OPEC tìm cách hạ nhiệt thị trường dầu
Các quốc gia thuộc OPEC bắt đầu lo ngại về nguy cơ sụt giảm nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ trên thế giới
Ngày 22/6, Nhà vua Abdullah của Saudi Arabia đã triệu tập cuộc họp khẩn cấp với các nhà lãnh đạo hàng đầu của 35 quốc gia, bao gồm các nước thuộc Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC). Bên cạnh những khoản lợi nhuận kếch xù từ giá dầu tăng, các quốc gia thuộc OPEC cũng bắt đầu lo ngại về nguy cơ sụt giảm nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ trên thế giới.
Theo cơ quan năng lượng quốc tế, nhu cầu về dầu của cả thế giới trong năm nay sẽ tăng thêm 0,9%, tương đương 800.000 thùng/ngày. Trong khi đó, OPEC cho biết, sản lượng dầu còn có thể khai thác là khoảng 3 triệu thùng/ngày, 2/3 trong số đó nằm ở Saudi Arabia. Tháng trước, Saudi Arabia đã tăng sản lượng thêm 300.000 thùng/ngày, tương đương mức tăng 3%, lên 9,45 triệu thùng/ngày. Nhưng con số này hầu như không tác động mấy đến đà tăng giá của thị trường dầu mỏ.
Tại cuộc họp ngày 22/6, những nước sản xuất và những nước tiêu thụ dầu mỏ đều có những quan điểm bất đồng về nguyên nhân căn bản và các phương thuốc cần thiết để đối phó với cuộc khủng hoảng năng lượng hiện tại. Cuộc họp kéo dài một ngày và kết thúc với hứa hẹn tăng sản lượng dầu một cách khiêm tốn của Saudi Arabia, nước xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới.
Theo đó, bắt đầu từ tháng 7, vương quốc này sẽ tăng sản lượng dầu thêm 200.000 thùng/ngày, lên mức 9,7 triệu thùng/ngày. Chủ tịch OPEC, ông Chakib Khelil và các bộ trưởng của Venezuela và Libya cho rằng việc tăng sản lượng của Saudi Arabia sẽ không thể làm giảm giá dầu, đồng thời chỉ trích rằng, giá dầu cao là do đầu cơ, nhiều hơn là do thiếu nguồn cung.
Giới phân tích hầu như đã nắm được tin tức này từ đầu tuần trước, nhưng thị trường vẫn trong đà đi lên. Trong phiên giao dịch ngày 20/6, giá dầu lại tiếp tục leo thêm 2% lên mức 134,62 USD/thùng. Vì vậy, nhiều nhà phân tích mong đợi Saudi Arabia sẽ tăng sản lượng nhiều hơn.
Bộ trưởng dầu mỏ của Saudi Arabia, ông Ali al-Naimi cho biết, sản lượng dầu mỏ của vương quốc này có thể tăng nhiều hơn con số 200.000 thùng/ngày trong ngắn hạn, lên đến 2,5 triệu thùng/ngày, đạt năng suất 12,5 triệu thùng/ngày vào cuối năm 2009 và các chuyên gia dầu mỏ ở vương quốc này đã nhận ra những cơ hội để mở rộng sản xuất, nếu cần, lên đến 15 triệu thùng/ngày trong tương lai.
Mặc dù đạt được lợi nhuận kỷ lục, nhưng Saudi Arabia cũng không khỏi lo ngại khi mức giá dầu quá cao hiện nay có thể làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế trên toàn thế giới và làm sụt giảm nhu cầu về dầu, điều này vốn đang xảy ra ở Mỹ và những quốc gia đã phát triển khác. Giá dầu quá cao hiện nay có thể là cơ hội cho những nhiên liệu khác và đe dọa đến triển vọng dài hạn của những nền kinh tế phụ thuộc vào dầu mỏ.
Vua Abdullah bày tỏ quan ngại về những khó khăn đối với nền kinh tế toàn cầu khi giá dầu có nguy cơ leo lên mức 140 USD/thùng. Ông cho rằng những “lợi ích ích kỷ” của các nhà đầu cơ là nguyên nhân chính khiến giá dầu tăng 40% trong năm nay. Đây cũng là nguyên nhân thúc đẩy các bộ trưởng nhóm họp để đưa ra cách thức xử lý những tin đồn thiên lệch và để thống nhất về những nguyên nhân thật sự.
Thủ tướng Anh, ông Gordon Brown nhận định rằng nguyên nhân chính của tình trạng giá dầu tăng mạnh vẫn là những yếu tố kinh tế cơ bản và nhu cầu dầu tăng cao hơn nguồn cung. Tổng thư ký năng lượng của Mỹ, ông Samuel W. Bodman cũng trả lời thẳng thắn với báo chí: “Chúng tôi chẳng tìm thấy bằng chứng nào cho thấy các nhà đầu cơ đang lèo lái giá dầu”.
