát biểu.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp Luật Phan Trung Lý cho rằng, “bổ sung vẫn phải bổ sung nhưng cách làm thế này không thuyết phục được Quốc hội”.
Theo ông thì việc này phải sửa nghị quyết của Quốc hội hoặc có nghị quyết mới chứ đâu phải chỉ trình ra là xong.
Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính - Ngân sách Quốc hội cũng thể hiện các quan điểm nhiều chiều.
Theo tờ trình của Chính phủ, 5 dự án được đề nghị bổ sung gồm: dự án đầu tư xây dựng cầu Năm Căn (Cà Mau); cầu Kim Xuyên (Tuyên Quang); nhà ở sinh viên của Trường đại học Trà Vinh; Bệnh viện Ung thư thành phố Đà Nẵng và 5 dự án thành phần thuộc dự án đường ven biển tỉnh Ninh Thuận.
Với các dự án này, đa số ý kiến trong Ủy ban Tài chính - Ngân sách đều “đề nghị Quốc hội chấp thuận”.
Riêng với 4 dự án điều chỉnh tăng quy mô do Bộ Giao thông Vận tải quản lý với số vốn mỗi dự án từ trên 100 tỷ đồng đến 1.511,466 tỷ đồng, Chủ nhiệm Phùng Quốc Hiển cho biết, đa số ý kiến đề nghị cần rà soát, xem xét lại tính hợp lý của việc này.
Theo cơ quan thẩm tra, hiện nay rất nhiều dự án điều chỉnh tăng quy mô quá lớn, một phần do khâu khảo sát, thiết kế, lập dự toán chưa chính xác, một phần do việc mở rộng đầu tư nhưng không tính tới khả năng đáp ứng của nguồn lực.
Một ví dụ điển hình được nêu tại báo cáo thẩm tra là tuyến đường kết nối giữa cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình với Quốc lộ 1, với tổng mức đầu tư 1.511,5 tỷ đồng, với quy mô 6,8km, quy mô đạt tiêu chuẩn cấp 3 đồng bằng, hai làn xe, tương đương với 222,3 tỷ đồng/km đường.
Bên cạnh các ý kiến đồng ý, theo Chủ nhiệm Hiển, có ý kiến tại cơ quan thẩm tra cho rằng, cần nghiêm túc thực hiện nghị quyết của Quốc hội: “Không bổ sung các dự án mới, không bố trí vốn cho phần điều chỉnh tổng mức đầu tư do tăng quy mô”.
Nhắc lại ý kiến của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân lưu ý, các dự án Chính phủ xin bổ sung không mới mà đã nằm trong chủ trương. Tuy nhiên lý do xin bổ sung cần viết lại cho thuyết phục hơn khi trình ra Quốc hội tại kỳ họp vào cuối tháng này.
Mặc dù, nghị quyết 12/2011/QH 13 tại kỳ họp cuối năm 2011 của Quốc hội đã quy định “không bổ sung mới danh mục dự án, công trình sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2011 – 2015”.
Vì thế, dẫu đã nghe Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh nhắc đi nhắc lại tính cấp thiết của các dự án mới được Chính phủ đề nghị bổ sung, không ít ý kiến vẫn cho rằng, chỉ thế thì thật khó để thuyết phục được Quốc hội.
Bởi, như phân tích của Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện, Nghị quyết 12/2011/QH 13 ra đời cách đây 5 tháng cũng trên cơ sở thảo luận báo cáo của Chính phủ, mà lúc đó Chính phủ nói là không xin bổ sung, nay lại xin. Vậy cuối năm nay rồi sang năm, năm nữa có tiếp tục bổ sung không?
Điều được Chủ nhiệm Hiện nhấn mạnh là tờ trình của Chính phủ chưa trả lời được câu hỏi là tại sao phải bổ sung 5 dự án này mà không phải là dự án khác?
“Cần nói rõ là từ khi Quốc hội được thông qua có bao nhiêu công trình cần bổ sung, tiêu chí nào để chọn 5 công trình này. Nghị quyết của Quốc hội là luật, sửa đổi phải có căn cứ. Nói quan trọng thì công trình nào chả quan trọng, tôi không đồng ý là chỉ đưa 5 công trình, ông chọn thì chọn không chọn thì thôi”, ông Hiện phát biểu.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp Luật Phan Trung Lý cho rằng, “bổ sung vẫn phải bổ sung nhưng cách làm thế này không thuyết phục được Quốc hội”.
Theo ông thì việc này phải sửa nghị quyết của Quốc hội hoặc có nghị quyết mới chứ đâu phải chỉ trình ra là xong.
Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính - Ngân sách Quốc hội cũng thể hiện các quan điểm nhiều chiều.
Theo tờ trình của Chính phủ, 5 dự án được đề nghị bổ sung gồm: dự án đầu tư xây dựng cầu Năm Căn (Cà Mau); cầu Kim Xuyên (Tuyên Quang); nhà ở sinh viên của Trường đại học Trà Vinh; Bệnh viện Ung thư thành phố Đà Nẵng và 5 dự án thành phần thuộc dự án đường ven biển tỉnh Ninh Thuận.
Với các dự án này, đa số ý kiến trong Ủy ban Tài chính - Ngân sách đều “đề nghị Quốc hội chấp thuận”.
Riêng với 4 dự án điều chỉnh tăng quy mô do Bộ Giao thông Vận tải quản lý với số vốn mỗi dự án từ trên 100 tỷ đồng đến 1.511,466 tỷ đồng, Chủ nhiệm Phùng Quốc Hiển cho biết, đa số ý kiến đề nghị cần rà soát, xem xét lại tính hợp lý của việc này.
Theo cơ quan thẩm tra, hiện nay rất nhiều dự án điều chỉnh tăng quy mô quá lớn, một phần do khâu khảo sát, thiết kế, lập dự toán chưa chính xác, một phần do việc mở rộng đầu tư nhưng không tính tới khả năng đáp ứng của nguồn lực.
Một ví dụ điển hình được nêu tại báo cáo thẩm tra là tuyến đường kết nối giữa cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình với Quốc lộ 1, với tổng mức đầu tư 1.511,5 tỷ đồng, với quy mô 6,8km, quy mô đạt tiêu chuẩn cấp 3 đồng bằng, hai làn xe, tương đương với 222,3 tỷ đồng/km đường.
Bên cạnh các ý kiến đồng ý, theo Chủ nhiệm Hiển, có ý kiến tại cơ quan thẩm tra cho rằng, cần nghiêm túc thực hiện nghị quyết của Quốc hội: “Không bổ sung các dự án mới, không bố trí vốn cho phần điều chỉnh tổng mức đầu tư do tăng quy mô”.
Nhắc lại ý kiến của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân lưu ý, các dự án Chính phủ xin bổ sung không mới mà đã nằm trong chủ trương. Tuy nhiên lý do xin bổ sung cần viết lại cho thuyết phục hơn khi trình ra Quốc hội tại kỳ họp vào cuối tháng này.