Ông Nguyễn Đức Hưởng lên tiếng trước loạt tin đồn
“Nếu đúng có chuyện hai đại gia bắt tay nhau vào Sacombank giải phóng nợ xấu thì thật có phước cho ngân hàng”
Hai ngày sau sự kiện đại hội cổ đông bất thường của Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) thông qua việc miễn nhiệm ông Nguyễn Đức Hưởng ở vị trí Phó chủ tịch Thường trực Hội đồng Quản trị, thị trường có những đồn đoán khác nhau.
Trong thông cáo về sự kiện trên, LienVietPostBank cho biết: “Ông Nguyễn Đức Hưởng sẽ tập trung các công việc quan trọng của Hiệp hội Mắc-ca Việt Nam trong thời gian tới với vai trò Phó chủ tịch Thường trực Hiệp hội và theo phân công, biệt phái nhận nhiệm vụ mới của Ngân hàng Nhà nước (nếu có)”.
Trước gợi mở này, thị trường xuất hiện một số bàn luận về khả năng ông Nguyễn Đức Hưởng sẽ tham gia tái cơ cấu Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank); thậm chí còn có đồn đoán có “vấn đề trong mối quan hệ” giữa ông Hưởng với ông Dương Công Minh, Chủ tịch Hội đồng Quản trị LienVietPostBank.
Một số thông tin không chính thức lan truyền trên mạng xã hội còn đặt tình huống ông Hưởng sẽ về Sacombank, mà đứng sau là “sự hợp tác” giữa ông Đặng Văn Thành (Chủ tịch Sacombank trước đây) với ông Dương Công Minh để mua lại cổ phần Sacombank mà Ngân hàng Nhà nước đang nhận ủy quyền…
Trao đổi với VnEconomy, ông Hưởng nói:
- Đúng là những tin đồn tréo ngoe! Tin đồn kiểu trên thì “mâu thuẫn”, dưới thì “bắt tay nhau”.
Tôi nghĩ, thứ nhất, không phải tự nhiên sinh ra cặp bài trùng “Minh Him Lam - Hưởng Liên Việt”, đã cùng đi một chặng đường 10 năm, luôn cùng một hướng lớn mà không bao giờ chú ý đến những chuyện lặt vặt.
Tôi luôn coi ông Dương Công Minh là anh ruột. Hai chúng tôi luôn bổ sung thế mạnh, thế yếu của nhau. Tôi học được từ ông Minh rất nhiều điều, nhất là tính quyết liệt, hạn chế tối đa việc nhớ lâu tránh đau đầu; ít hứa, nhưng đã hứa là làm bằng được, và cho đi để chia sẻ là chính.
Trong công việc, chúng tôi luôn thẳng thắn, bổ trợ cho nhau. Tôi có thể phê bình thẳng thắn trước mặt ông Minh ngay trong cuộc họp là chuyện thường tình. Còn những ai nói xấu sau lưng ông Minh mà tôi nghe thấy thì việc đầu tiên tôi làm là khẳng định ngay người đó nói sai sự thật.
Còn những thông tin xoay quanh Sacombank thì sao, thưa ông?
Trước hết, nhà đầu tư nhìn vào Sacombank với một thực tế, nhiều khoản nợ xấu tại đây gắn với các địa chỉ vàng về bất động sản. Đây là giá trị tiềm ẩn rất lớn khi ngân hàng xử lý được vấn đề nợ xấu.
Còn về lời đồn rằng ông Đặng Văn Thành và ông Dương Công Minh đứng phía sau ông Hưởng “bắt tay nhau” để mua 54% cổ phần Sacombank mà Ngân hàng Nhà nước đang nắm ủy quyền (qua VAMC), thì tôi xin nói thật, nếu đúng có chuyện hai đại gia này bắt tay cùng nhau mua và giải phóng cục nợ xấu của Sacombank thì… thật có phước cho sự phát triển của Sacombank.
