OTC: Bán khống gặp hạn
”Nhiều người bán nhà, nhưng cũng nhiều người mua nhà" trên OTC mấy ngày nay
Có một câu mà nhiều người nói trên thị trường OTC hôm thứ Sáu (5/6) vừa qua là "hôm nay nhiều người bán nhà, nhưng cũng nhiều người mua nhà".
Lý do là giá cổ phiếu MB và Eximbank trên thị trường tự do đã tăng đột biến, khoảng 30% trong hai ngày cuối tuần.
Nếu thứ Tư, giá cổ phiếu MB ở 23.600 đồng/cổ phiếu thì cuối tuần bỗng vọt lên 30.000 đồng/cổ phiếu, rồi lên 32.000 đồng/cổ phiếu. Giá cổ phiếu Eximbank sau khi có thông tin hỗ trợ là kết quả lợi nhuận khả quan trong 5 tháng và chia cổ phiếu thưởng 22% đã tăng từ 18.900 đồng/cổ phiếu lên 20.900 đồng/cổ phiếu vào ngày thứ Tư.
Sang ngày thứ Năm, giá cổ phiếu Eximbank tăng lên 27.000 đồng/cổ phiếu. Vào chiều thứ Sáu, các môi giới ở sàn Đông Dương giao dịch cổ phiếu Eximbank với giá 28.000 đồng/cổ phiếu và cổ phiếu MB với giá 33.000 đồng/cổ phiếu.
Sự tăng giá phi mã của hai cổ phiếu này khiến những người mua cổ phiếu vào giữa tuần trúng lớn. Còn các môi giới cho rằng, giá cổ phiếu đã tăng quá nhanh nên bán khống cổ phiếu MB ở mức giá 30.000 đồng/cổ phiếu vào ngày thứ Sáu thì gặp hạn. Người bán phải bỏ cọc 20 triệu đồng/lô 10.000 cổ phiếu khi giá cổ phiếu MB tăng lên 33.000 đồng/cổ phiếu.
Rất may là các môi giới gần đây rụt rè trong việc bán khống. Chỉ có một số nhà đầu tư giao dịch thỏa thuận cổ phiếu MB trên sàn của công ty chứng khoán có thể sẽ mất tiền đặt cọc hoặc lãi 100% tiền cọc khi giá cổ phiếu biến động đến 30%.
Sự tăng giá đột biến của cổ phiếu MB và Eximbank có vô lý hay không?
Ảnh hưởng đến giá cổ phiếu ngân hàng trên thị trường OTC thời gian tới là việc niêm yết cổ phiếu Vietinbank và Vietcombank. Thực tế, cổ phiếu được ít người biết đến trên thị trường OTC là SHB, sau khi niêm yết đã tăng giá liên tục, cao hơn giá cổ phiếu MB và Eximbank (cuối tuần qua đạt gần 34.000 đồng/cổ phiếu).
Một điều kiện lý tưởng là cổ phiếu niêm yết tiếp tục tăng giá mạnh trong hai ngày cuối tuần, trong đó có các cổ phiếu ngân hàng. Tất nhiên, cổ phiếu MB và Eximbank đã có sự điều chỉnh mạnh về giá để cùng một mặt bằng với giá các cổ phiếu ngân hàng niêm yết.
Thông tin ấn tượng trong tuần này là Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội sẽ kiến nghị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho phép các công ty chứng khoán được mua - bán trong ngày cổ phiếu của công ty đại chúng đăng ký giao dịch ở UPCoM để tạo tính thanh khoản, tính hấp dẫn cho thị trường. Lộ trình 3 bước khá rõ ràng của sàn UPCoM để đưa cổ phiếu của phần lớn công ty đại chúng vào giao dịch là kế hoạch rất đáng cổ vũ.
