Ông chủ “cỗ máy” tìm kiếm lớn nhất Trung Quốc
Robin Li (Lý Ngạn Hùng) là người đã đánh bại Google để thống trị thị trường Internet của Trung Quốc
Robin Li (Lý Ngạn Hùng) là người đã đánh bại Google để thống trị thị trường Internet của Trung Quốc, một thị trường đang có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới. Anh làm được điều này nhờ việc xây dựng một cỗ máy tìm kiếm theo đúng cá tính Trung Hoa.
Baidu.com của Robin Li mới ra đời năm 1999 nhưng đã trở thành công cụ tìm kiếm số một tại thị trường Trung Quốc, vượt qua Google và Yahoo. Hiện nay, công ty này đứng thứ tư toàn cầu về số lượt truy cập. Robin Li từ một cậu học trò tỉnh lẻ nghèo đã trở thành tỷ phú đứng thứ 7 Trung Quốc, với tổng tài sản là 1,7 tỷ USD.
Xây dựng Baidu theo cá tính Trung Hoa
Sinh ra và lớn lên tại thành phố nghèo Sơn Tây, cách thủ đô Bắc Kinh hơn 300 km về phía tây nam. Tốt nghiệp Đại học Bắc Kinh năm 1991, anh nhận được học bổng tiến sĩ ở Mỹ. Sau khi tốt nghiệp cao học, Robin đầu quân cho bộ phận nghiên cứu của Dow Jones tại New Jersey và sau đấy là Infoseek tại thung lũng Silicon. Trong thời gian này, Li dành nhiều thời gian giải quyết vấn đề cơ bản nhất của Internet là phân loại thông tin.
Năm 1996, kỹ sư trẻ này đạt được bước đột phá khi phát triển thành công cơ chế tìm kiếm “phân tích kết nối”, đánh giá mức độ phổ biến của web dựa trên số trang web kết nối. Tuy nhiên, nghiên cứu này của Li không được sếp hoan nghênh.
Robin Li đem nghiên cứu của mình đến trình bày tại một hội thảo ở thung lũng Silicon, Trưởng nhóm công nghệ Infoseek William I. Chang quyết định tuyển anh vào vị trí giám sát phát triển công cụ tìm kiếm Infoseek. Phần mềm của anh được đánh giá rất cao và có nhiều đóng góp cho sự phát triển của Infoseek. Thế nhưng, vì xu hướng thị trường, Infoseek buộc phải tập trung vào nội dung trang web nhiều hơn phần tìm kiếm.
Được nhìn thấy Internet với sự khác biệt của cả hai bờ Thái Bình Dương, Li nói rằng có rất nhiều sự khác biệt văn hóa lớn khiến một công ty nước ngoài, dù giàu có đến đâu chăng nữa – tìm được đường đến Trung Quốc.
Ba cổng công nghệ thông tin hàng đầu đất nước đều thuộc người Trung Quốc, kể cả Yahoo! cũng phải mất 7 năm cố gắng để xây dựng hình ảnh tại thị trường này. 2 công ty chuyên về trò chơi trực tuyến lớn là Shanda và Netease đều của người Trung Quốc. Li cho rằng, những lợi thế sân nhà cũng sẽ đem lại chiến thắng cho người bản xứ trong lĩnh vực tìm kiếm trên mạng.
“Thị trường đã bùng nổ trong thời gian rất ngắn”, anh cho biết. “Những thông tin người sử dụng cần đang thay đổi rất nhanh chóng. Vì chúng ta là những người bản xử và có mục tiêu rõ ràng nên chúng ta có thể nhanh chóng bắt kịp sự thay đổi. Chúng ta hiểu ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc hơn”, Li giải thích.
Vẫn đam mê và mong muốn phát triển lĩnh vực tìm kiếm trên mạng, Li quyết định thành lập Công ty Baidu với người bạn Eric Xu ở Bắc Kinh. Ban đầu, Baidu được 2 quỹ Integrity Partners và Peninsula Capital đầu tư 1,2 triệu USD. 9 tháng sau, Draper Fisher Jurvetson và IDG Technology Venture đổ thêm 10 triệu USD nữa.
