Obama, Merkel cảnh báo tăng cường trừng phạt Nga
Trong một bài phát biểu từ Nhà Trắng, ông Obama loại trừ khả năng đối đầu quân sự với Nga trong cuộc khủng hoảng Ukraine
Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm qua (28/8) đổ lỗi cho Nga đẩy chiến sự ở miền Đông Ukraine leo thang và tuyên bố Washington cùng các đồng minh châu Âu sẽ thảo luận các biện pháp nhằm tăng cường sức ép đối với Moscow.
Theo hãng tin Bloomberg, trong một bài phát biểu hôm qua từ Nhà Trắng, ông Obama loại trừ khả năng đối đầu quân sự với Nga trong cuộc khủng hoảng Ukraine. Tuy nhiên, người đứng đầu Nhà Trắng nói rằng, các lệnh trừng phạt mà Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đã sử dụng đối với Nga đã có ảnh hưởng đối với nước này.
“Giải pháp quân sự sẽ không được dùng để giải quyết vấn đề này”, ông Obama tuyên bố.
Tuần tới, Tổng thống Mỹ cùng các nhà lãnh đạo khác thuộc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) sẽ nhóm họp để bàn về cuộc khủng hoảng Ukraine. Trong phát biểu hôm qua, ông Obama tiếp tục quan điểm cho rằng, Nga đã đào tạo, cung cấp vũ khí và tài chính cho lực lượng ly khai ở Ukraine, đồng thời liên tục xâm phạm lãnh thổ của nước láng giềng.
Trước đó cùng ngày, NATO cảnh báo, Nga đã di chuyển hơn 1.000 quân vào lãnh thổ Ukraine. Cảnh báo này của NATO được đưa ra cùng với những bức ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy sự di chuyển quân trong khu vực.
“Chúng tôi ghi nhận việc công bố thông tin ‘chơi khăm’ này và chúng tôi đành phải khiến các ‘tác giả’ ở nước ngoài phải thất vọng… Thông tin này hoàn toàn không có thực”, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga, tướng Igor Konashenko nói trong một bản tin của hãng tin Nga Ria Novosti. Nga khẳng định, “không hề có lính Nga” ở Ukraine.
“Dự định của tôi là chúng tôi sẽ có các biện pháp bổ sung” cùng với các đối tác châu Âu nhằm trừng phạt Nga, ông Obama nói.
Tương tự như cảnh báo mà NATO đưa ra hôm qua, Ukraine tiếp tục cáo buộc Nga đưa quân vào lãnh thổ nước này tại một khu vực mới dọc theo biên giới. Thời gian qua, Kiev thường xuyên cáo buộc Nga đưa quân và vũ khí qua biên giới để tham chiến cùng với các phần tử nổi dậy chống lại quân chính phủ tại miền Đông.
Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko gọi hành động của Nga về bản chất là “hành vi xâm nhập”. Tuy vậy, tất cả những cáo buộc như vậy của Kiev và phương Tây đều bị Moscow kiên quyết phủ nhận.
Ông Obama cho biết, ông sẽ có cuộc gặp với người đồng cấp Ukraine vào tháng tới tại Nhà Trắng. Hiện Ukraine chưa phải là thành viên của NATO.
Tình hình căng thẳng ở miền Đông Ukraine đã tăng cao ngay sau cuộc gặp ngày 26/8 giữa ông Putin và ông Poroshenko ở Minsk, Belarus nhằm bàn các biện pháp tháo ngòi khủng hoảng. Trước những diễn biến mới này, EU cũng kêu gọi trừng phạt Nga mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên, các chính phủ trong EU không gọi những gì đang diễn ra ở Ukraine là hành động “xâm nhập” của Nga.
Trong một tuyên bố được Nhà Trắng phát đi vào buổi tối ngày 28/8, Tổng thống Obama và Thủ tướng Đức Angela Merkel đã nhất trí “việc Mỹ và EU xem xét tăng cường trừng phạt Nga là cần thiết”. Theo tuyên bố này, “hai nhà lãnh đạo cũng tái khẳng định quyết tâm tiếp tục tìm kiếm giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng”.
