“Ổn định tâm lý, chứng khoán sẽ phục hồi”
Nhiều quỹ đầu tư cho rằng chứng khoán Việt Nam sẽ sớm hồi phục, nhưng trước tiên cần ổn định tâm lý nhà đầu tư cá nhân
Nền kinh tế Việt Nam chưa thể nói là liên thông sâu với thị trường khu vực và thế giới, độ mở chưa nhiều, tuy nhiên, tác động và ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính Mỹ và thế giới đối với Việt Nam là không thể tránh khỏi. Điều này đã được thể hiện qua diễn biến của thị trường chứng khoán Việt Nam thời gian vừa qua.
Tuy nhiên, một số tổ chức, định chế tài chính trong nước như ngân hàng, quỹ đầu tư, công ty chứng khoán... vẫn có cái nhìn lạc quan về thị trường chứng khoán Việt Nam ở thời điểm hiện tại và tương lai.
“Khác với tình hình lo sợ về tình hình tài chính, sợ mất nhà, thất nghiệp... tại Việt Nam mọi thứ vẫn diễn ra bình thường và không có dấu hiệu khủng hoảng. Cảnh dòng người hối hả chạy xe vào giờ cao điểm, nhà hàng vẫn đông nghẹt phải xếp hàng chờ bàn ngồi và taxi khan hiếm khi trời mưa”, ông Andy Ho - Giám đốc điều hành VinaCapital đã đưa ra nhận định như vậy tại cuộc gặp gỡ mới đây giữa Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM (HOSE) với một số quỹ đầu tư, ngân hàng và công ty chứng khoán.
Chứng khoán Việt Nam không chịu ảnh hưởng bởi cầu ngoại
Đó là lời nhận định chung của mọi người tại buổi gặp gỡ. Ông Trần Đắc Sinh, Tổng giám đốc HOSE cho biết: trong tuần từ 29/9-9/10, chỉ số của các thị trường chứng khoán lớn trên thế giới như Mỹ, Anh, Hồng Kông, Singapore, Trung Quốc giảm trung bình 10-18%.
Tại Việt Nam, chỉ số VN-Index trong 8 phiên giao dịch từ 30/9-9/10 giảm từ 479 điểm xuống còn 397 điểm, tương ứng với gần 17% chỉ trong 1 tuần lễ. Thanh khoản của thị trường cũng giảm sút đáng kể, khối lượng giao dịch trung bình trong các phiên chỉ dừng lại ở mức 15 triệu chứng khoán, giá trị vốn hoá thị trường giảm khoảng 40.000 tỷ đồng.
Các nhà đầu tư ngoại, trong đó có một số nhà đầu tư tổ chức đã tham gia thị trường Việt Nam lâu năm, bán ra nhiều hơn mua vào. Khối lượng bán ra trong 6 phiên đầu tháng 10 gấp 1,4 lần mua vào.
Với tình hình này, nhiều nhà đầu tư trong nước lo lắng các nhà đầu tư ngoại rút vốn ào ạt. Tuy nhiên theo ông Sinh, giao dịch của các nhà đầu tư ngoại trong thời gian gần đây chỉ thể hiện sự thận trọng, chọn lọc hơn trong quyết định đầu tư, chứ không có ý định rút vốn.
Khẳng định thêm cho ý kiến này, ông Andy Ho cho biết: “Hầu hết các quỹ đầu tư đang đầu tư tại Việt Nam là quỹ đóng nên họ không chịu áp lực rút vốn. Ngay như Vina Capital vẫn đang chuẩn bị huy động thêm vốn để đầu tư vào Việt Nam vì nhìn thấy khả năng trong trung và dài hạn tốt. Và điều mà tôi thấy đáng lo là vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có tiếp tục giải ngân vào Việt Nam hay sẽ phải gia hạn vì tình hình kinh tế toàn cầu đang khó khăn”.
Ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính đối với Việt Nam là không tránh khỏi, tuy nhiên, kinh tế Việt Nam chưa liên thông sâu với thị trường khu vực và thế giới. Việt Nam có thể được xem như một điểm đầu tư thay thế trong bối cảnh thị trường thế giới hiện nay. Theo dõi tình hình vừa qua cho thấy yếu tố của các nhà đầu tư nhỏ lẻ trong nước chính là nhân tố tác động đến thị trường trong thời gian qua, vì có đến 86% giao dịch trên thị trường chứng khoán trong thời gian vừa qua là giao dịch của các nhà đầu tư nội.