Baidu bắt đầu bằng việc cung cấp dịch vụ tìm kiếm cho các cổng thông tin Trung Quốc, sau đó phát triển thành công cụ tìm kiếm riêng. Tháng 9/2001, trang Baidu.com bắt đầu kiếm tiền bằng cách bán chỗ quảng cáo và khách hàng trả tiền theo số lần click chuột của người sử dụng. Số lượt truy cập tăng mạnh và doanh nghiệp bắt đầu có lãi từ năm 2004. Baidu.com thu hút hàng triệu người vào tải nhạc, lập blog và tìm ảnh người đẹp...
Lý giải điều này, giới phân tích cho rằng đối tượng khách hàng của Baidu hoàn toàn khác với phương Tây, người Trung Quốc thích giải trí hơn tin tức, đọc sách. Một trong những khác biệt lớn giữa Internet ở Trung Quốc và các nơi khác là tỷ lệ người sử dụng Internet trên tổng dân số. Từ 22 triệu người đầu năm 2000 đã lên đến 120 triệu năm 2005, dự kiến sẽ đạt con số 400 triệu người vào cuối năm nay.
Từ năm 2005, Li đã nhận định rằng, mặc dù 120 triệu người không phải là một con số khổng lồ, nhưng chưa đầy 1/10 dân số của đất nước Trung Quốc, vì vậy, thị trường này vẫn chưa được mở rộng mạnh mẽ. Vẫn còn rất nhiều chỗ cho sự tăng trưởng. Đấy là lý do tại sao Li đầu tư nhiều vào dài hạn hơn ngắn hạn.
Theo các nhà phân tích, tại thị trường Trung Quốc, cho đến nay chưa công ty nào phát triển nhanh như Baidu. Hiện nay hãng chiếm 62% về thị phần tìm kiếm, hơn gấp đôi thị phần của Google. Theo một cuộc nghiên cứu thị trường mới đây, Baidu và Google là sự chọn lựa số 1 của hơn 92% người sử dụng Internet ở thành thị Trung Quốc, để lại một phần thị trường rất bé cho các đối thủ cạnh tranh khác. Cả hai công ty tiếp tục gia tăng khách hàng của mình, trong đó Google tăng nhanh hơn. Tuy nhiên Google vẫn còn kém xa đối thủ bản xứ Baidu.
Theo nghiên cứu của Công ty China IntelliConsulting Corporation (CIC), 2/3 số người tham gia điều tra trả lời rằng Baidu là sự lựa chọn số 1 và chỉ có 23% chọn Google. Kết quả được CIC nghiên cứu dựa trên những người sử dụng Internet ở 3 thành phố lớn ở Trung Quốc là Bắc Kinh, Thượng Hải và Quảng Châu.
Đương đầu với rắc rối
Đối với những người hâm mộ tại thị trường trong nước, Robin Li là hình mẫu của một tỷ phú, chủ của một doanh nghiệp mẫu trong lĩnh vực Internet, người đã đánh bại một vài công ty đa quốc gia quyền lực nhất thế giới. Nhưng những người đố kỵ với anh, đặc biệt trong ngành công nghiệp giải trí, lại buộc tội anh là thuyền trưởng của hạm đội “ăn cắp nhạc trực tuyến”.
Nhà sáng lập và tổng giám đốc 40 tuổi này cho biết anh sẽ không dành nhiều thời gian cho sự tung hô cũng như những lời chỉ trích. Anh quá bận với việc cố gắng dẫn đầu những sự thay đổi nhanh chóng trong thị trường Internet của Trung Quốc, và mục tiêu của anh là, một ngày không xa, Baidu.com sẽ là một thách thức đối với Microsoft của Bill Gates.
Lời nói này có lẽ hơi tham vọng đối với một công ty mà ít người bên ngoài Trung Quốc nghe nói đến, nhưng Li đã sẵn sàng bước chân trên cho một chặng đường dài với quãng thời gian ngắn. Kể từ khi tham gia vào lĩnh vực này cách đây 9 năm, Baidu đã nhanh chóng vượt qua Google và Yahoo để trở thành cỗ máy tìm kiếm dẫn đầu Trung Quốc. Baidu.com đã dễ dàng trở thành một trang web chỉ đường với số người truy cập hàng ngày lên đến 90 triệu trong tổng số 100 triệu người Trung Quốc sử dụng web hàng ngày.
