Ông Tập Cận Bình có thể đưa bạn vào Quân ủy Trung ương
Tướng Lưu Nguyên, con trai của cố Chủ tịch Lưu Thiếu Kỳ, có thể trở thành Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc
Hãng tin Reuters dẫn một số nguồn tin cấp cao cho biết, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có thể sẽ đưa tướng Lưu Nguyên, con trai của cố Chủ tịch Lưu Thiếu Kỳ, vào Quân ủy Trung ương.
Theo một nguồn tin thân cận với giới lãnh đạo Trung Quốc và một nguồn tin có quan hệ với quân đội nước này, tướng Lưu Nguyên, 62 tuổi, con trai cả của cố Chủ tịch Lưu Thiếu Kỳ, sẽ được bổ nhiệm vào Quân ủy Trung ương Trung Quốc, trong khuôn khổ cuộc họp Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc vào tháng 10 tới.
Việc bảo đảm an ninh cho ông Lưu Nguyên đã được tăng cường, sau khi viên tướng quân đội này nhận được những lời đe dọa xâm hại tính mạng do đã phanh phui vụ bê bối hối lộ, mua bán chức tước trong quân đội lớn nhất trong lịch sử Trung Quốc hiện đại, ba nguồn tin riêng rẽ nói với hãng tin Reuters.
Kể từ khi làm Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc hồi tháng 11/2012, ông Tập Cận Bình đã coi việc chống tham nhũng là một trong những ưu tiên hàng đầu. Chiến dịch "đả hổ đập ruồi" của ông đã lên tới đỉnh điểm trong tuần qua, khi Trung Quốc chính thức công bố việc lập án điều tra đối với "cựu trùm" an ninh Chu Vĩnh Khang.
Nguồn tin cũng cho Reuters biết rằng, thậm chí tướng Lưu Nguyên có thể giữ chức Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương, chỉ sau ông Tập Cận Bình, người hiện là là Chủ tịch Quân ủy Trung ương. Nguồn tin này yêu cầu được giấu tên, nhằm tránh hậu quả do tiết lộ các thông tin chính trị cấp cao với phóng viên nước ngoài khi chưa được phép.
Tướng Lưu Nguyên hiện giữ chức Chính ủy Tổng cục Hậu cần Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA). Quân ủy Trung ương Trung Quốc có hai ghế phó chủ tịch. Ông Tập từng vài lần công khai mối quan hệ bạn bè với ông Lưu Nguyên.
Những tố cáo của ông Lưu đã mở đường cho chiến dịch chống tham nhũng nhằm vào tướng Từ Tài Hậu, 71 tuổi, cựu Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc kiêm cựu Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc, và Trung tướng Cốc Tuấn Sơn, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Hậu cần.
Nhiều nguồn tin cho biết, trong một cuộc họp kín của các nhà lãnh đạo cấp cao Trung Quốc năm 2012 trước thời điểm ông Tập trở thành Tổng bí thư, ông Lưu đã cáo buộc ông Cốc cùng "ô dù" phạm tội tham nhũng. Ông Lưu tuyên bố chống hối lộ, cho dù có thể bị mất chức.
"Tình hình tham nhũng ở Tổng cục Hậu cần rất nghiêm trọng. Dù bị mất chức, tôi cũng quyết đấu tranh một sống một chết với nạn tham nhũng hủ bại", tướng Lưu Nguyên khi đó nói.
Những cáo buộc của ông Lưu đã dẫn tới một cuộc điều tra và sau đó ông Cốc Tuấn Sơn bị mất chức Phó tổng cục trưởng Tổng cục Hậu cần. Tháng 3 năm nay, ông Cốc Tuấn Sơn chính thức bị khởi tố về 4 tội "tham ô, nhận hối lộ, tiêu xài tiền công, lạm dụng chức quyền" và chính thức bị chuyển sang toà án quân sự xét xử.
