Ông Trump có thể gây sức ép Trung Quốc để kiềm chế Triều Tiên
Ông Trump có thể sẽ sử dụng thêm các biện pháp kinh tế nhằm buộc Bắc Kinh phải kiềm chế sự hung hăng của Triều Tiên
Những lời chỉ trích mới nhất của Tổng thống Mỹ Donald Trump nhằm vào Trung Quốc cho thấy ông có thể sẽ sử dụng thêm các biện pháp kinh tế nhằm buộc Bắc Kinh phải kiềm chế sự hung hăng của Triều Tiên.
Theo hãng tin CNBC, trong hai dòng trạng thái (tweet) đăng trên mạng xã hội Twitter vào sáng ngày 5/7 theo giờ Mỹ, ông Trump đặt câu hỏi tại sao Mỹ lại nên duy trì các thỏa thuận thương mại với “những quốc gia chẳng làm gì để giúp chúng tôi”. Sau đó, Tổng thống Mỹ nói rằng kim ngạch thương mại giữa Trung Quốc với Triều Tiên đã tăng “gần 40% trong quý 1 năm nay”.
Những dòng trạng thái này được ông chủ Nhà Trắng đăng tải ngay trước khi lên đường tới Hamburg, Đức để dự hội nghị thượng đỉnh khối G20 vào ngày 7-8/7, nơi ông sẽ có cuộc gặp bên lề với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Hiện chưa rõ ông Trump lấy đâu ra số liệu nói kim ngạch thương mại Trung-Triều tăng 40%.
Không có nhiều lựa chọn để giải quyết vấn đề Triều Tiên, Mỹ đã nhờ cậy Trung Quốc sử dụng các đòn bẩy kinh tế và ngoại giao với Bình Nhưỡng. Tuy nhiên, sau một thời gian chờ đợi Trung Quốc hành động, ông Trump đã thể hiện sự thất vọng vì cho rằng Bắc Kinh chẳng làm được gì đáng kể, nhất là sau vụ phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa ngày 4/7 của Triều Tiên.
Sự thất vọng này thể hiện qua một số động thái gần đây của Mỹ, bao gồm trừng phạt các thực thể Trung Quốc có quan hệ với Triều Tiên, kế hoạch bán vũ khí trị giá 1,3 tỷ USD cho Đài Loan…
Những dòng tweet mới nhất của ông Trump ám chỉ rằng những động thái đó “mới chỉ là sự khởi đầu” - theo nhận định của ông Ian Bremmer, Chủ tịch Eurasia Group. Theo chuyên gia này, Mỹ có thể sẽ “tăng thuế đối với hàng hóa Trung Quốc, thậm chí là dẫn tới khả năng một cuộc chiến tranh thương mại. Rõ ràng rủi ro lớn đang ở đây. Hành động của Triều Tiên càng khiến mọi chuyện tồi tệ hơn”.
Những lời cảnh báo của ông Trump đối với Trung Quốc cho thấy ông ấy “muốn tăng sức ép để Trung Quốc thực sự kiềm chế Triều Tiên”, để Mỹ không phải có một cuộc xung đột quân sự nguy hiểm”, giáo sư Michael Nacht thuộc Đại học California Berkeley nhận định.
Ông Nacht cho rằng các quan chức thương mại của chính quyền Trump có thể đã chuẩn bị sẵn các biện pháp mà Nhà Trắng có thể sử dụng để gia tăng sức ép vói Trung Quốc. Tuy nhiên, theo ông Nacht, Nhà Trắng có thể đã hoãn các biện pháp này lại sau cuộc gặp tốt đẹp giữa ông Trump với ông Tập ở Florida hồi tháng 4 năm nay.
Có một điều chắc chắn là Trung Quốc không muốn quan hệ kinh tế với Mỹ bị sứt mẻ, bởi Trung Quốc chính là quốc gia xuất khẩu nhiều hàng hóa nhất sang Mỹ trong năm 2016. Tuy nhiên, theo giới chuyên gia, Bắc Kinh cũng không muốn đẩy Bình Nhưỡng vào đường cùng.
Các nhà quan sát đang chờ xem liệu ông Trump có tiếp tục thuyết phục ông Tập mạnh tay hơn với Triều Tiên hay không khi hai nhà lãnh đạo gặp ở Hamburg.