Các nhà đầu tư quốc tế rất ngạc nhiên khi công ty này được niêm yết trên thị trường Nasdaq hồi tháng 8/2005. Đây là một sự kiện gây náo động thị trường phố Wall nhiều nhất kể từ sau bong bóng dotcom. Giá trị của công ty được tăng gấp 3 trong vòng 24 giờ. Nhờ đó, tổng tài sản Li sở hữu sau cuộc “xuất ngoại cổ phiếu” thành công là 600 triệu USD.
“Tôi rất ngạc nhiên. Tôi không nghĩ là thành công đến vậy”, Li nói. “Nhưng đối với tôi, đây là một sự kiện đáng nhớ. Baidu xây dựng được hình ảnh trên thị trường quốc tế. Ngày càng nhiều người nhận ra rằng Baidu là cỗ máy tìm kiếm lớn nhất Trung Quốc”, Robin Li phát biểu sau buổi niêm yết đầu tiên.
Khi được hỏi về sự khác biệt giữa Baidu.com và các “đại gia ngoại quốc” khác, Li nói rằng cỗ máy tìm kiếm của công ty anh có thể phân biệt giữa các tên gọi hai ký tự và ba ký tự của Trung Quốc, vì vậy, kết quả tìm kiếm phù hợp hơn công cụ tìm kiếm của các đối thủ cạnh tranh. Ngoài ra, Baidu cũng đã thiết lập các “chatroom” để trao đổi những câu hỏi quen thuộc nhất, chẳng hạn những người tìm kiếm tên của một ngôi sao nhạc pop có cơ hội được chia sẻ thông tin, quan điểm cũng như các trang web liên quan.
Giới phê bình lại cho rằng đây là những chỉnh sửa về mặt thiết kế và “chiêu thức” kinh doanh mô phỏng của Google. Theo họ, lý do để Baidu thành công là nhờ giỏi liên kết với các cơ quan chức năng để lấy và kiểm duyệt các thông tin chính trị nhạy cảm và “cởi mở” hơn trong việc cho phép người dùng tìm đến các trang xem phim và tải nhạc.
Nếu tìm kiếm tên của nhà báo Lu Xiaobo, người từng chỉ trích Baidu hoặc những thông tin liên quan đến vụ thảm sát Thiên An Môn trên Baidu.com sẽ không tìm được thông tin nào. Nhưng nếu tìm kiếm thông tin về Britney Spears, Baidu sẽ cung cấp một kênh MP3, có thể tải những tất cả các bản nhạc của cô ca sĩ này nhưng “chưa mua bản quyền”. Công ty ghi âm EMI đã từng thắng Baidu trong vụ kiện về việc cung cấp dịch vụ MP3, vốn chiếm 20% đường truyền của Baidu, bất chấp Li khẳng định rằng, Baidu sẽ tiếp tục kháng cáo.
“Các bạn phải hiểu rằng chúng tôi là cỗ máy tìm kiếm. Chúng tôi không phải là chủ của bất cứ nội dung nào. Chúng tôi chỉ cho mọi người thấy thông tin có thể sử dụng được. Vì vậy chúng tôi không vi phạm bản quyền”, Robin Li khẳng định.
Baidu không truy cập vào những trang được chứng minh là có thông tin vi phạm bản quyền, nhưng Robin vẫn chưa sẵn sàng tuân thủ yêu cầu của các công ty về việc loại bỏ các đường dẫn. “Chúng tôi liệt kê 1 tỷ trang web, chúng tôi không thể xem xét từng trang về việc có vi phạm bản quyền không”, Li giải thích.
Tuy nhiên, các đối thủ cũng chỉ trích rằng Baidu cũng như Google và Yahoo dễ dàng ngăn chặn các thông tin chính trị nhạy cảm. “Khi là một công ty trong nước, chúng tôi cần phải tuân thủ pháp luật Trung Quốc. Nếu luật pháp quy định một số thông tin là bất hợp pháp, chúng tôi cần phải loại bỏ thông tin đó”, Robin nói.
Xét về khía cạnh này, Baidu là một điển hình rõ nét của Trung Quốc hiện đại: vi phạm bản quyền một cách thụ động được khuyến khích trong lĩnh vực giải trí, các thông tin chính trị và những lời chỉ trích nhạy cảm bị hạn chế nghiêm ngặt.