Chính vì thế, tác động từ bên ngoài sẽ không ảnh hưởng nhiều đến thị trường chứng khoán Việt Nam.
Cần ổn định tâm lý nhà đầu tư trong nước
Thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ sớm hồi phục trở lại? Đó không chỉ là niềm tin của các tổ chức, định chế tài chính đang hoạt động tại Việt Nam, mà còn là niềm hy vọng của tất cả các nhà đầu tư. Tuy nhiên, để làm được điều này, việc quan trọng trước tiên là phải ổn định tâm lý nhà đầu tư nội.
Theo ông Đặng Văn Thành, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Sacombank, Việt Nam đã giải quyết những khó khăn về lạm phát, thâm hụt cán cân thương mại. Các ngân hàng tăng thanh khoản, lãi suất đầu ra đang giảm.
“Tuy nhiên, thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay phụ thuộc rất nhiều vào tâm lý của các nhà đầu tư nhỏ lẻ, chiếm 86%. Thị trường tài chính và thị trường chứng khoán Việt Nam đã vượt qua được giai đoạn khó khăn. Nhưng chỉ e các nhà đầu tư cá nhân sợ hãi, tháo chạy khỏi thị trường”, ông Thành nói.
Ông Lê Văn Minh, Giám đốc Chi nhánh Công ty Chứng khoán Agriseco, cũng đưa ra nhận xét tương tự: vấn đề đáng lo ngại là tâm lý nhà đầu tư. Nhiều nhà đầu tư chạy theo tin đồn. Không ít người bán tháo cổ phiếu vì nghe nói khủng hoảng kinh tế toàn cầu sẽ ảnh hưởng đến Việt Nam; và tin đồn Việt Nam đem dự trữ quốc gia mua trái phiếu của các ngân hàng Mỹ, mà các ngân hàng này đang hết sức khó khăn!
Thông tin rất cần thiết, nhưng các nhà đầu tư cũng cần chọn lọc thông tin. Cần dựa vào thông tin xác thực của kinh tế Việt Nam và thông tin về hoạt động của doanh nghiệp hơn là chạy theo tin đồn. Tình hình kinh tế Việt Nam đang được cải thiện, Việt Nam đã vượt qua giai đoạn khủng khoảng và đang từ từ hồi phục.
Theo ông Tô Hải, Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán Bản Việt, so với cách đây 3 năm thì thị trường tài chính Việt Nam đã cải thiện rất nhiều. Từ cuối năm 2006 đến nay, các doanh nghiệp đã huy động được 60.000 tỷ đồng qua thị trường chứng khoán. 100% tổ chức niêm yết đều huy động được vốn qua thị trường này và đây là may mắn cho nhiều doanh nghiệp vì nếu khủng hoảng xảy ra cách đây 3 năm không ít doanh nghiệp đã phá sản.
“Thị trường chứng khoán Việt Nam đã qua giai đoạn "đáy" của khủng hoảng và sẽ sớm hồi phục trở lại khi các yếu tố thị trường tài chính như lạm phát được kiềm chế, lãi suất giảm, thanh khoản của ngân hàng tăng trở lại...”, ông Hải nói.
Đồng tình với ý kiến này, ông Nguyễn Hồ Nam, Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán Sacombank cho biết: qua trao đổi với đồng nghiệp trong khu vực, họ đều đánh giá thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay là thị trường tốt nhất trong khu vực; không có tâm lý quá sợ hãi, hoảng loạn hay tháo chạy như một số nước.
“Tình hình lạm phát của Việt Nam đã được khống chế do các yếu tố hình thành lạm phát như dầu mỏ, thực phẩm đã được điều chỉnh giảm. Bên cạnh đó thì lãi suất giảm cung cầu tín dụng sẽ tăng, kinh tế sẽ phát triển và thị trường chứng khoán Việt Nam cũng sẽ hồi phục”, ông Nam nói.
Khi nhận định về cơ hội cho thị trường chứng khoán phục hồi trở lại, ông Trần Đắc Sinh nói: “Thị trường chứng khoán Việt Nam hoàn toàn có cơ sở vững chắc để hồi phục trong bối cảnh khủng hoảng toàn cầu hiện nay. Điều này được thể hiện qua các giải pháp nhất quán của Chính phủ trong việc giải quyết thâm hụt cán cân thương mại, kìm hãm lạm phát đã phát huy hiệu quả. Điều quan trọng hiện nay là các nhà đầu tư cần nhận định, bình tĩnh, suy xét kỹ khi đưa ra quyết định đầu tư, tránh khuếch trương các tác động không đáng có đối với thị trường chứng khoán Việt Nam”.
