Obama và Romney “so găng” nảy lửa
Sáng nay, đương kim Tổng thống Mỹ Barack Obama và đối thủ từ đảng Cộng hòa Mitt Romney đã có cuộc "khẩu chiến" đầu tiên
Sáng nay (4/10), đương kim Tổng thống Mỹ Barack Obama và đối thủ từ đảng Cộng hòa Mitt Romney đã có cuộc "khẩu chiến" đầu tiên tại sân khấu trưởng Đại học Denver ở Colorado. Đây là một trong ba cuộc tranh luận được phát sóng trực tiếp trên truyền hình.
Cuộc tranh luận đầu tiên này có ý nghĩa vô cùng quan trọng, bởi nó có thể tạo ra bước ngoặt trong giai đoạn nước rút của cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 6/11 tới. Cuộc tranh luận được chia làm 6 phần, mỗi phần kéo dài 15 phút, tập trung vào ngân sách liên bang, giảm thuế, tương lai của nền kinh tế...
Theo các hãng tin quốc tế, hai đối thủ đã có cuộc tranh luận nảy lửa ra trò ngay khi mở màn. Ông Romney đã cáo buộc đối thủ định tăng thuế đối với doanh nghiệp nhỏ trong khi không giảm được thâm hụt ngân sách. "Tổng thống có quan điểm rất giống 4 năm trước, đó là tiêu thêm, đánh thuế thêm và điều chỉnh thêm", ông nói.
"Nếu bạn cần một chính phủ dốc hết tiền, bạn đã có", ứng cử viên Tổng thống của đảng Cộng hòa nói. Theo ông, đó không phải là "câu trả lời đúng đắn cho nước Mỹ". Ông cam kết sẽ không giảm thuế cho người giàu Mỹ và rằng ông Obama đã suy diễn sai kế hoạch chính sách thuế ông đưa ra trong suốt cuộc vận động tranh cử.
Về việc cắt giảm thâm thủng ngân sách, ông Romney cho rằng, để làm được điều đó, ông sẽ thực hiện việc bãi bỏ luật y tế năm 2010 của ông Obama, cắt giảm chi tiêu cho truyền hình công cũng như các chương trình khác. Ông khẳng định, nước Mỹ không thể cho phép mình trượt vào con đường của Hy Lạp và Tây Ban Nha.
Ứng cử viên đảng Cộng hòa đã chỉ trích đối thủ về các kế hoạch bỏ qua việc giãn thuế ở nước ngoài, nói rằng ông Obama đã "lựa chọn những người thất bại" bằng cách đổ tiền vào các ngành công nghiệp thất bại.
Phản ứng lại màn công kích của đối thủ, đương kim Tổng thống Mỹ cho rằng, cách giải quyết vấn đề thâm hụt ngân sách như vậy là không cân bằng, bên cạnh việc cắt giảm cũng cần phải có nguồn thu. Tổng thống Barack Obama kêu gọi chấm dứt việc giảm thuế “phúc lợi tập đoàn” cho các công ty dầu lửa và những hãng máy bay.
Ông nhắc lại tình hình tồi tệ hiện nay là thừa hưởng từ thời ông Bush. "Khi tôi bước vào phòng Bầu dục, đã có hơn 1.000 tỷ USD thâm hụt đứng chờ”, ông Obama nói. “Hai cuộc chiến được trả bằng thẻ tín dụng. Hai lần cắt giảm thuế chưa được trả. Và một lô chương trình chưa được trả rồi sau đó là khủng hoảng kinh tế khổng lồ".
Hãng tin BBC bình luận, nhìn chung, thông điệp kinh tế trong chiến dịch của ông Romney là khả năng lãnh đạo nền kinh tế Mỹ của ông Obama thất bại thảm hại. Ông chỉ ra tỷ lệ thất nghiệp luôn ở mức cao, hiện là 8,1%, tăng trưởng việc làm ít và cho biết, kinh nghiệm của ông trong kinh doanh sẽ giúp nền kinh tế Mỹ chuyển động.
Ngược lại, ông Obama nói rằng, đối thủ của ông đun nóng lại chính sách "thất bại" của đảng Cộng hòa vốn gây ra sự sụp đổ kinh tế trong năm 2008. Tổng thống đề xuất tăng thuế với những người giàu nhất nước Mỹ nhằm giúp giảm thâm hụt ngân sách, trong khi chỉ trích chính sách của đối thủ làm tổn hại tới tầng lớp trung lưu.
Mặc dù hai đối thủ đã có cuộc tranh luận nảy lửa song theo giới phân tích, ý kiến của cả hai đều chưa thuyết phục và món nợ ngân sách 15.000 tỷ USD vẫn chưa rõ sẽ được giải quyết theo cách nào. Trong khi đó, các cuộc thăm dò dư luận gần đây đều cho thấy ứng viên đảng Dân chủ đang liên tục dẫn điểm trước đối thủ Cộng hòa.
Kết quả các cuộc thăm dò ý kiến công chúng được công bố trong vòng hai ngày qua của các tổ chức như ABC News/Washington Post; Politico/trường Đại học George Washington và CNN/ORC International đều cho thấy, ông Obama đang tạm dẫn trước đối thủ Romney với tỷ lệ tương ứng 49% - 47%; 46% - 42% và 50% - 47%.
