Nộp ngân sách 21.000 tỷ đồng từ xử phạt hàng giả, hàng nhái
Trong năm 2016, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia đã xử lý 223.000 vụ gian lận thương mại, hàng giả và thu nộp ngân sách hơn 21.000 tỷ đồng
Ban chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389) vừa có kết quả báo cáo về công tác năm 2016 và phương hướng năm 2017.
Theo báo cáo, trong năm 2016, tình hình hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên các tuyến, địa bàn cả nước diễn biến phức tạp. Hàng hóa vi phạm rất đa dạng, tập trung nhiều vào nhóm các mặt hàng cấm, hàng có thuế xuất cao, hàng tiêu dùng thiết yếu, như: Ma túy, vật liệu nổ, pháo nổ, rượu ngoại, thuốc lá điếu ngoại, thực phẩm tươi sống, gia cầm, gia súc, hàng tiêu dùng các loại...
Trong khi đó, các đối tượng buôn lậu hoạt động ngày càng tinh vi, có tổ chức và manh động hơn nhằm đưa các loại hàng lậu vào nội địa tiêu thụ.
Kết quả sơ bộ cho thấy, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, các bộ, ngành, địa phương chỉ đạo lực lượng chức năng các cấp phát hiện, xử lý 223.262 vụ việc vi phạm, tăng 8,23% so với năm 2015.
Số thu nộp ngân sách Nhà nước từ tiền xử phạt vi phạm hành chính, bán hàng tịch thu và công tác thanh tra, kiểm tra, truy thu thuế đạt 21.556 tỷ đồng, tăng 59,23% so với năm 2015. Khởi tố 1.561 vụ đối với 1.863 đối tượng.
Một số vụ đáng chú ý tại các tuyến biên giới, cửa khẩu hay cửa khẩu cảng biển như vụ kiểm tra, bắt giữ hơn 20 tấn thịt lợn bốc mùi hôi thối và 10 kg ma túy tổng hợp dạng đá tại Lạng Sơn; vụ bắt giữ 42.000 viên ma túy tổng hợp và 4 bánh heroin tại Quảng Trị.
Hay vụ bắt quả tang Công ty Cổ phân Dương Đông Hòa Phú, tỉnh Bình Thuận có hành vi gian lận trong khai báo nhập khẩu xăng dầu để trốn thuế đối với trên 9.173 tấn xăng Ron A92; phát hiện, xử lý hành vi mua bán trái phép 755.000 lít dầu D.O tại vùng biển Cà Mau….
Theo Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, tại thị trường nội địa, tình trạng buôn bán, tiêu thụ, vận chuyển trái phép các loại hàng hóa không rõ nguồn gốc; sản xuất, kinh doanh hàng cấm, hàng giả vẫn còn xảy ra, đặc biệt là hai thành phố lớn là Tp.HCM và Tp.Hà Nội.
Cụ thể, tại Tp.HCM, cơ quan quản lý kiểm tra, tạm giữ 127,9 tấn bột ngọt các loại có dấu hiệu giả mạo về nguồn gốc hàng hóa. Trong tháng 10/2016, Cục Hải quan Tp.HCM đã phối hợp với các cơ quan liên quan liên tiếp phát hiện, bắt giữ 3 vụ buôn lậu sản phẩm của động vật hoang dã, tang vật thu giữ trên 3 tấn ngà voi và hàng trăm kg vẩy tê tê…
Còn tại Hà Nội, một số vụ việc điển hình bị phát hiện và xử lý như 20 tấn phụ tùng xe máy giả, 80.000 bao thuốc lá lậu, 4 tấn ruốc gà không rõ nguồn gốc, gần 5 tấn thực phẩm đông lạnh đang trong giai đoạn bốc mùi hôi thối; vụ bắt giữ khoảng 50 kg hàng vô chủ nghi là sừng tê giác tại sân bay Quốc tế Nội Bài.