Nhưng tôi lưu ý, không chỉ hai đại gia trên, mà bất cứ nhà đầu tư nào muốn mua được 54% vốn điều lệ đó thì phải có “tiền liền”, chứ không phải “tiền mặt” theo kiểu giơ mặt ra nợ để vay tiền.
54% cổ phần đó cũng chính là tài sản thế chấp bổ sung của cục nợ xấu, nên không phải đơn thuần cứ bỏ tiền ra mua là được sở hữu và trở thành cổ đông lớn ngay được. Chính vì vậy Ngân hàng Nhà nước mới phải nắm giữ nó, qua việc nhận ủy quyền.
Theo tôi thấy thì chính Ngân hàng Nhà nước cũng đang mong muốn có nhà đầu tư tầm cỡ để giải phóng nhanh nợ xấu, nhưng ở Việt Nam chắc chắn thời điểm này không có bất cứ đại gia nào có sẵn cỡ 50.000 tỷ đồng tiền liền để đầu tư, giải chấp 54% cổ phần Sacombank khi cục nợ xấu chưa được hóa giải.
Kể cả có thêm hai ông Đặng Văn Thành và hai ông Dương Công Minh nữa để có đủ 50.000 tỷ tiền liền đi nữa, thì còn phải lọt qua được các tiêu chí khắt khe, chuyên nghiệp của Ngân hàng Nhà nước và pháp luật. Đó là một vấn đề gai góc nữa.
Tôi nói đến đây các bạn sẽ tự nhận ra nguyên nhân trước đây đã có các đại gia đăng ký nộp từ 10.000 - 20.000 tỷ rồi mà vẫn chưa vào Sacombank được.
Như vậy thì ông Đặng Văn Thành và ông Dương Công Minh có dám đứng sau lưng ông Hưởng không? Chắc chắn không, kể cả có nhân bản thành bốn ông đại gia tầm cỡ đi nữa.
Vậy ông có thể cho biết nhận định cá nhân của ông về triển vọng tái cơ cấu Sacombank sắp tới, cũng như tin đồn ông về tham gia vào quá trình tái cơ cấu này?
Những người làm ngân hàng, cũng như thị trường nói chung, hẳn đều thấy rõ Sacombank là một ngân hàng thương mại lớn, một thương hiệu mạnh, có những giá trị nền tảng rất tốt. Đây cũng là những giá trị mà nhiều nhà đầu tư dòm ngó và khao khát, chứ không hẳn chỉ ở những địa chỉ vàng bất động sản nằm trong nợ xấu.
Cá nhân tôi thấy, nếu có các cơ chế chính sách hỗ trợ, sự bám sát quyết liệt của Ngân hàng Nhà nước, với những thế mạnh trên của Sacombank, quá trình tái cơ cấu có thể đẩy nhanh để ngân hàng này sớm quay trở lại quỹ đạo an toàn hiệu quả, trở lại vị thế hàng đầu đáng có.
Chúng ta phải chờ đợi các phương án, quyết định của cơ quan chức năng, từ Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước. Chúng ta kỳ vọng về phương án và những giải pháp tốt nhất.
Tôi cũng thấy rằng, tính tự chủ, tự lực của Sacombank ở đây cần phải được tôn trọng. Tiềm lực của họ sẽ là sức mạnh thực sự nếu có các cơ chế hỗ trợ và thúc đẩy hợp lý, chứ không hẳn là cứ nhất nhất chờ đợi ngoại lực nào đó. Thêm nữa, khi Ngân hàng Nhà nước đang là đầu mối nắm tỷ lệ chi phối lớn qua nhận ủy quyền nói trên, tôi tin tưởng cơ quan này sẽ có những giải pháp, quyết định hợp lý và đương nhiên là tốt cho Sacombank.