Ngoài kết quả đạt được khiêm tốn đó, các thành viên tham dự còn kêu gọi sự minh bạch và quản lý chặt chẽ hơn trên các thị trường năng lượng, đầu tư nhiều hơn vào sản xuất, cải thiện năng suất lọc dầu, hợp tác tốt hơn giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng. Vua Abdullah cũng kêu gọi OPEC với sự đóng góp của Saudi Arabia, cung cấp 1 tỷ USD cho các quốc gia đang phát triển để đối phó với tình trạng giá năng lượng tăng cao.
Theo cơ quan năng lượng quốc tế, nhu cầu về dầu của cả thế giới trong năm nay sẽ tăng thêm 0,9%, tương đương 800.000 thùng/ngày. Trong khi đó, OPEC cho biết, sản lượng dầu còn có thể khai thác là khoảng 3 triệu thùng/ngày, 2/3 trong số đó nằm ở Saudi Arabia. Tháng trước, Saudi Arabia đã tăng sản lượng thêm 300.000 thùng/ngày, tương đương mức tăng 3%, lên 9,45 triệu thùng/ngày. Nhưng con số này hầu như không tác động mấy đến đà tăng giá của thị trường dầu mỏ.
Tại cuộc họp ngày 22/6, những nước sản xuất và những nước tiêu thụ dầu mỏ đều có những quan điểm bất đồng về nguyên nhân căn bản và các phương thuốc cần thiết để đối phó với cuộc khủng hoảng năng lượng hiện tại. Cuộc họp kéo dài một ngày và kết thúc với hứa hẹn tăng sản lượng dầu một cách khiêm tốn của Saudi Arabia, nước xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới.
Theo đó, bắt đầu từ tháng 7, vương quốc này sẽ tăng sản lượng dầu thêm 200.000 thùng/ngày, lên mức 9,7 triệu thùng/ngày. Chủ tịch OPEC, ông Chakib Khelil và các bộ trưởng của Venezuela và Libya cho rằng việc tăng sản lượng của Saudi Arabia sẽ không thể làm giảm giá dầu, đồng thời chỉ trích rằng, giá dầu cao là do đầu cơ, nhiều hơn là do thiếu nguồn cung.
Giới phân tích hầu như đã nắm được tin tức này từ đầu tuần trước, nhưng thị trường vẫn trong đà đi lên. Trong phiên giao dịch ngày 20/6, giá dầu lại tiếp tục leo thêm 2% lên mức 134,62 USD/thùng. Vì vậy, nhiều nhà phân tích mong đợi Saudi Arabia sẽ tăng sản lượng nhiều hơn.
Bộ trưởng dầu mỏ của Saudi Arabia, ông Ali al-Naimi cho biết, sản lượng dầu mỏ của vương quốc này có thể tăng nhiều hơn con số 200.000 thùng/ngày trong ngắn hạn, lên đến 2,5 triệu thùng/ngày, đạt năng suất 12,5 triệu thùng/ngày vào cuối năm 2009 và các chuyên gia dầu mỏ ở vương quốc này đã nhận ra những cơ hội để mở rộng sản xuất, nếu cần, lên đến 15 triệu thùng/ngày trong tương lai.
Mặc dù đạt được lợi nhuận kỷ lục, nhưng Saudi Arabia cũng không khỏi lo ngại khi mức giá dầu quá cao hiện nay có thể làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế trên toàn thế giới và làm sụt giảm nhu cầu về dầu, điều này vốn đang xảy ra ở Mỹ và những quốc gia đã phát triển khác. Giá dầu quá cao hiện nay có thể là cơ hội cho những nhiên liệu khác và đe dọa đến triển vọng dài hạn của những nền kinh tế phụ thuộc vào dầu mỏ.
Vua Abdullah bày tỏ quan ngại về những khó khăn đối với nền kinh tế toàn cầu khi giá dầu có nguy cơ leo lên mức 140 USD/thùng. Ông cho rằng những “lợi ích ích kỷ” của các nhà đầu cơ là nguyên nhân chính khiến giá dầu tăng 40% trong năm nay. Đây cũng là nguyên nhân thúc đẩy các bộ trưởng nhóm họp để đưa ra cách thức xử lý những tin đồn thiên lệch và để thống nhất về những nguyên nhân thật sự.
Thủ tướng Anh, ông Gordon Brown nhận định rằng nguyên nhân chính của tình trạng giá dầu tăng mạnh vẫn là những yếu tố kinh tế cơ bản và nhu cầu dầu tăng cao hơn nguồn cung. Tổng thư ký năng lượng của Mỹ, ông Samuel W. Bodman cũng trả lời thẳng thắn với báo chí: “Chúng tôi chẳng tìm thấy bằng chứng nào cho thấy các nhà đầu cơ đang lèo lái giá dầu”.
Ngoài kết quả đạt được khiêm tốn đó, các thành viên tham dự còn kêu gọi sự minh bạch và quản lý chặt chẽ hơn trên các thị trường năng lượng, đầu tư nhiều hơn vào sản xuất, cải thiện năng suất lọc dầu, hợp tác tốt hơn giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng. Vua Abdullah cũng kêu gọi OPEC với sự đóng góp của Saudi Arabia, cung cấp 1 tỷ USD cho các quốc gia đang phát triển để đối phó với tình trạng giá năng lượng tăng cao.