Sau khi 18 công ty đăng ký giao dịch trong đợt đầu, sang tháng 8 sẽ có khoảng 186 công ty đã đăng ký quản lý sổ cổ đông ở công ty chứng khoán tham gia. Trong số này, nhiều khả năng sẽ có những cổ phiếu tên tuổi như MB, Eximbank…
Thu Hương (ĐTCK)
Lý do là giá cổ phiếu MB và Eximbank trên thị trường tự do đã tăng đột biến, khoảng 30% trong hai ngày cuối tuần.
Nếu thứ Tư, giá cổ phiếu MB ở 23.600 đồng/cổ phiếu thì cuối tuần bỗng vọt lên 30.000 đồng/cổ phiếu, rồi lên 32.000 đồng/cổ phiếu. Giá cổ phiếu Eximbank sau khi có thông tin hỗ trợ là kết quả lợi nhuận khả quan trong 5 tháng và chia cổ phiếu thưởng 22% đã tăng từ 18.900 đồng/cổ phiếu lên 20.900 đồng/cổ phiếu vào ngày thứ Tư.
Sang ngày thứ Năm, giá cổ phiếu Eximbank tăng lên 27.000 đồng/cổ phiếu. Vào chiều thứ Sáu, các môi giới ở sàn Đông Dương giao dịch cổ phiếu Eximbank với giá 28.000 đồng/cổ phiếu và cổ phiếu MB với giá 33.000 đồng/cổ phiếu.
Sự tăng giá phi mã của hai cổ phiếu này khiến những người mua cổ phiếu vào giữa tuần trúng lớn. Còn các môi giới cho rằng, giá cổ phiếu đã tăng quá nhanh nên bán khống cổ phiếu MB ở mức giá 30.000 đồng/cổ phiếu vào ngày thứ Sáu thì gặp hạn. Người bán phải bỏ cọc 20 triệu đồng/lô 10.000 cổ phiếu khi giá cổ phiếu MB tăng lên 33.000 đồng/cổ phiếu.
Rất may là các môi giới gần đây rụt rè trong việc bán khống. Chỉ có một số nhà đầu tư giao dịch thỏa thuận cổ phiếu MB trên sàn của công ty chứng khoán có thể sẽ mất tiền đặt cọc hoặc lãi 100% tiền cọc khi giá cổ phiếu biến động đến 30%.
Sự tăng giá đột biến của cổ phiếu MB và Eximbank có vô lý hay không?
Ảnh hưởng đến giá cổ phiếu ngân hàng trên thị trường OTC thời gian tới là việc niêm yết cổ phiếu Vietinbank và Vietcombank. Thực tế, cổ phiếu được ít người biết đến trên thị trường OTC là SHB, sau khi niêm yết đã tăng giá liên tục, cao hơn giá cổ phiếu MB và Eximbank (cuối tuần qua đạt gần 34.000 đồng/cổ phiếu).
Một điều kiện lý tưởng là cổ phiếu niêm yết tiếp tục tăng giá mạnh trong hai ngày cuối tuần, trong đó có các cổ phiếu ngân hàng. Tất nhiên, cổ phiếu MB và Eximbank đã có sự điều chỉnh mạnh về giá để cùng một mặt bằng với giá các cổ phiếu ngân hàng niêm yết.
Thông tin ấn tượng trong tuần này là Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội sẽ kiến nghị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho phép các công ty chứng khoán được mua - bán trong ngày cổ phiếu của công ty đại chúng đăng ký giao dịch ở UPCoM để tạo tính thanh khoản, tính hấp dẫn cho thị trường. Lộ trình 3 bước khá rõ ràng của sàn UPCoM để đưa cổ phiếu của phần lớn công ty đại chúng vào giao dịch là kế hoạch rất đáng cổ vũ.
Sau khi 18 công ty đăng ký giao dịch trong đợt đầu, sang tháng 8 sẽ có khoảng 186 công ty đã đăng ký quản lý sổ cổ đông ở công ty chứng khoán tham gia. Trong số này, nhiều khả năng sẽ có những cổ phiếu tên tuổi như MB, Eximbank…
Thu Hương (ĐTCK)