Ồ ạt sa thải, nhiều hãng công nghệ đứng trước bước ngoặt lớn
Từ đầu năm đến nay, các công ty công nghệ tại Mỹ đã cắt giảm khoảng 63.000 việc làm
Kế hoạch sa thải 5.000 nhân viên mà Cisco Systems công bố ngày 17/8 nhiều khả năng sẽ không phải là đợt cắt giảm nhân sự quy mô lớn cuối cùng ở thung lũng Silicon - khu vực tập trung nhiều hãng công nghệ lớn tại Mỹ - trong bối cảnh các công ty phần cứng không theo kịp nổi sự dịch chuyển nhanh chóng của công nghệ.
Hãng tin Reuters dẫn lời các nhà phân tích nói rằng những công ty vốn phụ thuộc vào việc bán máy tính, con chip, máy chủ, bộ định tuyến (router) và các thiết bị khác đang ở vào thế đặc biệt dễ bị tổn thương bởi sự thay đổi công nghệ. Hiện nay, các ứng dụng trên điện thoại di động và điện toán đám mây ngày càng giữ vai trò quan trọng, trong khi các thiết bị phần cứng không còn hấp dẫn như trước.
Trước đợt sa thải nói trên của Cisco, hồi tháng 4, Intel tuyên bố cắt giảm 12.000 nhân viên. Vào tháng 1, hãng máy tính Dell công bố cắt giảm 10.000 vị trí và dự kiến sẽ sa thải thêm sau khi hoàn tất thương vụ mua lại công ty lưu trữ dữ liệu EMC với giá 67 tỷ USD.
Từ đầu năm đến nay, các công ty công nghệ tại Mỹ đã cắt giảm khoảng 63.000 việc làm - theo công ty tư vấn việc làm Challenger, Gray & Christmas.
“Ngành công nghệ đang trải qua một sự thay đổi lớn. Sẽ còn nhiều thách thức xảy đến”, nhà phân tích Trip Chowdhry thuộc Global Equities Research phát biểu.
Chowdhry dự báo các đợt cắt giảm nhân sự quy mô lớn trong ngành công nghệ sẽ tiếp tục diễn ra khi ngày càng có nhiều công ty đăng ký sử dụng những dịch vụ “siêu đám mây” của các nhà cung cấp như Amazon và Microsoft. Những dịch vụ này quản lý phần cứng, phần mềm, mạng máy tính và cơ sở dữ liệu, theo đó làm giảm nhu cầu nhân sự để quản lý nhiều lớp công nghệ khác nhau.
Hồi tháng 1, nhà Chowdhry dự báo số nhân viên bị sa thải trong ngành công nghệ sẽ lên tới 330.000 trong năm nay. Hôm thứ Tư, nhà phân tích này nâng mức dự báo lên 370.000.
Theo giới phân tích, IBM, HP, Oracle và Dell có thể sẽ là những hãng công nghệ tiếp theo công bố sa thải quy mô lớn.
Cisco và các hãng công nghệ lâu năm khác hiện đang tìm cách dịch chuyển sang các dịch vụ hướng về phần mềm nhằm thích nghi với tình hình mới. Tỷ suất lợi nhuận ở mảng dịch vụ phần mềm cao hơn phần cứng, bởi mang lại doanh thu lặp đi lặp lại và không đòi hỏi nhiều chi phí nhân sự.
Và sự dịch chuyển này đồng nghĩa với việc sẽ có thêm những đợt sa thải nữa. Các công ty tuyển dụng ở thung lũng Silicon đưa ra quan điểm trái chiều về số phận của các kỹ sư phần cứng bị sa thải ở Cisco và các công ty công nghệ khác.
“Chẳng ai muốn tuyển nhà thiết kế và kỹ sư phần cứng nữa cả… Có lẽ đây là những kỹ năng kém hấp dẫn nhất hiện nay ở thung lũng Silicon”, ông Andy Price, nhà phân tích thuộc công ty nghiên cứu SPMB, nhận định.
