Obama quyết triệt hạ Nhà nước Hồi giáo
“Tôi đang chuẩn bị sẵn sàng để nước Mỹ đối phó với mối đe dọa từ Nhà nước Hồi giáo”, ông Obama nói
Tổng thống Mỹ Barack Obama dự định sẽ công bố một kế hoạch tiêu diệt lực lượng Nhà nước Hồi giáo (IS) trong một bài phát biểu vào ngày thứ Tư (10/9). Trong một chương trình trả lời phỏng vấn trên kênh truyền hình NBC, ông nói rằng, Mỹ sẽ làm suy yếu IS, thu hẹp lãnh thổ mà IS kiểm soát, và tiêu diệt lực lượng này.
Trong một diễn biến khác, vào ngày Chủ Nhật (7/9), Mỹ lần đầu tiên mở rộng các cuộc không kích nhằm vào IS ở Iraq. Theo đó, máy bay ném bom của Mỹ đã tiến hành không kích các mục tiêu IS ở miền Tây Iraq, thay vì chỉ thực hiện hoạt động này ở miền Bắc Iraq như trước đây.
Cùng với đó, theo hãng tin BBC, Liên đoàn Arab tuyên bố sẽ thực hiện “tất cả mọi biện pháp cần thiết” chống lại IS, lực lượng Hồi giáo cực đoan đã chiếm giữ diện tích lãnh thổ lớn của Iraq và Syria. Liên đoàn Arab ủng hộ một nghị quyết thông qua vào tháng trước của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc kêu gọi các nước thành viên ngăn chặn dòng vũ khí và tài chính chuyển tới cho các phần tử cực đoan ở Iraq và Syria.
“Tôi đang chuẩn bị sẵn sàng để nước Mỹ đối phó với mối đe dọa từ Nhà nước Hồi giáo”, ông Obama nói trên kênh NBC. “Vào ngày thứ Tư tới đây, tôi sẽ có một bài phát biểu và nêu kế hoạch của chúng tôi về vấn đề này”.
Người đứng đầu Nhà Trắng tuyên bố sẽ bắt đầu một số cuộc tấn công mới vào IS, nhưng chiến lược của Mỹ “sẽ không bao gồm việc tham gia của quân Mỹ trên mặt đất”.
Theo ông Obama, cuộc chiến chống IS của Mỹ “không giống như cuộc chiến ở Iraq. Đây giống như một dạng chiến dịch chống khủng bố mà chúng tôi đã theo đuổi trong 5-6-7 năm qua. Tôi chỉ muốn ngươi Mỹ hiểu về bản chất của nguy cơ và cách chúng tôi ứng phó với nguy cơ, và có niềm tin rằng chúng tôi có khả năng để ứng phó”.
Tổng thống Mỹ khẳng định, Mỹ sẽ không đơn độc trong kế hoạch chống IS, mà đây sẽ là một kế hoạch có sự tham gia của liên minh quốc tế. “Chúng tôi sẽ không chỉ ngăn chặn sự mở rộng của Nhà nước Hồi giáo. Chúng tôi sẽ làm suy yếu có hệ thống khả năng của chúng. Chúng tôi sẽ thu hẹp lãnh thổ mà chúng kiểm soát. Và cuối cùng, chúng tôi sẽ tiêu diệt chúng”.
Cuộc phỏng vấn ông Obama được thực hiện vào ngày thứ Bảy vừa rồi, sau khi ông Obama trở về từ hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ở Wales. Tại Wales, các nhà lãnh đạo NATO nhất trí sẽ tấn công IS.
Cuối tháng trước, ông Obama còn nói rằng, Mỹ “chưa có chiến lược” để đối phó với IS và ông cần được Quốc hội thông qua mới có thể cho tiến hành các cuộc không kích nhằm vào nhóm khủng bố này ở Syria. Theo BBC, những phát biểu này cho thấy, ông Obama lo ngại về việc đơn phương bắt đầu hành động quân sự khi biết rằng, liệu hành động đó có thể kết thúc được hay không.