Một số nghị sỹ Cộng hòa trong Quốc hội Mỹ cũng đang kêu gọi trừng phạt Nga mạnh mẽ hơn nữa. Trong một tuyên bố phát đi trước bài phát biểu của ông Obama vào hôm qua, hai thượng nghị sỹ John McCain và Lindsey Graham đề nghị “trừng phạt thực sự các ngành kinh tế” của Nga và hỗ trợ mạnh mẽ hơn cho Ukraine.
Theo hãng tin Bloomberg, trong một bài phát biểu hôm qua từ Nhà Trắng, ông Obama loại trừ khả năng đối đầu quân sự với Nga trong cuộc khủng hoảng Ukraine. Tuy nhiên, người đứng đầu Nhà Trắng nói rằng, các lệnh trừng phạt mà Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đã sử dụng đối với Nga đã có ảnh hưởng đối với nước này.
“Giải pháp quân sự sẽ không được dùng để giải quyết vấn đề này”, ông Obama tuyên bố.
Tuần tới, Tổng thống Mỹ cùng các nhà lãnh đạo khác thuộc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) sẽ nhóm họp để bàn về cuộc khủng hoảng Ukraine. Trong phát biểu hôm qua, ông Obama tiếp tục quan điểm cho rằng, Nga đã đào tạo, cung cấp vũ khí và tài chính cho lực lượng ly khai ở Ukraine, đồng thời liên tục xâm phạm lãnh thổ của nước láng giềng.
Trước đó cùng ngày, NATO cảnh báo, Nga đã di chuyển hơn 1.000 quân vào lãnh thổ Ukraine. Cảnh báo này của NATO được đưa ra cùng với những bức ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy sự di chuyển quân trong khu vực.
“Chúng tôi ghi nhận việc công bố thông tin ‘chơi khăm’ này và chúng tôi đành phải khiến các ‘tác giả’ ở nước ngoài phải thất vọng… Thông tin này hoàn toàn không có thực”, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga, tướng Igor Konashenko nói trong một bản tin của hãng tin Nga Ria Novosti. Nga khẳng định, “không hề có lính Nga” ở Ukraine.
“Dự định của tôi là chúng tôi sẽ có các biện pháp bổ sung” cùng với các đối tác châu Âu nhằm trừng phạt Nga, ông Obama nói.
Tương tự như cảnh báo mà NATO đưa ra hôm qua, Ukraine tiếp tục cáo buộc Nga đưa quân vào lãnh thổ nước này tại một khu vực mới dọc theo biên giới. Thời gian qua, Kiev thường xuyên cáo buộc Nga đưa quân và vũ khí qua biên giới để tham chiến cùng với các phần tử nổi dậy chống lại quân chính phủ tại miền Đông.
Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko gọi hành động của Nga về bản chất là “hành vi xâm nhập”. Tuy vậy, tất cả những cáo buộc như vậy của Kiev và phương Tây đều bị Moscow kiên quyết phủ nhận.
Ông Obama cho biết, ông sẽ có cuộc gặp với người đồng cấp Ukraine vào tháng tới tại Nhà Trắng. Hiện Ukraine chưa phải là thành viên của NATO.
Tình hình căng thẳng ở miền Đông Ukraine đã tăng cao ngay sau cuộc gặp ngày 26/8 giữa ông Putin và ông Poroshenko ở Minsk, Belarus nhằm bàn các biện pháp tháo ngòi khủng hoảng. Trước những diễn biến mới này, EU cũng kêu gọi trừng phạt Nga mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên, các chính phủ trong EU không gọi những gì đang diễn ra ở Ukraine là hành động “xâm nhập” của Nga.
Trong một tuyên bố được Nhà Trắng phát đi vào buổi tối ngày 28/8, Tổng thống Obama và Thủ tướng Đức Angela Merkel đã nhất trí “việc Mỹ và EU xem xét tăng cường trừng phạt Nga là cần thiết”. Theo tuyên bố này, “hai nhà lãnh đạo cũng tái khẳng định quyết tâm tiếp tục tìm kiếm giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng”.
Một số nghị sỹ Cộng hòa trong Quốc hội Mỹ cũng đang kêu gọi trừng phạt Nga mạnh mẽ hơn nữa. Trong một tuyên bố phát đi trước bài phát biểu của ông Obama vào hôm qua, hai thượng nghị sỹ John McCain và Lindsey Graham đề nghị “trừng phạt thực sự các ngành kinh tế” của Nga và hỗ trợ mạnh mẽ hơn cho Ukraine.