Nói rõ thêm về những con số thu hút FDI
Nếu tính trên thu nhập bình quân đầu người và so với GDP thì nước ta là nước thu hút FDI vào loại bậc nhất trên thế giới
Trong báo cáo chính thức của các cơ quan nhà nước và các phương tiện thông tin đại chúng đều khẳng định kết quả “trên cả tuyệt vời” về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với mức kỷ lục đạt 20,3 tỉ đô la vốn đăng ký trong năm 2007, tăng 69,1% so với năm 2006 và 58% so với kế hoạch đề ra.
Đồng thời, dư luận băn khoăn về vốn thực hiện FDI đạt thấp, mới chỉ khoảng 4,6 tỉ đô la so với con số 20,3 tỉ vốn đăng ký năm 2007, tỷ lệ vốn thực hiện chỉ đạt khoảng vài chục phần trăm.
Mấy năm gần đây thu hút FDI tăng mạnh, nếu tính trên thu nhập bình quân đầu người và so với GDP thì nước ta là nước thu hút FDI vào loại bậc nhất trên thế giới. Nó đang và sẽ tác động mạnh hơn đến phát triển kinh tế - xã hội và các cân đối kinh tế vĩ mô.
Vì vậy, đã đến lúc, chúng ta phải xem xét, xây dựng một cách chi tiết hơn, chính xác hơn, đầy đủ hơn, khoa học hơn các con số về thu hút FDI, thay cho hai con số đơn giản được được công bố rộng rãi cho đến nay: vốn đăng ký và vốn thực hiện.
Trước hết nói về vốn đăng ký. Vốn đăng ký là tổng số vốn đăng ký của các dự án được cấp giấy phép hoặc giấy chứng nhận đầu tư trong năm. Đây là số vốn mà các chủ đầu tư cam kết sẽ bỏ ra để thực hiện dự án, không có nghĩa là vốn đăng ký thu hút FDI. Đó là vì, trong các dự án FDI có cả sự tham gia của các chủ đầu tư trong nước.
Lấy tổng số vốn đăng ký của các dự án trừ đi số vốn mà các chủ đầu tư trong nước cam kết, số còn lại là vốn thuần mà các chủ đầu tư nước ngoài cam kết sẽ bỏ ra thực hiện dự án. Đây mới chính là số FDI đăng ký thu hút được. Theo phân tích trên thì số vốn đăng ký FDI thuần sẽ thấp hơn con số mà chúng ta đã công bố.
Con số đó là bao nhiêu tùy thuộc vào tỷ lệ tham gia của các đối tác Việt Nam. Thí dụ, năm 2007 tỷ lệ vốn của các đối tác trong nước là 30% thì con số đăng ký FDI năm 2007 là 20,3 x 70% = 14,2 tỉ đô la.
Việc so sánh tỷ lệ vốn thực hiện với vốn đăng ký của cùng một năm là khập khiễng, thiếu khoa học. Bởi vì, trong đầu tư bao giờ cũng có độ trễ, thời gian thi công kéo dài và sự gối đầu trong giải ngân. Cách làm phù hợp là phải thống kê tất cả số vốn của các dự án được giải ngân trong năm so với số vốn đăng ký hay vốn cam kết của các dự án đó.
Theo đó, có khi dự án được cấp phép trong năm nhưng chưa giải ngân được trong năm đó phải loại ra, ngược lại có những dự án được cấp phép trong những năm trước đó có giải ngân vốn lại được thống kê vào trong năm tính toán. Tính theo cách trên thì tỷ lệ vốn thực hiện năm 2007 sẽ được cải thiện hơn.
Chúng ta ít công bố số vốn của các dự án bị rút giấy phép và bị giải thể trước thời hạn. Được biết, số dự án bị rút giấy phép năm 2005 là 1,27 tỉ đô la, chiếm tỷ lệ so với vốn đăng ký được cấp phép trong cùng năm đó khoảng 20%.
Tính theo cách tính của vốn thực hiện đã nêu trên thì tỷ lệ vốn thất bại của năm 2005 sẽ cao hơn vì mấy năm trước 2005 ta thu hút được ít vốn FDI hơn. Con số này nói lên môi trường đầu tư kinh doanh tuy đã được cải thiện nhiều, nhưng vẫn còn tiềm ẩn không ít yếu tố rủi ro.
Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư năm 2005 có quy định hình thức đầu tư sáp nhập, mua lại (điều 153 và điều 22,25) theo hình thức đầu tư trực tiếp, tức là nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn và tham gia quản lý hoạt động đầu tư.
Trong Báo cáo đầu tư thế giới năm 2007 của UNCTAD, hoạt động sáp nhập, mua lại (M&A) năm 2006 rất sôi động, đạt 880 tỉ đô la, trong khi con số thu hút FDI là 1.306 tỉ đô la. Ở nước ta năm 2006 đã có 32 vụ M&A thành công với tổng giá trị 245 triệu đô la, vượt xa năm 2005 là 18 vụ với 61 triệu đô la (vnexpress.net ngày 30/5/2007). Trong công bố thu hút FDI năm 2007 nếu chưa có hình thức M&A thì cần bổ sung vào.
Trong con số thu hút FDI của năm 2007 có 8,5 tỉ đô la là đầu tư vào dịch vụ trong đó phần lớn là kinh doanh bất động sản. Điều này cần được phân tích sâu hơn là đơn giản đưa ra nhận định nó phù hợp với cam kết gia nhập WTO.
Báo cáo của Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) về 200 doanh nghiệp lớn nhất của Việt Nam tháng 9/2007 có cảnh báo: Các doanh nghiệp lớn đang thực hiện phong trào đầu tư vào bất động sản và chứng khoán, chưa quan tâm đúng mức đến lĩnh vực đầu tư cốt lõi, làm cho sản xuất, kinh doanh thêm rủi ro và khó thực hiện.
Có lẽ FDI năm 2007 cũng bị cuốn vào “vòng xoáy” của các doanh nghiệp lớn trong nước với sự dẫn dắt của các doanh nghiệp này. Trong công nghiệp, cần định rõ số vốn thu hút được vào công nghiệp phụ trợ, vì nó góp phần quan trọng vào giảm tỷ lệ nhập siêu cao và kiềm chế tốc độ tăng giá (CPI) trong những năm tới.
Làm rõ được các con số trên về thu hút FDI sẽ giúp các cơ quan hoạch định chính sách của Nhà nước, trước mắt là kỳ họp Quốc hội đầu năm 2008, có điều kiện thuận lợi hơn để xem xét, đưa ra quyết sách sát thực tiễn hơn, đúng đắn hơn. Có làm được hay không phụ thuộc vào quyết tâm của các cơ quan chức năng.
Đồng thời, dư luận băn khoăn về vốn thực hiện FDI đạt thấp, mới chỉ khoảng 4,6 tỉ đô la so với con số 20,3 tỉ vốn đăng ký năm 2007, tỷ lệ vốn thực hiện chỉ đạt khoảng vài chục phần trăm.
Mấy năm gần đây thu hút FDI tăng mạnh, nếu tính trên thu nhập bình quân đầu người và so với GDP thì nước ta là nước thu hút FDI vào loại bậc nhất trên thế giới. Nó đang và sẽ tác động mạnh hơn đến phát triển kinh tế - xã hội và các cân đối kinh tế vĩ mô.
Vì vậy, đã đến lúc, chúng ta phải xem xét, xây dựng một cách chi tiết hơn, chính xác hơn, đầy đủ hơn, khoa học hơn các con số về thu hút FDI, thay cho hai con số đơn giản được được công bố rộng rãi cho đến nay: vốn đăng ký và vốn thực hiện.
Trước hết nói về vốn đăng ký. Vốn đăng ký là tổng số vốn đăng ký của các dự án được cấp giấy phép hoặc giấy chứng nhận đầu tư trong năm. Đây là số vốn mà các chủ đầu tư cam kết sẽ bỏ ra để thực hiện dự án, không có nghĩa là vốn đăng ký thu hút FDI. Đó là vì, trong các dự án FDI có cả sự tham gia của các chủ đầu tư trong nước.
Lấy tổng số vốn đăng ký của các dự án trừ đi số vốn mà các chủ đầu tư trong nước cam kết, số còn lại là vốn thuần mà các chủ đầu tư nước ngoài cam kết sẽ bỏ ra thực hiện dự án. Đây mới chính là số FDI đăng ký thu hút được. Theo phân tích trên thì số vốn đăng ký FDI thuần sẽ thấp hơn con số mà chúng ta đã công bố.