Tuy nhiên, một số tổ chức, định chế tài chính trong nước như ngân hàng, quỹ đầu tư, công ty chứng khoán... vẫn có cái nhìn lạc quan về thị trường chứng khoán Việt Nam ở thời điểm hiện tại và tương lai.
“Khác với tình hình lo sợ về tình hình tài chính, sợ mất nhà, thất nghiệp... tại Việt Nam mọi thứ vẫn diễn ra bình thường và không có dấu hiệu khủng hoảng. Cảnh dòng người hối hả chạy xe vào giờ cao điểm, nhà hàng vẫn đông nghẹt phải xếp hàng chờ bàn ngồi và taxi khan hiếm khi trời mưa”, ông Andy Ho - Giám đốc điều hành VinaCapital đã đưa ra nhận định như vậy tại cuộc gặp gỡ mới đây giữa Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM (HOSE) với một số quỹ đầu tư, ngân hàng và công ty chứng khoán.
Chứng khoán Việt Nam không chịu ảnh hưởng bởi cầu ngoại
Đó là lời nhận định chung của mọi người tại buổi gặp gỡ. Ông Trần Đắc Sinh, Tổng giám đốc HOSE cho biết: trong tuần từ 29/9-9/10, chỉ số của các thị trường chứng khoán lớn trên thế giới như Mỹ, Anh, Hồng Kông, Singapore, Trung Quốc giảm trung bình 10-18%.
Tại Việt Nam, chỉ số VN-Index trong 8 phiên giao dịch từ 30/9-9/10 giảm từ 479 điểm xuống còn 397 điểm, tương ứng với gần 17% chỉ trong 1 tuần lễ. Thanh khoản của thị trường cũng giảm sút đáng kể, khối lượng giao dịch trung bình trong các phiên chỉ dừng lại ở mức 15 triệu chứng khoán, giá trị vốn hoá thị trường giảm khoảng 40.000 tỷ đồng.
Các nhà đầu tư ngoại, trong đó có một số nhà đầu tư tổ chức đã tham gia thị trường Việt Nam lâu năm, bán ra nhiều hơn mua vào. Khối lượng bán ra trong 6 phiên đầu tháng 10 gấp 1,4 lần mua vào.
Với tình hình này, nhiều nhà đầu tư trong nước lo lắng các nhà đầu tư ngoại rút vốn ào ạt. Tuy nhiên theo ông Sinh, giao dịch của các nhà đầu tư ngoại trong thời gian gần đây chỉ thể hiện sự thận trọng, chọn lọc hơn trong quyết định đầu tư, chứ không có ý định rút vốn.
Khẳng định thêm cho ý kiến này, ông Andy Ho cho biết: “Hầu hết các quỹ đầu tư đang đầu tư tại Việt Nam là quỹ đóng nên họ không chịu áp lực rút vốn. Ngay như Vina Capital vẫn đang chuẩn bị huy động thêm vốn để đầu tư vào Việt Nam vì nhìn thấy khả năng trong trung và dài hạn tốt. Và điều mà tôi thấy đáng lo là vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có tiếp tục giải ngân vào Việt Nam hay sẽ phải gia hạn vì tình hình kinh tế toàn cầu đang khó khăn”.
Ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính đối với Việt Nam là không tránh khỏi, tuy nhiên, kinh tế Việt Nam chưa liên thông sâu với thị trường khu vực và thế giới. Việt Nam có thể được xem như một điểm đầu tư thay thế trong bối cảnh thị trường thế giới hiện nay. Theo dõi tình hình vừa qua cho thấy yếu tố của các nhà đầu tư nhỏ lẻ trong nước chính là nhân tố tác động đến thị trường trong thời gian qua, vì có đến 86% giao dịch trên thị trường chứng khoán trong thời gian vừa qua là giao dịch của các nhà đầu tư nội.
Chính vì thế, tác động từ bên ngoài sẽ không ảnh hưởng nhiều đến thị trường chứng khoán Việt Nam.