Theo một bài báo khi đó của hãng tin Reuters, một trong những tội cụ thể của Cốc Tuấn Sơn là liên quan đến việc mua bán chức vụ và cấp hàm của hàng trăm tướng lĩnh quân đội. Cụ thể, một đại tá muốn được phong thiếu tướng phải chi 30 triệu Nhân dân tệ (tức 105 tỷ đồng), các cấp, chức thấp hơn cũng phải chi hàng trăm ngàn Nhân dân tệ.
Tiếp đó, tháng 6/2014, truyền thông Trung Quốc đưa tin Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương giai đoạn 2004-2012, ông Từ Tài Hậu, người được coi là một trong những "cái ô bảo trợ chính" của ông Cốc Tuấn Sơn, bị khai trừ khỏi Đảng với cáo buộc tham nhũng trước sinh nhật lần thứ 71 một ngày, trong khi đang bị bệnh ung thư.
Theo báo chí Trung Quốc, tổng số tiền và hiện vật thu được khi khám nhà ông Từ Tài Hậu là hơn 1,6 tỷ Nhân dân tệ. Nghiêm trọng hơn, ông này bị nghi 4 lần thuê người ám sát Chính ủy Tổng cục Hậu cần Lưu Nguyên để trả thù việc ông Lưu đã chủ trương và thẳng tay trừng trị Cốc Tuấn Sơn, thuộc hạ thân tín của ông Từ Tài Hậu.
Trung Quốc đã tăng cường bài trừ vấn nạn tham nhũng nghiêm trọng trong quân đội nước này kể từ cuối những năm 1990, đồng thời ngăn cấm quân đội tham gia kinh doanh. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, quân đội Trung Quốc đã tiến hành một số thương vụ thương mại, do thiếu sự kiểm soát chặt chẽ.
Theo Reuters, việc mua bán chức tước cũng đã trở thành "một bí mật mà ai cũng biết", nhưng truyền thông Trung Quốc thường tránh né đưa tin liên quan đến chủ đề này. Đối với những quan chức chấp nhận hối lộ để được thăng tiến, tham nhũng được xem như một biện pháp nhằm thu hồi vốn mà họ đã bỏ ra để đầu tư.
Tuy nhiên, Huang Jing, một chuyên gia về quân đội Trung Quốc thuộc Trường Đại học Quốc gia Singapore, nhận định trong trường hợp ông Tập Cận Bình cất nhắc ông Lưu Nguyên, việc này có thể có nhiều rủi ro.
"Bởi vì ông ấy từng nổi tiếng về chống tham nhũng, việc ông ấy được cất nhắc có thể gây ra phản ứng dữ dội trong hệ thống chính trị", ông Huang nói, ám chỉ tới văn hóa tham nhũng đã bắt rễ sâu trong quân đội Trung Quốc. "Lãnh đạo Trung Quốc sẽ phải rất thận trọng, nếu như họ muốn đưa tướng Lưu vào Quân ủy Trung ương".
Thời gian gần đây, tướng Lưu đã đi đầu trong cuộc chiến chống tham nhũng trong quân đội. Trong một bài báo đăng trên tuần báo Cầu Thị hồi tháng trước, ông Lưu đã kêu gọi loại bỏ những phần tử thoái hóa ra khỏi Đảng Cộng sản Trung Quốc, và kêu gọi đảng viên thực hiện chiến dịch chống tham nhũng ở mức độ cao nhất.
Hồi năm 2010, ông Lưu từng gây được sự chú ý khi viết một bài dài như lời tựa cho cuốn sách của một người bạn.
Trong bài viết này, tướng Lưu Nguyên kêu gọi Trung Quốc loại bỏ các mô hình chính trị nhập khẩu, như nền dân chủ phương Tây, chủ nghĩa cực tả, cực hữu. Mặc dù vậy, ông có vẻ đã đề xuất một hệ thống chính trị cởi mở hơn.