Một trong những khác biệt lớn của lĩnh vực Internet ở Trung Quốc là đa số người sử dụng trẻ hơn những người Mỹ và Anh. Dưới 30 tuổi là nhóm người lớn nhất trên thế giới sử dụng Internet. Và nếu một đứa trẻ ở tuổi vị thành niên truy cập vào Internet, khả năng lớn là cậu bé sẽ chơi game trực tuyến hơn là tìm kiếm thông tin.
Nhưng ngay cả với những hạn chế và tập trung vào lĩnh vực giải trí nói trên, Trung Quốc đang dần dần thay đổi. Mọi người có thể lấy thông tin về giải trí, chính trị, tài chính dễ dàng hơn trước. “Điều này sẽ thay đổi cách thức kinh doanh và kiểu sống của mọi người”, Robin nhận định.
Li đang ở trên một vị trí quyền lực, nhưng đây không phải là một vị trí ổn định. Sự thật trong lịch sử của cuộc khủng hoảng dotcom, cổ phiếu của Baidu đã tăng từ mức khởi điểm 27 USD lên mức 154 USD trước khi giảm xuống dưới 70 USD, bất chấp báo cáo lợi nhuận quý tăng gấp ba so với năm trước.
Sự bùng phát và sụt giảm của cổ phiếu Baidu cũng đựơc so sánh với bong bóng dotcom đầu thế kỷ 21, nhưng theo Li, điểm khác biệt lớn là các công ty Trung Quốc niêm yết ở thị trường Nasdaq vẫn tiếp tục kiếm được lợi nhuận.
“Đây là một ngành công nghiệp non trẻ. Vẫn có nhiều rủi ro, do đó, rất tự nhiên là nhiều người có thể thua lỗ. Điều này không có nghĩa là đã có tình trạng bong bóng. Dân số sử dụng Internet đang tăng lên nhanh chóng. Tôi tự tin rằng đây sẽ là một thị trường khổng lồ”, Robin nói.
Li nhận định rằng, Baidu vẫn đang ở những bước đi đầu tiên của cuộc chơi, Baidu muốn đầu tư mạnh mẽ để khẳng định rằng đây là người chơi thống trị trong lĩnh vực sinh lợi nhất của ngành công nghệ thông tin ở Trung Quốc.
Baidu.com của Robin Li mới ra đời năm 1999 nhưng đã trở thành công cụ tìm kiếm số một tại thị trường Trung Quốc, vượt qua Google và Yahoo. Hiện nay, công ty này đứng thứ tư toàn cầu về số lượt truy cập. Robin Li từ một cậu học trò tỉnh lẻ nghèo đã trở thành tỷ phú đứng thứ 7 Trung Quốc, với tổng tài sản là 1,7 tỷ USD.
Xây dựng Baidu theo cá tính Trung Hoa
Sinh ra và lớn lên tại thành phố nghèo Sơn Tây, cách thủ đô Bắc Kinh hơn 300 km về phía tây nam. Tốt nghiệp Đại học Bắc Kinh năm 1991, anh nhận được học bổng tiến sĩ ở Mỹ. Sau khi tốt nghiệp cao học, Robin đầu quân cho bộ phận nghiên cứu của Dow Jones tại New Jersey và sau đấy là Infoseek tại thung lũng Silicon. Trong thời gian này, Li dành nhiều thời gian giải quyết vấn đề cơ bản nhất của Internet là phân loại thông tin.
Năm 1996, kỹ sư trẻ này đạt được bước đột phá khi phát triển thành công cơ chế tìm kiếm “phân tích kết nối”, đánh giá mức độ phổ biến của web dựa trên số trang web kết nối. Tuy nhiên, nghiên cứu này của Li không được sếp hoan nghênh.
Robin Li đem nghiên cứu của mình đến trình bày tại một hội thảo ở thung lũng Silicon, Trưởng nhóm công nghệ Infoseek William I. Chang quyết định tuyển anh vào vị trí giám sát phát triển công cụ tìm kiếm Infoseek. Phần mềm của anh được đánh giá rất cao và có nhiều đóng góp cho sự phát triển của Infoseek. Thế nhưng, vì xu hướng thị trường, Infoseek buộc phải tập trung vào nội dung trang web nhiều hơn phần tìm kiếm.