Cá nhân tôi sau khi rời LienVietPostBank, như thời gian qua, trước mắt tôi vẫn bám sát và đẩy mạnh việc đầu tư và triển khai dự án phát triển cây mắc-ca tại Việt Nam. Trường hợp Ngân hàng Nhà nước biệt phái, giao nhiệm vụ nào thì tôi sẽ quyết tâm thực hiện bằng được nhiệm vụ đó.
Trong thông cáo về sự kiện trên, LienVietPostBank cho biết: “Ông Nguyễn Đức Hưởng sẽ tập trung các công việc quan trọng của Hiệp hội Mắc-ca Việt Nam trong thời gian tới với vai trò Phó chủ tịch Thường trực Hiệp hội và theo phân công, biệt phái nhận nhiệm vụ mới của Ngân hàng Nhà nước (nếu có)”.
Trước gợi mở này, thị trường xuất hiện một số bàn luận về khả năng ông Nguyễn Đức Hưởng sẽ tham gia tái cơ cấu Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank); thậm chí còn có đồn đoán có “vấn đề trong mối quan hệ” giữa ông Hưởng với ông Dương Công Minh, Chủ tịch Hội đồng Quản trị LienVietPostBank.
Một số thông tin không chính thức lan truyền trên mạng xã hội còn đặt tình huống ông Hưởng sẽ về Sacombank, mà đứng sau là “sự hợp tác” giữa ông Đặng Văn Thành (Chủ tịch Sacombank trước đây) với ông Dương Công Minh để mua lại cổ phần Sacombank mà Ngân hàng Nhà nước đang nhận ủy quyền…
Trao đổi với VnEconomy, ông Hưởng nói:
- Đúng là những tin đồn tréo ngoe! Tin đồn kiểu trên thì “mâu thuẫn”, dưới thì “bắt tay nhau”.
Tôi nghĩ, thứ nhất, không phải tự nhiên sinh ra cặp bài trùng “Minh Him Lam - Hưởng Liên Việt”, đã cùng đi một chặng đường 10 năm, luôn cùng một hướng lớn mà không bao giờ chú ý đến những chuyện lặt vặt.
Tôi luôn coi ông Dương Công Minh là anh ruột. Hai chúng tôi luôn bổ sung thế mạnh, thế yếu của nhau. Tôi học được từ ông Minh rất nhiều điều, nhất là tính quyết liệt, hạn chế tối đa việc nhớ lâu tránh đau đầu; ít hứa, nhưng đã hứa là làm bằng được, và cho đi để chia sẻ là chính.
Trong công việc, chúng tôi luôn thẳng thắn, bổ trợ cho nhau. Tôi có thể phê bình thẳng thắn trước mặt ông Minh ngay trong cuộc họp là chuyện thường tình. Còn những ai nói xấu sau lưng ông Minh mà tôi nghe thấy thì việc đầu tiên tôi làm là khẳng định ngay người đó nói sai sự thật.
Còn những thông tin xoay quanh Sacombank thì sao, thưa ông?
Trước hết, nhà đầu tư nhìn vào Sacombank với một thực tế, nhiều khoản nợ xấu tại đây gắn với các địa chỉ vàng về bất động sản. Đây là giá trị tiềm ẩn rất lớn khi ngân hàng xử lý được vấn đề nợ xấu.
Còn về lời đồn rằng ông Đặng Văn Thành và ông Dương Công Minh đứng phía sau ông Hưởng “bắt tay nhau” để mua 54% cổ phần Sacombank mà Ngân hàng Nhà nước đang nắm ủy quyền (qua VAMC), thì tôi xin nói thật, nếu đúng có chuyện hai đại gia này bắt tay cùng nhau mua và giải phóng cục nợ xấu của Sacombank thì… thật có phước cho sự phát triển của Sacombank.
Nhưng tôi lưu ý, không chỉ hai đại gia trên, mà bất cứ nhà đầu tư nào muốn mua được 54% vốn điều lệ đó thì phải có “tiền liền”, chứ không phải “tiền mặt” theo kiểu giơ mặt ra nợ để vay tiền.