Cũng theo Reuters, tại Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 18 diễn ra vào tháng 11/2012, tướng Lưu không được cất nhắc, một phần là bởi ông khá thân cận với cựu Bí thư Thành ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai, chính khách "ngã ngựa" trong một vụ bê bối gây chấn động Trung Quốc.
Theo một nguồn tin thân cận với giới lãnh đạo Trung Quốc và một nguồn tin có quan hệ với quân đội nước này, tướng Lưu Nguyên, 62 tuổi, con trai cả của cố Chủ tịch Lưu Thiếu Kỳ, sẽ được bổ nhiệm vào Quân ủy Trung ương Trung Quốc, trong khuôn khổ cuộc họp Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc vào tháng 10 tới.
Việc bảo đảm an ninh cho ông Lưu Nguyên đã được tăng cường, sau khi viên tướng quân đội này nhận được những lời đe dọa xâm hại tính mạng do đã phanh phui vụ bê bối hối lộ, mua bán chức tước trong quân đội lớn nhất trong lịch sử Trung Quốc hiện đại, ba nguồn tin riêng rẽ nói với hãng tin Reuters.
Kể từ khi làm Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc hồi tháng 11/2012, ông Tập Cận Bình đã coi việc chống tham nhũng là một trong những ưu tiên hàng đầu. Chiến dịch "đả hổ đập ruồi" của ông đã lên tới đỉnh điểm trong tuần qua, khi Trung Quốc chính thức công bố việc lập án điều tra đối với "cựu trùm" an ninh Chu Vĩnh Khang.
Nguồn tin cũng cho Reuters biết rằng, thậm chí tướng Lưu Nguyên có thể giữ chức Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương, chỉ sau ông Tập Cận Bình, người hiện là là Chủ tịch Quân ủy Trung ương. Nguồn tin này yêu cầu được giấu tên, nhằm tránh hậu quả do tiết lộ các thông tin chính trị cấp cao với phóng viên nước ngoài khi chưa được phép.
Tướng Lưu Nguyên hiện giữ chức Chính ủy Tổng cục Hậu cần Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA). Quân ủy Trung ương Trung Quốc có hai ghế phó chủ tịch. Ông Tập từng vài lần công khai mối quan hệ bạn bè với ông Lưu Nguyên.
Những tố cáo của ông Lưu đã mở đường cho chiến dịch chống tham nhũng nhằm vào tướng Từ Tài Hậu, 71 tuổi, cựu Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc kiêm cựu Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc, và Trung tướng Cốc Tuấn Sơn, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Hậu cần.
Nhiều nguồn tin cho biết, trong một cuộc họp kín của các nhà lãnh đạo cấp cao Trung Quốc năm 2012 trước thời điểm ông Tập trở thành Tổng bí thư, ông Lưu đã cáo buộc ông Cốc cùng "ô dù" phạm tội tham nhũng. Ông Lưu tuyên bố chống hối lộ, cho dù có thể bị mất chức.
"Tình hình tham nhũng ở Tổng cục Hậu cần rất nghiêm trọng. Dù bị mất chức, tôi cũng quyết đấu tranh một sống một chết với nạn tham nhũng hủ bại", tướng Lưu Nguyên khi đó nói.
Những cáo buộc của ông Lưu đã dẫn tới một cuộc điều tra và sau đó ông Cốc Tuấn Sơn bị mất chức Phó tổng cục trưởng Tổng cục Hậu cần. Tháng 3 năm nay, ông Cốc Tuấn Sơn chính thức bị khởi tố về 4 tội "tham ô, nhận hối lộ, tiêu xài tiền công, lạm dụng chức quyền" và chính thức bị chuyển sang toà án quân sự xét xử.
Theo một bài báo khi đó của hãng tin Reuters, một trong những tội cụ thể của Cốc Tuấn Sơn là liên quan đến việc mua bán chức vụ và cấp hàm của hàng trăm tướng lĩnh quân đội. Cụ thể, một đại tá muốn được phong thiếu tướng phải chi 30 triệu Nhân dân tệ (tức 105 tỷ đồng), các cấp, chức thấp hơn cũng phải chi hàng trăm ngàn Nhân dân tệ.