Theo giới phân tích, có vẻ như vì phải đối mặt với những kết quả thăm dò này, nên ứng viên Romney luôn giữ thế tấn công trong suốt tranh luận. Những câu trả lời của ông với các câu hỏi mà người điều phối Jim Lehrer đặt ra rất nhanh, chính xác và chứa nhiều chi tiết nhất có thể trong thời gian hạn chế, điều mà đối thủ khó làm được.
Cuộc tranh luận đầu tiên này có ý nghĩa vô cùng quan trọng, bởi nó có thể tạo ra bước ngoặt trong giai đoạn nước rút của cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 6/11 tới. Cuộc tranh luận được chia làm 6 phần, mỗi phần kéo dài 15 phút, tập trung vào ngân sách liên bang, giảm thuế, tương lai của nền kinh tế...
Theo các hãng tin quốc tế, hai đối thủ đã có cuộc tranh luận nảy lửa ra trò ngay khi mở màn. Ông Romney đã cáo buộc đối thủ định tăng thuế đối với doanh nghiệp nhỏ trong khi không giảm được thâm hụt ngân sách. "Tổng thống có quan điểm rất giống 4 năm trước, đó là tiêu thêm, đánh thuế thêm và điều chỉnh thêm", ông nói.
"Nếu bạn cần một chính phủ dốc hết tiền, bạn đã có", ứng cử viên Tổng thống của đảng Cộng hòa nói. Theo ông, đó không phải là "câu trả lời đúng đắn cho nước Mỹ". Ông cam kết sẽ không giảm thuế cho người giàu Mỹ và rằng ông Obama đã suy diễn sai kế hoạch chính sách thuế ông đưa ra trong suốt cuộc vận động tranh cử.
Về việc cắt giảm thâm thủng ngân sách, ông Romney cho rằng, để làm được điều đó, ông sẽ thực hiện việc bãi bỏ luật y tế năm 2010 của ông Obama, cắt giảm chi tiêu cho truyền hình công cũng như các chương trình khác. Ông khẳng định, nước Mỹ không thể cho phép mình trượt vào con đường của Hy Lạp và Tây Ban Nha.
Ứng cử viên đảng Cộng hòa đã chỉ trích đối thủ về các kế hoạch bỏ qua việc giãn thuế ở nước ngoài, nói rằng ông Obama đã "lựa chọn những người thất bại" bằng cách đổ tiền vào các ngành công nghiệp thất bại.
Theo bạn, ai sẽ giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ cuối năm nay?
- Đương kim Tổng thống Barack Obama
- Ứng viên Mitt Romney
Phản ứng lại màn công kích của đối thủ, đương kim Tổng thống Mỹ cho rằng, cách giải quyết vấn đề thâm hụt ngân sách như vậy là không cân bằng, bên cạnh việc cắt giảm cũng cần phải có nguồn thu. Tổng thống Barack Obama kêu gọi chấm dứt việc giảm thuế “phúc lợi tập đoàn” cho các công ty dầu lửa và những hãng máy bay.
Ông nhắc lại tình hình tồi tệ hiện nay là thừa hưởng từ thời ông Bush. "Khi tôi bước vào phòng Bầu dục, đã có hơn 1.000 tỷ USD thâm hụt đứng chờ”, ông Obama nói. “Hai cuộc chiến được trả bằng thẻ tín dụng. Hai lần cắt giảm thuế chưa được trả. Và một lô chương trình chưa được trả rồi sau đó là khủng hoảng kinh tế khổng lồ".
Hãng tin BBC bình luận, nhìn chung, thông điệp kinh tế trong chiến dịch của ông Romney là khả năng lãnh đạo nền kinh tế Mỹ của ông Obama thất bại thảm hại. Ông chỉ ra tỷ lệ thất nghiệp luôn ở mức cao, hiện là 8,1%, tăng trưởng việc làm ít và cho biết, kinh nghiệm của ông trong kinh doanh sẽ giúp nền kinh tế Mỹ chuyển động.
Ngược lại, ông Obama nói rằng, đối thủ của ông đun nóng lại chính sách "thất bại" của đảng Cộng hòa vốn gây ra sự sụp đổ kinh tế trong năm 2008. Tổng thống đề xuất tăng thuế với những người giàu nhất nước Mỹ nhằm giúp giảm thâm hụt ngân sách, trong khi chỉ trích chính sách của đối thủ làm tổn hại tới tầng lớp trung lưu.
Mặc dù hai đối thủ đã có cuộc tranh luận nảy lửa song theo giới phân tích, ý kiến của cả hai đều chưa thuyết phục và món nợ ngân sách 15.000 tỷ USD vẫn chưa rõ sẽ được giải quyết theo cách nào. Trong khi đó, các cuộc thăm dò dư luận gần đây đều cho thấy ứng viên đảng Dân chủ đang liên tục dẫn điểm trước đối thủ Cộng hòa.
Kết quả các cuộc thăm dò ý kiến công chúng được công bố trong vòng hai ngày qua của các tổ chức như ABC News/Washington Post; Politico/trường Đại học George Washington và CNN/ORC International đều cho thấy, ông Obama đang tạm dẫn trước đối thủ Romney với tỷ lệ tương ứng 49% - 47%; 46% - 42% và 50% - 47%.
Theo giới phân tích, có vẻ như vì phải đối mặt với những kết quả thăm dò này, nên ứng viên Romney luôn giữ thế tấn công trong suốt tranh luận. Những câu trả lời của ông với các câu hỏi mà người điều phối Jim Lehrer đặt ra rất nhanh, chính xác và chứa nhiều chi tiết nhất có thể trong thời gian hạn chế, điều mà đối thủ khó làm được.