Được nhìn thấy Internet với sự khác biệt của cả hai bờ Thái Bình Dương, Li nói rằng có rất nhiều sự khác biệt văn hóa lớn khiến một công ty nước ngoài, dù giàu có đến đâu chăng nữa – tìm được đường đến Trung Quốc.
Ba cổng công nghệ thông tin hàng đầu đất nước đều thuộc người Trung Quốc, kể cả Yahoo! cũng phải mất 7 năm cố gắng để xây dựng hình ảnh tại thị trường này. 2 công ty chuyên về trò chơi trực tuyến lớn là Shanda và Netease đều của người Trung Quốc. Li cho rằng, những lợi thế sân nhà cũng sẽ đem lại chiến thắng cho người bản xứ trong lĩnh vực tìm kiếm trên mạng.
“Thị trường đã bùng nổ trong thời gian rất ngắn”, anh cho biết. “Những thông tin người sử dụng cần đang thay đổi rất nhanh chóng. Vì chúng ta là những người bản xử và có mục tiêu rõ ràng nên chúng ta có thể nhanh chóng bắt kịp sự thay đổi. Chúng ta hiểu ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc hơn”, Li giải thích.
Vẫn đam mê và mong muốn phát triển lĩnh vực tìm kiếm trên mạng, Li quyết định thành lập Công ty Baidu với người bạn Eric Xu ở Bắc Kinh. Ban đầu, Baidu được 2 quỹ Integrity Partners và Peninsula Capital đầu tư 1,2 triệu USD. 9 tháng sau, Draper Fisher Jurvetson và IDG Technology Venture đổ thêm 10 triệu USD nữa.
Baidu bắt đầu bằng việc cung cấp dịch vụ tìm kiếm cho các cổng thông tin Trung Quốc, sau đó phát triển thành công cụ tìm kiếm riêng. Tháng 9/2001, trang Baidu.com bắt đầu kiếm tiền bằng cách bán chỗ quảng cáo và khách hàng trả tiền theo số lần click chuột của người sử dụng. Số lượt truy cập tăng mạnh và doanh nghiệp bắt đầu có lãi từ năm 2004. Baidu.com thu hút hàng triệu người vào tải nhạc, lập blog và tìm ảnh người đẹp...
Lý giải điều này, giới phân tích cho rằng đối tượng khách hàng của Baidu hoàn toàn khác với phương Tây, người Trung Quốc thích giải trí hơn tin tức, đọc sách. Một trong những khác biệt lớn giữa Internet ở Trung Quốc và các nơi khác là tỷ lệ người sử dụng Internet trên tổng dân số. Từ 22 triệu người đầu năm 2000 đã lên đến 120 triệu năm 2005, dự kiến sẽ đạt con số 400 triệu người vào cuối năm nay.
Từ năm 2005, Li đã nhận định rằng, mặc dù 120 triệu người không phải là một con số khổng lồ, nhưng chưa đầy 1/10 dân số của đất nước Trung Quốc, vì vậy, thị trường này vẫn chưa được mở rộng mạnh mẽ. Vẫn còn rất nhiều chỗ cho sự tăng trưởng. Đấy là lý do tại sao Li đầu tư nhiều vào dài hạn hơn ngắn hạn.
Theo các nhà phân tích, tại thị trường Trung Quốc, cho đến nay chưa công ty nào phát triển nhanh như Baidu. Hiện nay hãng chiếm 62% về thị phần tìm kiếm, hơn gấp đôi thị phần của Google. Theo một cuộc nghiên cứu thị trường mới đây, Baidu và Google là sự chọn lựa số 1 của hơn 92% người sử dụng Internet ở thành thị Trung Quốc, để lại một phần thị trường rất bé cho các đối thủ cạnh tranh khác. Cả hai công ty tiếp tục gia tăng khách hàng của mình, trong đó Google tăng nhanh hơn. Tuy nhiên Google vẫn còn kém xa đối thủ bản xứ Baidu.
