Ông Thành rời Sacombank, sếp mới e dè nắm quyền
“Thật lòng tôi không muốn chuyển giao. Tâm linh tôi không được bình an!”, tân Chủ tịch Sacombank bộc bạch
Ông Đặng Văn Thành, cựu Chủ tịch Sacombank đã không có mặt trong buổi công bố thay đổi nhân sự hội đồng quản trị Sacombank diễn ra vào lúc 10h sáng 3/11 tại tổng hành dinh Sacombank ở Tp.HCM.
Trước đó một ngày, hàng loạt các phương tiện truyền thông cũng đã đưa tin gia đình ông Thành, trong đó có các thành viên là vợ, con trai, con gái - những người từng được xem là những người giàu trên thị trường chứng khoán Việt Nam - lần lượt rút khỏi vị trí quản trị cấp cao trong các công ty Mía đường Bourbon Tây Ninh và Địa ốc Sài gòn Thương Tín.
Như vậy, ba lĩnh vực kinh doanh chính làm nên tuổi của gia đình này trong nhiều thập kỷ vừa qua đã kết thúc trong sự sự giảm sàn lớn các cổ phiếu liên quan trong phiên giao dịch ngày 2/11. Ông Thành và con trai ông đã lần lượt dính líu đến các vụ duyệt cho vay cá nhân mà không được sự đồng thuận của ban quản trị, cũng như sự thua lỗ trầm trọng trong công ty chứng khoán Sacombank.
Không có bất kỳ thông tin nào về ông Thành được đưa ra chính thức trong thời điểm này, trong khi vài ngày cách đây, đã có thông tin liên quan đến cuộc điều tra của ông với cơ quan nhà nước. Ông Phạm Hữu Phú, người kế nhiệm hiện tại từ ông Thành cho biết, ông Thành đã xin từ nhiệm luôn cả vị trí thành viên hội đồng quản trị sau khi bị bãi nhiệm chức danh chủ tịch hồi đầu tháng 11.
Sacombank là một trong những ngân hàng mạnh Việt Nam không thoát khỏi “vòng xoáy” của thanh lọc. Ngân hàng này từng đối mặt với các tin đồn về bầu Kiên, một “ông trùm kinh doanh” đã bị bắt, sau đó là sự xuất hiện của đại gia Trầm Bê sở hữu, và tiếp tục là cuộc điều tra đối với ông Đặng Văn Thành. Cũng tương tự, đối với ngân hàng Á Châu là hàng lọat cuộc ra đi hoặc điều tra của các “chóp bu” ông Lý Xuân Hải, Trần Xuân Giá, Phạm Trung Cang.
Ông Phú cho rằng, kịch bản ông Thành ra đi không có gì là bất ngờ với cả nhà đầu tư và nhân viên. Ông cho rằng, sự việc diễn ra hết sức bình thường, trong khi vẫn chia sẻ, Sacombank đã tổ chức lực lượng giải quyết khủng hoảng 24/24.
Sacombank cũng đang vừa hoàn tất cuộc thanh tra dẫn đến sự ra đi của ông Thành, nhưng ông Phú không đưa ra bất kỳ một kết luận gì từ cuộc điều tra. Một phóng viên đặt ra vấn đề sau khi ngân hàng Sacombank bị thanh tra xong, liệu sẽ thanh tra tiếp các công ty con hay không, thì Chủ tịch Phú cũng cho biết, chỉ mới nhận được thanh tra tiếp một công ty con chuyên kinh doanh vàng của Sacombank, và bản thân ông vẫn đang chờ đợi.
Dù các thông tin sự cố hoặc bê bối với các ngân hàng lớn trong thời gian gần đây, nhưng dường như không có bất kỳ một sự thiệt hại nào lớn, bởi có sự “chống lưng” của ngân hàng nhà nước. Tại Việt Nam, ngay cả các ngân hàng nhỏ cũng chẳng phải bị phá sản mà cách cứu vãn tình thế vẫn là những cuộc mua bán-sáp nhập.
Trong khi ngân hàng “hạng top” Sacombank đang phát đi những thông điệp trấn an dư luận về sự chuyển giao thì các ngân hàng “hạng thứ” cũng đang bị phát đi các tin đồn về việc mua bán sáp nhập, như gần nhất là thương vụ HD Bank - Đại Á Bank.
Ông Phan Huy Khang, Tổng giám đốc Sacombank rất tự tin về vai trò mới của ông đối với ê-kíp quản trị mới của ngân hàng: “Vấn đề là không phải ngân hàng nhỏ, to mà là quản trị như thế nào, và chúng tôi đã rất sẵn sàng”.
Trong khi ông Phú bộc bạch: “Cái bóng anh Thành quá lớn, và tôi không thể bằng anh ấy. Cái bóng ấy ảnh hưởng rất lớn đến nhân viên Sacombank và bản thân tôi. Thật lòng tôi không muốn chuyển giao. Tâm linh tôi không được bình an. Nhưng tôi vẫn nghĩ với vị trí hiện tại, mình có thể đạt được mục tiêu đưa ngân hàng này thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam”.