Tiếp đó, tháng 6/2014, truyền thông Trung Quốc đưa tin Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương giai đoạn 2004-2012, ông Từ Tài Hậu, người được coi là một trong những "cái ô bảo trợ chính" của ông Cốc Tuấn Sơn, bị khai trừ khỏi Đảng với cáo buộc tham nhũng trước sinh nhật lần thứ 71 một ngày, trong khi đang bị bệnh ung thư.
Theo báo chí Trung Quốc, tổng số tiền và hiện vật thu được khi khám nhà ông Từ Tài Hậu là hơn 1,6 tỷ Nhân dân tệ. Nghiêm trọng hơn, ông này bị nghi 4 lần thuê người ám sát Chính ủy Tổng cục Hậu cần Lưu Nguyên để trả thù việc ông Lưu đã chủ trương và thẳng tay trừng trị Cốc Tuấn Sơn, thuộc hạ thân tín của ông Từ Tài Hậu.
Trung Quốc đã tăng cường bài trừ vấn nạn tham nhũng nghiêm trọng trong quân đội nước này kể từ cuối những năm 1990, đồng thời ngăn cấm quân đội tham gia kinh doanh. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, quân đội Trung Quốc đã tiến hành một số thương vụ thương mại, do thiếu sự kiểm soát chặt chẽ.
Theo Reuters, việc mua bán chức tước cũng đã trở thành "một bí mật mà ai cũng biết", nhưng truyền thông Trung Quốc thường tránh né đưa tin liên quan đến chủ đề này. Đối với những quan chức chấp nhận hối lộ để được thăng tiến, tham nhũng được xem như một biện pháp nhằm thu hồi vốn mà họ đã bỏ ra để đầu tư.
Tuy nhiên, Huang Jing, một chuyên gia về quân đội Trung Quốc thuộc Trường Đại học Quốc gia Singapore, nhận định trong trường hợp ông Tập Cận Bình cất nhắc ông Lưu Nguyên, việc này có thể có nhiều rủi ro.
"Bởi vì ông ấy từng nổi tiếng về chống tham nhũng, việc ông ấy được cất nhắc có thể gây ra phản ứng dữ dội trong hệ thống chính trị", ông Huang nói, ám chỉ tới văn hóa tham nhũng đã bắt rễ sâu trong quân đội Trung Quốc. "Lãnh đạo Trung Quốc sẽ phải rất thận trọng, nếu như họ muốn đưa tướng Lưu vào Quân ủy Trung ương".
Thời gian gần đây, tướng Lưu đã đi đầu trong cuộc chiến chống tham nhũng trong quân đội. Trong một bài báo đăng trên tuần báo Cầu Thị hồi tháng trước, ông Lưu đã kêu gọi loại bỏ những phần tử thoái hóa ra khỏi Đảng Cộng sản Trung Quốc, và kêu gọi đảng viên thực hiện chiến dịch chống tham nhũng ở mức độ cao nhất.
Hồi năm 2010, ông Lưu từng gây được sự chú ý khi viết một bài dài như lời tựa cho cuốn sách của một người bạn.
Trong bài viết này, tướng Lưu Nguyên kêu gọi Trung Quốc loại bỏ các mô hình chính trị nhập khẩu, như nền dân chủ phương Tây, chủ nghĩa cực tả, cực hữu. Mặc dù vậy, ông có vẻ đã đề xuất một hệ thống chính trị cởi mở hơn.
Cũng theo Reuters, tại Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 18 diễn ra vào tháng 11/2012, tướng Lưu không được cất nhắc, một phần là bởi ông khá thân cận với cựu Bí thư Thành ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai, chính khách "ngã ngựa" trong một vụ bê bối gây chấn động Trung Quốc.