Ông Nacht nhấn mạnh rằng Trung Quốc có thể không muốn có những hành động bị cho là do ông Trump ép nước này phải làm. “Nếu họ làm điều gì đó hữu hình hơn nhằm vào Triều Tiên thì đó sẽ bị xem là một tín hiệu cho thấy Trung Quốc đang chấp nhận sức ép từ ông Trump”, vị chuyên gia nói.
Theo hãng tin CNBC, trong hai dòng trạng thái (tweet) đăng trên mạng xã hội Twitter vào sáng ngày 5/7 theo giờ Mỹ, ông Trump đặt câu hỏi tại sao Mỹ lại nên duy trì các thỏa thuận thương mại với “những quốc gia chẳng làm gì để giúp chúng tôi”. Sau đó, Tổng thống Mỹ nói rằng kim ngạch thương mại giữa Trung Quốc với Triều Tiên đã tăng “gần 40% trong quý 1 năm nay”.
Những dòng trạng thái này được ông chủ Nhà Trắng đăng tải ngay trước khi lên đường tới Hamburg, Đức để dự hội nghị thượng đỉnh khối G20 vào ngày 7-8/7, nơi ông sẽ có cuộc gặp bên lề với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Hiện chưa rõ ông Trump lấy đâu ra số liệu nói kim ngạch thương mại Trung-Triều tăng 40%.
Không có nhiều lựa chọn để giải quyết vấn đề Triều Tiên, Mỹ đã nhờ cậy Trung Quốc sử dụng các đòn bẩy kinh tế và ngoại giao với Bình Nhưỡng. Tuy nhiên, sau một thời gian chờ đợi Trung Quốc hành động, ông Trump đã thể hiện sự thất vọng vì cho rằng Bắc Kinh chẳng làm được gì đáng kể, nhất là sau vụ phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa ngày 4/7 của Triều Tiên.
Sự thất vọng này thể hiện qua một số động thái gần đây của Mỹ, bao gồm trừng phạt các thực thể Trung Quốc có quan hệ với Triều Tiên, kế hoạch bán vũ khí trị giá 1,3 tỷ USD cho Đài Loan…
Những dòng tweet mới nhất của ông Trump ám chỉ rằng những động thái đó “mới chỉ là sự khởi đầu” - theo nhận định của ông Ian Bremmer, Chủ tịch Eurasia Group. Theo chuyên gia này, Mỹ có thể sẽ “tăng thuế đối với hàng hóa Trung Quốc, thậm chí là dẫn tới khả năng một cuộc chiến tranh thương mại. Rõ ràng rủi ro lớn đang ở đây. Hành động của Triều Tiên càng khiến mọi chuyện tồi tệ hơn”.
Những lời cảnh báo của ông Trump đối với Trung Quốc cho thấy ông ấy “muốn tăng sức ép để Trung Quốc thực sự kiềm chế Triều Tiên”, để Mỹ không phải có một cuộc xung đột quân sự nguy hiểm”, giáo sư Michael Nacht thuộc Đại học California Berkeley nhận định.
Ông Nacht cho rằng các quan chức thương mại của chính quyền Trump có thể đã chuẩn bị sẵn các biện pháp mà Nhà Trắng có thể sử dụng để gia tăng sức ép vói Trung Quốc. Tuy nhiên, theo ông Nacht, Nhà Trắng có thể đã hoãn các biện pháp này lại sau cuộc gặp tốt đẹp giữa ông Trump với ông Tập ở Florida hồi tháng 4 năm nay.
Có một điều chắc chắn là Trung Quốc không muốn quan hệ kinh tế với Mỹ bị sứt mẻ, bởi Trung Quốc chính là quốc gia xuất khẩu nhiều hàng hóa nhất sang Mỹ trong năm 2016. Tuy nhiên, theo giới chuyên gia, Bắc Kinh cũng không muốn đẩy Bình Nhưỡng vào đường cùng.
Các nhà quan sát đang chờ xem liệu ông Trump có tiếp tục thuyết phục ông Tập mạnh tay hơn với Triều Tiên hay không khi hai nhà lãnh đạo gặp ở Hamburg.
Ông Nacht nhấn mạnh rằng Trung Quốc có thể không muốn có những hành động bị cho là do ông Trump ép nước này phải làm. “Nếu họ làm điều gì đó hữu hình hơn nhằm vào Triều Tiên thì đó sẽ bị xem là một tín hiệu cho thấy Trung Quốc đang chấp nhận sức ép từ ông Trump”, vị chuyên gia nói.