54% cổ phần đó cũng chính là tài sản thế chấp bổ sung của cục nợ xấu, nên không phải đơn thuần cứ bỏ tiền ra mua là được sở hữu và trở thành cổ đông lớn ngay được. Chính vì vậy Ngân hàng Nhà nước mới phải nắm giữ nó, qua việc nhận ủy quyền.
Theo tôi thấy thì chính Ngân hàng Nhà nước cũng đang mong muốn có nhà đầu tư tầm cỡ để giải phóng nhanh nợ xấu, nhưng ở Việt Nam chắc chắn thời điểm này không có bất cứ đại gia nào có sẵn cỡ 50.000 tỷ đồng tiền liền để đầu tư, giải chấp 54% cổ phần Sacombank khi cục nợ xấu chưa được hóa giải.
Kể cả có thêm hai ông Đặng Văn Thành và hai ông Dương Công Minh nữa để có đủ 50.000 tỷ tiền liền đi nữa, thì còn phải lọt qua được các tiêu chí khắt khe, chuyên nghiệp của Ngân hàng Nhà nước và pháp luật. Đó là một vấn đề gai góc nữa.
Tôi nói đến đây các bạn sẽ tự nhận ra nguyên nhân trước đây đã có các đại gia đăng ký nộp từ 10.000 - 20.000 tỷ rồi mà vẫn chưa vào Sacombank được.
Như vậy thì ông Đặng Văn Thành và ông Dương Công Minh có dám đứng sau lưng ông Hưởng không? Chắc chắn không, kể cả có nhân bản thành bốn ông đại gia tầm cỡ đi nữa.
Vậy ông có thể cho biết nhận định cá nhân của ông về triển vọng tái cơ cấu Sacombank sắp tới, cũng như tin đồn ông về tham gia vào quá trình tái cơ cấu này?
Những người làm ngân hàng, cũng như thị trường nói chung, hẳn đều thấy rõ Sacombank là một ngân hàng thương mại lớn, một thương hiệu mạnh, có những giá trị nền tảng rất tốt. Đây cũng là những giá trị mà nhiều nhà đầu tư dòm ngó và khao khát, chứ không hẳn chỉ ở những địa chỉ vàng bất động sản nằm trong nợ xấu.
Cá nhân tôi thấy, nếu có các cơ chế chính sách hỗ trợ, sự bám sát quyết liệt của Ngân hàng Nhà nước, với những thế mạnh trên của Sacombank, quá trình tái cơ cấu có thể đẩy nhanh để ngân hàng này sớm quay trở lại quỹ đạo an toàn hiệu quả, trở lại vị thế hàng đầu đáng có.
Chúng ta phải chờ đợi các phương án, quyết định của cơ quan chức năng, từ Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước. Chúng ta kỳ vọng về phương án và những giải pháp tốt nhất.
Tôi cũng thấy rằng, tính tự chủ, tự lực của Sacombank ở đây cần phải được tôn trọng. Tiềm lực của họ sẽ là sức mạnh thực sự nếu có các cơ chế hỗ trợ và thúc đẩy hợp lý, chứ không hẳn là cứ nhất nhất chờ đợi ngoại lực nào đó. Thêm nữa, khi Ngân hàng Nhà nước đang là đầu mối nắm tỷ lệ chi phối lớn qua nhận ủy quyền nói trên, tôi tin tưởng cơ quan này sẽ có những giải pháp, quyết định hợp lý và đương nhiên là tốt cho Sacombank.
Cá nhân tôi sau khi rời LienVietPostBank, như thời gian qua, trước mắt tôi vẫn bám sát và đẩy mạnh việc đầu tư và triển khai dự án phát triển cây mắc-ca tại Việt Nam. Trường hợp Ngân hàng Nhà nước biệt phái, giao nhiệm vụ nào thì tôi sẽ quyết tâm thực hiện bằng được nhiệm vụ đó.