Nỗi lo tràn ngập, chứng khoán toàn cầu bất ổn
Bất ổn xung quanh vấn đề nợ công ở châu Âu khiến giá vàng xác lập kỷ lục mới, trong khi thị trường chứng khoán khắp nơi trồi sụt
Bất ổn xung quanh vấn đề nợ công ở châu Âu lại khiến nhà đầu tư lo lắng, giá vàng xác lập kỷ lục mới, trong khi thị trường chứng khoán khắp nơi trồi sụt. Riêng trên Phố Wall, Nasdaq đảo chiều thành công.
Kết thúc ngày giao dịch 6/12, trên thị trường Mỹ, Dow Jones hạ 19,90 điểm (-0,17%) xuống 11.362,19 điểm, S&P 500 giảm 1,59 điểm (-0,13%) xuống 1.223,12 điểm, Nasdaq ngược dòng tăng 3,46 điểm (+0,13%) lên 2.594,92 điểm.
Khối lượng cổ phiếu chuyển nhượng trên cả 3 sàn New York, American và Nasdaq đạt khoảng 6,27 tỷ; thấp hơn nhiều so với mức trung bình hàng ngày 8,62 tỷ cổ phiếu từ đầu năm tới nay.
Hôm qua, nhóm cổ phiếu hàng hóa nguyên liệu thô, năng lượng tăng điểm mạnh nhất do đồng USD suy yếu, nhưng biên độ giảm được thu hẹp nhờ cổ phiếu công nghệ.
Giá vàng tương lai tăng lên mức cao kỷ lục 1.429,40 USD/oz. Vàng giao ngay cũng tăng 9,43 USD/oz (0,7%) lên 1.423,50 USD/oz, sau khi chạm mức cao kỷ lục 1,427.55 USD/oz vào đầu phiên.
Giá bạc giao tháng 3 tăng 46 cent (1,6%) lên 29,73 USD/oz, sau khi vượt mốc 30 USD/oz, mức cao nhất trong vòng 30 năm qua của kim loại này. Tháng 1/1980, giá bạc từng chạm mức cao kỷ lục, trên 50 USD/oz.
Thị trường bị tác động mạnh sau tuyên bố của Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) Ben Bernanke trên kênh truyền hình CBS rằng, giá trị gói kích thích lần 2 có thể vượt hơn 600 tỷ USD.
Một yếu tố khác cũng tác động đến tâm lý nhà đầu tư là sự chia rẽ giữa các quan chức châu Âu xung quanh kế hoạch mở rộng quy mô của quỹ giải cứu 1.000 tỷ USD.
Khu vực chứng khoán châu Âu cũng đóng cửa với kết quả trái chiều. Trong đó, chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 0,43%, chỉ số DAX của Đức tăng 0,1%, còn chỉ số CAC 40 của Pháp trượt nhẹ 0,04%.
Không nằm ngoài xu hướng chung, cùng chịu ảnh hưởng từ tuyên bố của Chủ tịch FED Ben Bernanke, các thị trường chứng khoán chủ chốt ở châu Á trồi sụt trong phiên giao dịch đầu tuần.
Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản hạ 0,11% xuống 10.16,23 điểm. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông giảm 0,36% xuống 23.237,69 điểm. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc hạ 0,18% xuống 1.953,64 điểm.
Ở chiều ngược lại, chỉ số Shanghai Composite tăng 0,52% lên 2.857,18 điểm, mức cao nhất trong 7 ngày qua, sau khi chính phủ nước này khẳng định sẽ thắt chặt chính sách tiền tệ. Straits Times của Singapore tăng 0,28%, Taiex của Đài Loan tăng 0,91%.
Kết thúc ngày giao dịch 6/12, trên thị trường Mỹ, Dow Jones hạ 19,90 điểm (-0,17%) xuống 11.362,19 điểm, S&P 500 giảm 1,59 điểm (-0,13%) xuống 1.223,12 điểm, Nasdaq ngược dòng tăng 3,46 điểm (+0,13%) lên 2.594,92 điểm.