Con số đó là bao nhiêu tùy thuộc vào tỷ lệ tham gia của các đối tác Việt Nam. Thí dụ, năm 2007 tỷ lệ vốn của các đối tác trong nước là 30% thì con số đăng ký FDI năm 2007 là 20,3 x 70% = 14,2 tỉ đô la.
Việc so sánh tỷ lệ vốn thực hiện với vốn đăng ký của cùng một năm là khập khiễng, thiếu khoa học. Bởi vì, trong đầu tư bao giờ cũng có độ trễ, thời gian thi công kéo dài và sự gối đầu trong giải ngân. Cách làm phù hợp là phải thống kê tất cả số vốn của các dự án được giải ngân trong năm so với số vốn đăng ký hay vốn cam kết của các dự án đó.
Theo đó, có khi dự án được cấp phép trong năm nhưng chưa giải ngân được trong năm đó phải loại ra, ngược lại có những dự án được cấp phép trong những năm trước đó có giải ngân vốn lại được thống kê vào trong năm tính toán. Tính theo cách trên thì tỷ lệ vốn thực hiện năm 2007 sẽ được cải thiện hơn.
Chúng ta ít công bố số vốn của các dự án bị rút giấy phép và bị giải thể trước thời hạn. Được biết, số dự án bị rút giấy phép năm 2005 là 1,27 tỉ đô la, chiếm tỷ lệ so với vốn đăng ký được cấp phép trong cùng năm đó khoảng 20%.
Tính theo cách tính của vốn thực hiện đã nêu trên thì tỷ lệ vốn thất bại của năm 2005 sẽ cao hơn vì mấy năm trước 2005 ta thu hút được ít vốn FDI hơn. Con số này nói lên môi trường đầu tư kinh doanh tuy đã được cải thiện nhiều, nhưng vẫn còn tiềm ẩn không ít yếu tố rủi ro.
Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư năm 2005 có quy định hình thức đầu tư sáp nhập, mua lại (điều 153 và điều 22,25) theo hình thức đầu tư trực tiếp, tức là nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn và tham gia quản lý hoạt động đầu tư.
Trong Báo cáo đầu tư thế giới năm 2007 của UNCTAD, hoạt động sáp nhập, mua lại (M&A) năm 2006 rất sôi động, đạt 880 tỉ đô la, trong khi con số thu hút FDI là 1.306 tỉ đô la. Ở nước ta năm 2006 đã có 32 vụ M&A thành công với tổng giá trị 245 triệu đô la, vượt xa năm 2005 là 18 vụ với 61 triệu đô la (vnexpress.net ngày 30/5/2007). Trong công bố thu hút FDI năm 2007 nếu chưa có hình thức M&A thì cần bổ sung vào.
Trong con số thu hút FDI của năm 2007 có 8,5 tỉ đô la là đầu tư vào dịch vụ trong đó phần lớn là kinh doanh bất động sản. Điều này cần được phân tích sâu hơn là đơn giản đưa ra nhận định nó phù hợp với cam kết gia nhập WTO.
Báo cáo của Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) về 200 doanh nghiệp lớn nhất của Việt Nam tháng 9/2007 có cảnh báo: Các doanh nghiệp lớn đang thực hiện phong trào đầu tư vào bất động sản và chứng khoán, chưa quan tâm đúng mức đến lĩnh vực đầu tư cốt lõi, làm cho sản xuất, kinh doanh thêm rủi ro và khó thực hiện.
Có lẽ FDI năm 2007 cũng bị cuốn vào “vòng xoáy” của các doanh nghiệp lớn trong nước với sự dẫn dắt của các doanh nghiệp này. Trong công nghiệp, cần định rõ số vốn thu hút được vào công nghiệp phụ trợ, vì nó góp phần quan trọng vào giảm tỷ lệ nhập siêu cao và kiềm chế tốc độ tăng giá (CPI) trong những năm tới.
Làm rõ được các con số trên về thu hút FDI sẽ giúp các cơ quan hoạch định chính sách của Nhà nước, trước mắt là kỳ họp Quốc hội đầu năm 2008, có điều kiện thuận lợi hơn để xem xét, đưa ra quyết sách sát thực tiễn hơn, đúng đắn hơn. Có làm được hay không phụ thuộc vào quyết tâm của các cơ quan chức năng.