Theo nghiên cứu của Công ty China IntelliConsulting Corporation (CIC), 2/3 số người tham gia điều tra trả lời rằng Baidu là sự lựa chọn số 1 và chỉ có 23% chọn Google. Kết quả được CIC nghiên cứu dựa trên những người sử dụng Internet ở 3 thành phố lớn ở Trung Quốc là Bắc Kinh, Thượng Hải và Quảng Châu.
Đương đầu với rắc rối
Đối với những người hâm mộ tại thị trường trong nước, Robin Li là hình mẫu của một tỷ phú, chủ của một doanh nghiệp mẫu trong lĩnh vực Internet, người đã đánh bại một vài công ty đa quốc gia quyền lực nhất thế giới. Nhưng những người đố kỵ với anh, đặc biệt trong ngành công nghiệp giải trí, lại buộc tội anh là thuyền trưởng của hạm đội “ăn cắp nhạc trực tuyến”.
Nhà sáng lập và tổng giám đốc 40 tuổi này cho biết anh sẽ không dành nhiều thời gian cho sự tung hô cũng như những lời chỉ trích. Anh quá bận với việc cố gắng dẫn đầu những sự thay đổi nhanh chóng trong thị trường Internet của Trung Quốc, và mục tiêu của anh là, một ngày không xa, Baidu.com sẽ là một thách thức đối với Microsoft của Bill Gates.
Lời nói này có lẽ hơi tham vọng đối với một công ty mà ít người bên ngoài Trung Quốc nghe nói đến, nhưng Li đã sẵn sàng bước chân trên cho một chặng đường dài với quãng thời gian ngắn. Kể từ khi tham gia vào lĩnh vực này cách đây 9 năm, Baidu đã nhanh chóng vượt qua Google và Yahoo để trở thành cỗ máy tìm kiếm dẫn đầu Trung Quốc. Baidu.com đã dễ dàng trở thành một trang web chỉ đường với số người truy cập hàng ngày lên đến 90 triệu trong tổng số 100 triệu người Trung Quốc sử dụng web hàng ngày.
Các nhà đầu tư quốc tế rất ngạc nhiên khi công ty này được niêm yết trên thị trường Nasdaq hồi tháng 8/2005. Đây là một sự kiện gây náo động thị trường phố Wall nhiều nhất kể từ sau bong bóng dotcom. Giá trị của công ty được tăng gấp 3 trong vòng 24 giờ. Nhờ đó, tổng tài sản Li sở hữu sau cuộc “xuất ngoại cổ phiếu” thành công là 600 triệu USD.
“Tôi rất ngạc nhiên. Tôi không nghĩ là thành công đến vậy”, Li nói. “Nhưng đối với tôi, đây là một sự kiện đáng nhớ. Baidu xây dựng được hình ảnh trên thị trường quốc tế. Ngày càng nhiều người nhận ra rằng Baidu là cỗ máy tìm kiếm lớn nhất Trung Quốc”, Robin Li phát biểu sau buổi niêm yết đầu tiên.
Khi được hỏi về sự khác biệt giữa Baidu.com và các “đại gia ngoại quốc” khác, Li nói rằng cỗ máy tìm kiếm của công ty anh có thể phân biệt giữa các tên gọi hai ký tự và ba ký tự của Trung Quốc, vì vậy, kết quả tìm kiếm phù hợp hơn công cụ tìm kiếm của các đối thủ cạnh tranh. Ngoài ra, Baidu cũng đã thiết lập các “chatroom” để trao đổi những câu hỏi quen thuộc nhất, chẳng hạn những người tìm kiếm tên của một ngôi sao nhạc pop có cơ hội được chia sẻ thông tin, quan điểm cũng như các trang web liên quan.
Giới phê bình lại cho rằng đây là những chỉnh sửa về mặt thiết kế và “chiêu thức” kinh doanh mô phỏng của Google. Theo họ, lý do để Baidu thành công là nhờ giỏi liên kết với các cơ quan chức năng để lấy và kiểm duyệt các thông tin chính trị nhạy cảm và “cởi mở” hơn trong việc cho phép người dùng tìm đến các trang xem phim và tải nhạc.