Bên cạnh những ý kiến cho rằng các kỹ sư phần cứng mất việc sẽ rơi vào cảnh thất nghiệp dài dài, cũng có những ý kiến lạc quan hơn cho rằng các kỹ sư này cần năng động và sẵn sàng trang bị kiến thức mới để tìm một công việc mới.
Hãng tin Reuters dẫn lời các nhà phân tích nói rằng những công ty vốn phụ thuộc vào việc bán máy tính, con chip, máy chủ, bộ định tuyến (router) và các thiết bị khác đang ở vào thế đặc biệt dễ bị tổn thương bởi sự thay đổi công nghệ. Hiện nay, các ứng dụng trên điện thoại di động và điện toán đám mây ngày càng giữ vai trò quan trọng, trong khi các thiết bị phần cứng không còn hấp dẫn như trước.
Trước đợt sa thải nói trên của Cisco, hồi tháng 4, Intel tuyên bố cắt giảm 12.000 nhân viên. Vào tháng 1, hãng máy tính Dell công bố cắt giảm 10.000 vị trí và dự kiến sẽ sa thải thêm sau khi hoàn tất thương vụ mua lại công ty lưu trữ dữ liệu EMC với giá 67 tỷ USD.
Từ đầu năm đến nay, các công ty công nghệ tại Mỹ đã cắt giảm khoảng 63.000 việc làm - theo công ty tư vấn việc làm Challenger, Gray & Christmas.
“Ngành công nghệ đang trải qua một sự thay đổi lớn. Sẽ còn nhiều thách thức xảy đến”, nhà phân tích Trip Chowdhry thuộc Global Equities Research phát biểu.
Chowdhry dự báo các đợt cắt giảm nhân sự quy mô lớn trong ngành công nghệ sẽ tiếp tục diễn ra khi ngày càng có nhiều công ty đăng ký sử dụng những dịch vụ “siêu đám mây” của các nhà cung cấp như Amazon và Microsoft. Những dịch vụ này quản lý phần cứng, phần mềm, mạng máy tính và cơ sở dữ liệu, theo đó làm giảm nhu cầu nhân sự để quản lý nhiều lớp công nghệ khác nhau.
Hồi tháng 1, nhà Chowdhry dự báo số nhân viên bị sa thải trong ngành công nghệ sẽ lên tới 330.000 trong năm nay. Hôm thứ Tư, nhà phân tích này nâng mức dự báo lên 370.000.
Theo giới phân tích, IBM, HP, Oracle và Dell có thể sẽ là những hãng công nghệ tiếp theo công bố sa thải quy mô lớn.
Cisco và các hãng công nghệ lâu năm khác hiện đang tìm cách dịch chuyển sang các dịch vụ hướng về phần mềm nhằm thích nghi với tình hình mới. Tỷ suất lợi nhuận ở mảng dịch vụ phần mềm cao hơn phần cứng, bởi mang lại doanh thu lặp đi lặp lại và không đòi hỏi nhiều chi phí nhân sự.
Và sự dịch chuyển này đồng nghĩa với việc sẽ có thêm những đợt sa thải nữa. Các công ty tuyển dụng ở thung lũng Silicon đưa ra quan điểm trái chiều về số phận của các kỹ sư phần cứng bị sa thải ở Cisco và các công ty công nghệ khác.
“Chẳng ai muốn tuyển nhà thiết kế và kỹ sư phần cứng nữa cả… Có lẽ đây là những kỹ năng kém hấp dẫn nhất hiện nay ở thung lũng Silicon”, ông Andy Price, nhà phân tích thuộc công ty nghiên cứu SPMB, nhận định.
Bên cạnh những ý kiến cho rằng các kỹ sư phần cứng mất việc sẽ rơi vào cảnh thất nghiệp dài dài, cũng có những ý kiến lạc quan hơn cho rằng các kỹ sư này cần năng động và sẵn sàng trang bị kiến thức mới để tìm một công việc mới.