Lầu Năm Góc cho hay, 5 cuộc không kích diễn ra vào ngày Chủ Nhật có sự tham gia của máy bay ném bom và chiến đấu cơ và sự hỗ trợ của lực lượng an ninh Iraq. Xe bọc thép của phiến quân, trong đó có những xe chở hệ thống pháo đối không, đã bị phá hủy. Máy bay Mỹ rời khỏi khu vực không kích một cách an toàn.
Đây là những cuộc không kích đầu tiên của Mỹ nhằm vào quân IS ở tỉnh Anbar thuộc phía Tây của Iraq, một tín hiệu cho thấy Washington đã vượt qua ranh giới mà tự họ đặt ra trước đó. Từ lâu, Mỹ đã khước từ đề nghị của Chính phủ Iraq sắp mãn nhiệm về không kích nhằm vào IS ở tất cả các khu vực ở nước này.
Nhưng gần đây, Washington nói rõ rằng, sẽ đáp ứng đề nghị này nếu một chính phủ mới, đầy đủ thành phần được thành lập ở Baghdad với sự tham gia của các đại diện người Hồi giáo Sunni. Theo dự kiến, nội các mới của Iraq sẽ ra mắt trong vài ngày tới.
Từ đầu tháng 8 tới nay, Mỹ đã tiến hành hơn 130 cuộc không kích để ủng hộ các lực lượng Iraq và người Kurd trong cuộc chiến chống lại IS ở miền Bắc Iraq. Cuộc không kích của Mỹ vào các mục tiêu IS ở Anbar vào cuối tuần vừa rồi còn có sự ủng hộ của các bộ tộc Sunni bảo vệ đập Haditha, một nguồn cung cấp năng lượng chính ở Iraq.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel nói: “Nếu con đập này rơi vào tay IS hoặc bị phá hủy, thiệt hại sẽ là rất lớn”.
Các cuộc tấn công của phiến quân IS đến nay đã nhằm vào mục tiêu là một số con đập, trong đó một con đập ở Fallujah đã bị lực lượng này chiếm giữ. Ngoài ra, IS cũng từng chiếm con đập lớn nhất Iraq ở Mosul, nhưng các cuộc không kích của Mỹ đã đẩy quân IS khỏi con đập này.
Trong một diễn biến khác, vào ngày Chủ Nhật (7/9), Mỹ lần đầu tiên mở rộng các cuộc không kích nhằm vào IS ở Iraq. Theo đó, máy bay ném bom của Mỹ đã tiến hành không kích các mục tiêu IS ở miền Tây Iraq, thay vì chỉ thực hiện hoạt động này ở miền Bắc Iraq như trước đây.
Cùng với đó, theo hãng tin BBC, Liên đoàn Arab tuyên bố sẽ thực hiện “tất cả mọi biện pháp cần thiết” chống lại IS, lực lượng Hồi giáo cực đoan đã chiếm giữ diện tích lãnh thổ lớn của Iraq và Syria. Liên đoàn Arab ủng hộ một nghị quyết thông qua vào tháng trước của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc kêu gọi các nước thành viên ngăn chặn dòng vũ khí và tài chính chuyển tới cho các phần tử cực đoan ở Iraq và Syria.
“Tôi đang chuẩn bị sẵn sàng để nước Mỹ đối phó với mối đe dọa từ Nhà nước Hồi giáo”, ông Obama nói trên kênh NBC. “Vào ngày thứ Tư tới đây, tôi sẽ có một bài phát biểu và nêu kế hoạch của chúng tôi về vấn đề này”.
Người đứng đầu Nhà Trắng tuyên bố sẽ bắt đầu một số cuộc tấn công mới vào IS, nhưng chiến lược của Mỹ “sẽ không bao gồm việc tham gia của quân Mỹ trên mặt đất”.