Cần ổn định tâm lý nhà đầu tư trong nước
Thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ sớm hồi phục trở lại? Đó không chỉ là niềm tin của các tổ chức, định chế tài chính đang hoạt động tại Việt Nam, mà còn là niềm hy vọng của tất cả các nhà đầu tư. Tuy nhiên, để làm được điều này, việc quan trọng trước tiên là phải ổn định tâm lý nhà đầu tư nội.
Theo ông Đặng Văn Thành, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Sacombank, Việt Nam đã giải quyết những khó khăn về lạm phát, thâm hụt cán cân thương mại. Các ngân hàng tăng thanh khoản, lãi suất đầu ra đang giảm.
“Tuy nhiên, thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay phụ thuộc rất nhiều vào tâm lý của các nhà đầu tư nhỏ lẻ, chiếm 86%. Thị trường tài chính và thị trường chứng khoán Việt Nam đã vượt qua được giai đoạn khó khăn. Nhưng chỉ e các nhà đầu tư cá nhân sợ hãi, tháo chạy khỏi thị trường”, ông Thành nói.
Ông Lê Văn Minh, Giám đốc Chi nhánh Công ty Chứng khoán Agriseco, cũng đưa ra nhận xét tương tự: vấn đề đáng lo ngại là tâm lý nhà đầu tư. Nhiều nhà đầu tư chạy theo tin đồn. Không ít người bán tháo cổ phiếu vì nghe nói khủng hoảng kinh tế toàn cầu sẽ ảnh hưởng đến Việt Nam; và tin đồn Việt Nam đem dự trữ quốc gia mua trái phiếu của các ngân hàng Mỹ, mà các ngân hàng này đang hết sức khó khăn!
Thông tin rất cần thiết, nhưng các nhà đầu tư cũng cần chọn lọc thông tin. Cần dựa vào thông tin xác thực của kinh tế Việt Nam và thông tin về hoạt động của doanh nghiệp hơn là chạy theo tin đồn. Tình hình kinh tế Việt Nam đang được cải thiện, Việt Nam đã vượt qua giai đoạn khủng khoảng và đang từ từ hồi phục.
Theo ông Tô Hải, Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán Bản Việt, so với cách đây 3 năm thì thị trường tài chính Việt Nam đã cải thiện rất nhiều. Từ cuối năm 2006 đến nay, các doanh nghiệp đã huy động được 60.000 tỷ đồng qua thị trường chứng khoán. 100% tổ chức niêm yết đều huy động được vốn qua thị trường này và đây là may mắn cho nhiều doanh nghiệp vì nếu khủng hoảng xảy ra cách đây 3 năm không ít doanh nghiệp đã phá sản.
“Thị trường chứng khoán Việt Nam đã qua giai đoạn "đáy" của khủng hoảng và sẽ sớm hồi phục trở lại khi các yếu tố thị trường tài chính như lạm phát được kiềm chế, lãi suất giảm, thanh khoản của ngân hàng tăng trở lại...”, ông Hải nói.
Đồng tình với ý kiến này, ông Nguyễn Hồ Nam, Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán Sacombank cho biết: qua trao đổi với đồng nghiệp trong khu vực, họ đều đánh giá thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay là thị trường tốt nhất trong khu vực; không có tâm lý quá sợ hãi, hoảng loạn hay tháo chạy như một số nước.
“Tình hình lạm phát của Việt Nam đã được khống chế do các yếu tố hình thành lạm phát như dầu mỏ, thực phẩm đã được điều chỉnh giảm. Bên cạnh đó thì lãi suất giảm cung cầu tín dụng sẽ tăng, kinh tế sẽ phát triển và thị trường chứng khoán Việt Nam cũng sẽ hồi phục”, ông Nam nói.
Khi nhận định về cơ hội cho thị trường chứng khoán phục hồi trở lại, ông Trần Đắc Sinh nói: “Thị trường chứng khoán Việt Nam hoàn toàn có cơ sở vững chắc để hồi phục trong bối cảnh khủng hoảng toàn cầu hiện nay. Điều này được thể hiện qua các giải pháp nhất quán của Chính phủ trong việc giải quyết thâm hụt cán cân thương mại, kìm hãm lạm phát đã phát huy hiệu quả. Điều quan trọng hiện nay là các nhà đầu tư cần nhận định, bình tĩnh, suy xét kỹ khi đưa ra quyết định đầu tư, tránh khuếch trương các tác động không đáng có đối với thị trường chứng khoán Việt Nam”.