Nếu tìm kiếm tên của nhà báo Lu Xiaobo, người từng chỉ trích Baidu hoặc những thông tin liên quan đến vụ thảm sát Thiên An Môn trên Baidu.com sẽ không tìm được thông tin nào. Nhưng nếu tìm kiếm thông tin về Britney Spears, Baidu sẽ cung cấp một kênh MP3, có thể tải những tất cả các bản nhạc của cô ca sĩ này nhưng “chưa mua bản quyền”. Công ty ghi âm EMI đã từng thắng Baidu trong vụ kiện về việc cung cấp dịch vụ MP3, vốn chiếm 20% đường truyền của Baidu, bất chấp Li khẳng định rằng, Baidu sẽ tiếp tục kháng cáo.
“Các bạn phải hiểu rằng chúng tôi là cỗ máy tìm kiếm. Chúng tôi không phải là chủ của bất cứ nội dung nào. Chúng tôi chỉ cho mọi người thấy thông tin có thể sử dụng được. Vì vậy chúng tôi không vi phạm bản quyền”, Robin Li khẳng định.
Baidu không truy cập vào những trang được chứng minh là có thông tin vi phạm bản quyền, nhưng Robin vẫn chưa sẵn sàng tuân thủ yêu cầu của các công ty về việc loại bỏ các đường dẫn. “Chúng tôi liệt kê 1 tỷ trang web, chúng tôi không thể xem xét từng trang về việc có vi phạm bản quyền không”, Li giải thích.
Tuy nhiên, các đối thủ cũng chỉ trích rằng Baidu cũng như Google và Yahoo dễ dàng ngăn chặn các thông tin chính trị nhạy cảm. “Khi là một công ty trong nước, chúng tôi cần phải tuân thủ pháp luật Trung Quốc. Nếu luật pháp quy định một số thông tin là bất hợp pháp, chúng tôi cần phải loại bỏ thông tin đó”, Robin nói.
Xét về khía cạnh này, Baidu là một điển hình rõ nét của Trung Quốc hiện đại: vi phạm bản quyền một cách thụ động được khuyến khích trong lĩnh vực giải trí, các thông tin chính trị và những lời chỉ trích nhạy cảm bị hạn chế nghiêm ngặt.
Một trong những khác biệt lớn của lĩnh vực Internet ở Trung Quốc là đa số người sử dụng trẻ hơn những người Mỹ và Anh. Dưới 30 tuổi là nhóm người lớn nhất trên thế giới sử dụng Internet. Và nếu một đứa trẻ ở tuổi vị thành niên truy cập vào Internet, khả năng lớn là cậu bé sẽ chơi game trực tuyến hơn là tìm kiếm thông tin.
Nhưng ngay cả với những hạn chế và tập trung vào lĩnh vực giải trí nói trên, Trung Quốc đang dần dần thay đổi. Mọi người có thể lấy thông tin về giải trí, chính trị, tài chính dễ dàng hơn trước. “Điều này sẽ thay đổi cách thức kinh doanh và kiểu sống của mọi người”, Robin nhận định.
Li đang ở trên một vị trí quyền lực, nhưng đây không phải là một vị trí ổn định. Sự thật trong lịch sử của cuộc khủng hoảng dotcom, cổ phiếu của Baidu đã tăng từ mức khởi điểm 27 USD lên mức 154 USD trước khi giảm xuống dưới 70 USD, bất chấp báo cáo lợi nhuận quý tăng gấp ba so với năm trước.
Sự bùng phát và sụt giảm của cổ phiếu Baidu cũng đựơc so sánh với bong bóng dotcom đầu thế kỷ 21, nhưng theo Li, điểm khác biệt lớn là các công ty Trung Quốc niêm yết ở thị trường Nasdaq vẫn tiếp tục kiếm được lợi nhuận.
“Đây là một ngành công nghiệp non trẻ. Vẫn có nhiều rủi ro, do đó, rất tự nhiên là nhiều người có thể thua lỗ. Điều này không có nghĩa là đã có tình trạng bong bóng. Dân số sử dụng Internet đang tăng lên nhanh chóng. Tôi tự tin rằng đây sẽ là một thị trường khổng lồ”, Robin nói.
Li nhận định rằng, Baidu vẫn đang ở những bước đi đầu tiên của cuộc chơi, Baidu muốn đầu tư mạnh mẽ để khẳng định rằng đây là người chơi thống trị trong lĩnh vực sinh lợi nhất của ngành công nghệ thông tin ở Trung Quốc.