Theo ông Obama, cuộc chiến chống IS của Mỹ “không giống như cuộc chiến ở Iraq. Đây giống như một dạng chiến dịch chống khủng bố mà chúng tôi đã theo đuổi trong 5-6-7 năm qua. Tôi chỉ muốn ngươi Mỹ hiểu về bản chất của nguy cơ và cách chúng tôi ứng phó với nguy cơ, và có niềm tin rằng chúng tôi có khả năng để ứng phó”.
Tổng thống Mỹ khẳng định, Mỹ sẽ không đơn độc trong kế hoạch chống IS, mà đây sẽ là một kế hoạch có sự tham gia của liên minh quốc tế. “Chúng tôi sẽ không chỉ ngăn chặn sự mở rộng của Nhà nước Hồi giáo. Chúng tôi sẽ làm suy yếu có hệ thống khả năng của chúng. Chúng tôi sẽ thu hẹp lãnh thổ mà chúng kiểm soát. Và cuối cùng, chúng tôi sẽ tiêu diệt chúng”.
Cuộc phỏng vấn ông Obama được thực hiện vào ngày thứ Bảy vừa rồi, sau khi ông Obama trở về từ hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ở Wales. Tại Wales, các nhà lãnh đạo NATO nhất trí sẽ tấn công IS.
Cuối tháng trước, ông Obama còn nói rằng, Mỹ “chưa có chiến lược” để đối phó với IS và ông cần được Quốc hội thông qua mới có thể cho tiến hành các cuộc không kích nhằm vào nhóm khủng bố này ở Syria. Theo BBC, những phát biểu này cho thấy, ông Obama lo ngại về việc đơn phương bắt đầu hành động quân sự khi biết rằng, liệu hành động đó có thể kết thúc được hay không.
Lầu Năm Góc cho hay, 5 cuộc không kích diễn ra vào ngày Chủ Nhật có sự tham gia của máy bay ném bom và chiến đấu cơ và sự hỗ trợ của lực lượng an ninh Iraq. Xe bọc thép của phiến quân, trong đó có những xe chở hệ thống pháo đối không, đã bị phá hủy. Máy bay Mỹ rời khỏi khu vực không kích một cách an toàn.
Đây là những cuộc không kích đầu tiên của Mỹ nhằm vào quân IS ở tỉnh Anbar thuộc phía Tây của Iraq, một tín hiệu cho thấy Washington đã vượt qua ranh giới mà tự họ đặt ra trước đó. Từ lâu, Mỹ đã khước từ đề nghị của Chính phủ Iraq sắp mãn nhiệm về không kích nhằm vào IS ở tất cả các khu vực ở nước này.
Nhưng gần đây, Washington nói rõ rằng, sẽ đáp ứng đề nghị này nếu một chính phủ mới, đầy đủ thành phần được thành lập ở Baghdad với sự tham gia của các đại diện người Hồi giáo Sunni. Theo dự kiến, nội các mới của Iraq sẽ ra mắt trong vài ngày tới.
Từ đầu tháng 8 tới nay, Mỹ đã tiến hành hơn 130 cuộc không kích để ủng hộ các lực lượng Iraq và người Kurd trong cuộc chiến chống lại IS ở miền Bắc Iraq. Cuộc không kích của Mỹ vào các mục tiêu IS ở Anbar vào cuối tuần vừa rồi còn có sự ủng hộ của các bộ tộc Sunni bảo vệ đập Haditha, một nguồn cung cấp năng lượng chính ở Iraq.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel nói: “Nếu con đập này rơi vào tay IS hoặc bị phá hủy, thiệt hại sẽ là rất lớn”.
Các cuộc tấn công của phiến quân IS đến nay đã nhằm vào mục tiêu là một số con đập, trong đó một con đập ở Fallujah đã bị lực lượng này chiếm giữ. Ngoài ra, IS cũng từng chiếm con đập lớn nhất Iraq ở Mosul, nhưng các cuộc không kích của Mỹ đã đẩy quân IS khỏi con đập này.