Ngoài ra, các cơ quan quản lý cũng phát hiện, xử lý hàng chục tấn thịt lợn, mỡ động vật và nội tạng thối tại Hưng Yên, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thanh Hoá…
Theo báo cáo, trong năm 2016, tình hình hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên các tuyến, địa bàn cả nước diễn biến phức tạp. Hàng hóa vi phạm rất đa dạng, tập trung nhiều vào nhóm các mặt hàng cấm, hàng có thuế xuất cao, hàng tiêu dùng thiết yếu, như: Ma túy, vật liệu nổ, pháo nổ, rượu ngoại, thuốc lá điếu ngoại, thực phẩm tươi sống, gia cầm, gia súc, hàng tiêu dùng các loại...
Trong khi đó, các đối tượng buôn lậu hoạt động ngày càng tinh vi, có tổ chức và manh động hơn nhằm đưa các loại hàng lậu vào nội địa tiêu thụ.
Kết quả sơ bộ cho thấy, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, các bộ, ngành, địa phương chỉ đạo lực lượng chức năng các cấp phát hiện, xử lý 223.262 vụ việc vi phạm, tăng 8,23% so với năm 2015.
Số thu nộp ngân sách Nhà nước từ tiền xử phạt vi phạm hành chính, bán hàng tịch thu và công tác thanh tra, kiểm tra, truy thu thuế đạt 21.556 tỷ đồng, tăng 59,23% so với năm 2015. Khởi tố 1.561 vụ đối với 1.863 đối tượng.
Một số vụ đáng chú ý tại các tuyến biên giới, cửa khẩu hay cửa khẩu cảng biển như vụ kiểm tra, bắt giữ hơn 20 tấn thịt lợn bốc mùi hôi thối và 10 kg ma túy tổng hợp dạng đá tại Lạng Sơn; vụ bắt giữ 42.000 viên ma túy tổng hợp và 4 bánh heroin tại Quảng Trị.
Hay vụ bắt quả tang Công ty Cổ phân Dương Đông Hòa Phú, tỉnh Bình Thuận có hành vi gian lận trong khai báo nhập khẩu xăng dầu để trốn thuế đối với trên 9.173 tấn xăng Ron A92; phát hiện, xử lý hành vi mua bán trái phép 755.000 lít dầu D.O tại vùng biển Cà Mau….
Theo Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, tại thị trường nội địa, tình trạng buôn bán, tiêu thụ, vận chuyển trái phép các loại hàng hóa không rõ nguồn gốc; sản xuất, kinh doanh hàng cấm, hàng giả vẫn còn xảy ra, đặc biệt là hai thành phố lớn là Tp.HCM và Tp.Hà Nội.
Cụ thể, tại Tp.HCM, cơ quan quản lý kiểm tra, tạm giữ 127,9 tấn bột ngọt các loại có dấu hiệu giả mạo về nguồn gốc hàng hóa. Trong tháng 10/2016, Cục Hải quan Tp.HCM đã phối hợp với các cơ quan liên quan liên tiếp phát hiện, bắt giữ 3 vụ buôn lậu sản phẩm của động vật hoang dã, tang vật thu giữ trên 3 tấn ngà voi và hàng trăm kg vẩy tê tê…
Còn tại Hà Nội, một số vụ việc điển hình bị phát hiện và xử lý như 20 tấn phụ tùng xe máy giả, 80.000 bao thuốc lá lậu, 4 tấn ruốc gà không rõ nguồn gốc, gần 5 tấn thực phẩm đông lạnh đang trong giai đoạn bốc mùi hôi thối; vụ bắt giữ khoảng 50 kg hàng vô chủ nghi là sừng tê giác tại sân bay Quốc tế Nội Bài.
Ngoài ra, các cơ quan quản lý cũng phát hiện, xử lý hàng chục tấn thịt lợn, mỡ động vật và nội tạng thối tại Hưng Yên, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thanh Hoá…