Tuy nhiên, vụ thay đổi của Sacombak cũng khiến các nhà đầu tư ngoại ra đi, như cuộc thoái vốn của ANZ, REE, Temasek, Dragon Capital và Chủ tịch Phú thì không trả lời trực tiếp.
(Nguồn: Nhịp cầu Đầu tư)
Trước đó một ngày, hàng loạt các phương tiện truyền thông cũng đã đưa tin gia đình ông Thành, trong đó có các thành viên là vợ, con trai, con gái - những người từng được xem là những người giàu trên thị trường chứng khoán Việt Nam - lần lượt rút khỏi vị trí quản trị cấp cao trong các công ty Mía đường Bourbon Tây Ninh và Địa ốc Sài gòn Thương Tín.
Như vậy, ba lĩnh vực kinh doanh chính làm nên tuổi của gia đình này trong nhiều thập kỷ vừa qua đã kết thúc trong sự sự giảm sàn lớn các cổ phiếu liên quan trong phiên giao dịch ngày 2/11. Ông Thành và con trai ông đã lần lượt dính líu đến các vụ duyệt cho vay cá nhân mà không được sự đồng thuận của ban quản trị, cũng như sự thua lỗ trầm trọng trong công ty chứng khoán Sacombank.
Không có bất kỳ thông tin nào về ông Thành được đưa ra chính thức trong thời điểm này, trong khi vài ngày cách đây, đã có thông tin liên quan đến cuộc điều tra của ông với cơ quan nhà nước. Ông Phạm Hữu Phú, người kế nhiệm hiện tại từ ông Thành cho biết, ông Thành đã xin từ nhiệm luôn cả vị trí thành viên hội đồng quản trị sau khi bị bãi nhiệm chức danh chủ tịch hồi đầu tháng 11.
Sacombank là một trong những ngân hàng mạnh Việt Nam không thoát khỏi “vòng xoáy” của thanh lọc. Ngân hàng này từng đối mặt với các tin đồn về bầu Kiên, một “ông trùm kinh doanh” đã bị bắt, sau đó là sự xuất hiện của đại gia Trầm Bê sở hữu, và tiếp tục là cuộc điều tra đối với ông Đặng Văn Thành. Cũng tương tự, đối với ngân hàng Á Châu là hàng lọat cuộc ra đi hoặc điều tra của các “chóp bu” ông Lý Xuân Hải, Trần Xuân Giá, Phạm Trung Cang.
Ông Phú cho rằng, kịch bản ông Thành ra đi không có gì là bất ngờ với cả nhà đầu tư và nhân viên. Ông cho rằng, sự việc diễn ra hết sức bình thường, trong khi vẫn chia sẻ, Sacombank đã tổ chức lực lượng giải quyết khủng hoảng 24/24.
Sacombank cũng đang vừa hoàn tất cuộc thanh tra dẫn đến sự ra đi của ông Thành, nhưng ông Phú không đưa ra bất kỳ một kết luận gì từ cuộc điều tra. Một phóng viên đặt ra vấn đề sau khi ngân hàng Sacombank bị thanh tra xong, liệu sẽ thanh tra tiếp các công ty con hay không, thì Chủ tịch Phú cũng cho biết, chỉ mới nhận được thanh tra tiếp một công ty con chuyên kinh doanh vàng của Sacombank, và bản thân ông vẫn đang chờ đợi.
Dù các thông tin sự cố hoặc bê bối với các ngân hàng lớn trong thời gian gần đây, nhưng dường như không có bất kỳ một sự thiệt hại nào lớn, bởi có sự “chống lưng” của ngân hàng nhà nước. Tại Việt Nam, ngay cả các ngân hàng nhỏ cũng chẳng phải bị phá sản mà cách cứu vãn tình thế vẫn là những cuộc mua bán-sáp nhập.
Trong khi ngân hàng “hạng top” Sacombank đang phát đi những thông điệp trấn an dư luận về sự chuyển giao thì các ngân hàng “hạng thứ” cũng đang bị phát đi các tin đồn về việc mua bán sáp nhập, như gần nhất là thương vụ HD Bank - Đại Á Bank.
Ông Phan Huy Khang, Tổng giám đốc Sacombank rất tự tin về vai trò mới của ông đối với ê-kíp quản trị mới của ngân hàng: “Vấn đề là không phải ngân hàng nhỏ, to mà là quản trị như thế nào, và chúng tôi đã rất sẵn sàng”.
Trong khi ông Phú bộc bạch: “Cái bóng anh Thành quá lớn, và tôi không thể bằng anh ấy. Cái bóng ấy ảnh hưởng rất lớn đến nhân viên Sacombank và bản thân tôi. Thật lòng tôi không muốn chuyển giao. Tâm linh tôi không được bình an. Nhưng tôi vẫn nghĩ với vị trí hiện tại, mình có thể đạt được mục tiêu đưa ngân hàng này thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam”.
Tuy nhiên, vụ thay đổi của Sacombak cũng khiến các nhà đầu tư ngoại ra đi, như cuộc thoái vốn của ANZ, REE, Temasek, Dragon Capital và Chủ tịch Phú thì không trả lời trực tiếp.
(Nguồn: Nhịp cầu Đầu tư)