Khối lượng cổ phiếu chuyển nhượng trên cả 3 sàn New York, American và Nasdaq đạt khoảng 6,27 tỷ; thấp hơn nhiều so với mức trung bình hàng ngày 8,62 tỷ cổ phiếu từ đầu năm tới nay.
Hôm qua, nhóm cổ phiếu hàng hóa nguyên liệu thô, năng lượng tăng điểm mạnh nhất do đồng USD suy yếu, nhưng biên độ giảm được thu hẹp nhờ cổ phiếu công nghệ.
Giá vàng tương lai tăng lên mức cao kỷ lục 1.429,40 USD/oz. Vàng giao ngay cũng tăng 9,43 USD/oz (0,7%) lên 1.423,50 USD/oz, sau khi chạm mức cao kỷ lục 1,427.55 USD/oz vào đầu phiên.
Giá bạc giao tháng 3 tăng 46 cent (1,6%) lên 29,73 USD/oz, sau khi vượt mốc 30 USD/oz, mức cao nhất trong vòng 30 năm qua của kim loại này. Tháng 1/1980, giá bạc từng chạm mức cao kỷ lục, trên 50 USD/oz.
Thị trường bị tác động mạnh sau tuyên bố của Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) Ben Bernanke trên kênh truyền hình CBS rằng, giá trị gói kích thích lần 2 có thể vượt hơn 600 tỷ USD.
Một yếu tố khác cũng tác động đến tâm lý nhà đầu tư là sự chia rẽ giữa các quan chức châu Âu xung quanh kế hoạch mở rộng quy mô của quỹ giải cứu 1.000 tỷ USD.
Khu vực chứng khoán châu Âu cũng đóng cửa với kết quả trái chiều. Trong đó, chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 0,43%, chỉ số DAX của Đức tăng 0,1%, còn chỉ số CAC 40 của Pháp trượt nhẹ 0,04%.
Không nằm ngoài xu hướng chung, cùng chịu ảnh hưởng từ tuyên bố của Chủ tịch FED Ben Bernanke, các thị trường chứng khoán chủ chốt ở châu Á trồi sụt trong phiên giao dịch đầu tuần.
Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản hạ 0,11% xuống 10.16,23 điểm. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông giảm 0,36% xuống 23.237,69 điểm. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc hạ 0,18% xuống 1.953,64 điểm.
Ở chiều ngược lại, chỉ số Shanghai Composite tăng 0,52% lên 2.857,18 điểm, mức cao nhất trong 7 ngày qua, sau khi chính phủ nước này khẳng định sẽ thắt chặt chính sách tiền tệ. Straits Times của Singapore tăng 0,28%, Taiex của Đài Loan tăng 0,91%.
Thị trường | Chỉ số | Phiên trước | Đóng cửa | Tăng/giảm (điểm) | Tăng/giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 11.382,10 | 11.362,20 | 19,90 | 0,17 |
S&P 500 | 1.224,71 | 1.223,12 | 1,59 | 0,13 | |
Nasdaq | 2.591,46 | 2.594,92 | 3,46 | 0,13 | |
Anh | FTSE 100 | 5.745,32 | 5.770,28 | 24,96 | 0,43 |
Pháp | CAC 40 | 3.750,55 | 3.749,23 | 1,32 | 0,04 |
Đức | DAX | 6.947,72 | 6.954,38 | 6,66 | 0,10 |
Nhật Bản | Nikkei 225 | 10.178,30 | 10.167,20 | 11,09 | 0,11 |
Hồng Kông | Hang Seng | 23.320,50 | 23.237,70 | 82,83 | 0,36 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 2.842,43 | 2.857,18 | 14,75 | 0,52 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 8.624,01 | 8.702,23 | 78,22 | 0,91 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.957,26 | 1.953,64 | 3,62 | 0,18 |
Ấn Độ | BSE | 19.966,90 | 19.981,30 | 14,38 | 0,07 |
Singapore | Straits Times | 3.172,44 | 3.181,41 | 8,97 | 0,28 |
Nguồn: CNBC, Market Watch. |