Pacific Airlines sẽ bán cổ phần cho Qantas?
Nhiều khả năng hợp đồng bán cổ phần của Pacific Airlines cho Qantas sẽ được ký kết trong tháng 4 tới
Nhiều khả năng hợp đồng bán cổ phần của Pacific Airlines cho Qantas sẽ được ký kết trong tháng 4 tới.
Sau nhiều thời gian, qua nhiều cuộc đàm phán với nhiều đối tác, có thể việc lựa chọn nhà đầu tư chiến lược nước ngoài cùng với số cổ phần được bán của Hãng hàng không Pacific Airlines (PA) sẽ được định đoạt trong tháng 4 tới.
Đây là thông tin cơ bản qua cuộc trao đổi giữa VnEconomy với ông Lê Song Lai, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC - đơn vị đang nắm cổ phần chi phối tại Pacific Airlines), chiều nay (24/3).
Ông Lai cho biết hiện quá trình đàm phán đang diễn ra khá thuận lợi với sự chủ động tích cực của cả hai bên. Nếu không có gì thay đổi, nhiều khả năng hợp đồng chính thức sẽ được ký kết vào tháng 4 tới.
Quan điểm của SCIC trong kế hoạch này là phải lựa chọn một đối tác nước ngoài có năng lực tài chính tốt, có uy tín, thương hiệu và đặc biệt là có kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh hàng không.
“Đối tác đó có thể là một tổ chức đầu tư tài chính đơn thuần. Nhưng có kinh nghiệm và uy tín trong lĩnh vực hàng không là một lợi thế để SCIC lựa chọn. Bởi chúng tôi muốn những kinh nghiệm đó của đối tác sẽ hỗ trợ tốt cho định hướng phát triển của Pacific Airlines sau này”, ông Lai nói.
Theo đánh giá của ông Lai, Qantas là một hãng hàng không mạnh của Australia, có tiềm lực tài chính tốt và đặc biệt là hãng hàng không an toàn hàng đầu thế giới. Đến thời điểm này, Qantas chưa để xẩy ra một trường hợp đáng tiếc nào về an toàn hàng không, một “chứng chỉ” được SCIC đánh giá cao, nhất là trong bối cảnh an toàn hàng không khu vực đang xấu đi trong thời gian gần đây.
Về cơ bản, các nội dung hợp tác đang được đàm phán thuận lợi. Tỷ lệ cổ phần bán ra và mức giá đang được thống nhất và sẽ công bố khi hợp đồng ký kết. Điểm mà ông Lai khẳng định lúc này là Pacific Airlines sẽ chỉ chọn duy nhất một nhà đầu tư nước ngoài, “có thể gọi là đối tác chiến lược”, và lượng cổ phần bán ra tối đa là 30% theo như quy định hiện hành.
Trước Qantas, một số đối tác khác cũng đã có quá trình tìm hiểu và đàm phán để mua lại cổ phần của Pacific Airlines như hãng hàng không giá rẻ ThaiAsia (Thái Lan), Tập đoàn Temasek (Singapore)…; trong đó Temasek được đánh giá là một ứng viên nặng ký. Tuy nhiên, các cuộc đàm phán đều không thành công.
Với Qantas lần này, nhiều khả năng hai bên sẽ đến đích cuối cùng. Ông Lai cũng tin tưởng rằng, nếu trở thành đối tác chiến lược, Qantas sẽ hỗ trợ hiệu quả cho chiến lược đưa Pacific Airlines trở thành một hãng hàng không giá rẻ và an toàn. Xa hơn, khi Pacific Airlines hoạt động tốt và ổn định, SCIC có thể sẽ đưa doanh nghiệp này lên sàn chứng khoán.
Hiện tại, SCIC đang nắm trên 92% vốn của Pacific Airlines, phần còn lại thuộc về hai đôi tác nội địa (gồm Saigon Tourist và một doanh nghiệp thuộc Bộ Giao thông Vận tải).
Sau nhiều thời gian, qua nhiều cuộc đàm phán với nhiều đối tác, có thể việc lựa chọn nhà đầu tư chiến lược nước ngoài cùng với số cổ phần được bán của Hãng hàng không Pacific Airlines (PA) sẽ được định đoạt trong tháng 4 tới.
Đây là thông tin cơ bản qua cuộc trao đổi giữa VnEconomy với ông Lê Song Lai, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC - đơn vị đang nắm cổ phần chi phối tại Pacific Airlines), chiều nay (24/3).
Ông Lai cho biết hiện quá trình đàm phán đang diễn ra khá thuận lợi với sự chủ động tích cực của cả hai bên. Nếu không có gì thay đổi, nhiều khả năng hợp đồng chính thức sẽ được ký kết vào tháng 4 tới.
Quan điểm của SCIC trong kế hoạch này là phải lựa chọn một đối tác nước ngoài có năng lực tài chính tốt, có uy tín, thương hiệu và đặc biệt là có kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh hàng không.
“Đối tác đó có thể là một tổ chức đầu tư tài chính đơn thuần. Nhưng có kinh nghiệm và uy tín trong lĩnh vực hàng không là một lợi thế để SCIC lựa chọn. Bởi chúng tôi muốn những kinh nghiệm đó của đối tác sẽ hỗ trợ tốt cho định hướng phát triển của Pacific Airlines sau này”, ông Lai nói.
Theo đánh giá của ông Lai, Qantas là một hãng hàng không mạnh của Australia, có tiềm lực tài chính tốt và đặc biệt là hãng hàng không an toàn hàng đầu thế giới. Đến thời điểm này, Qantas chưa để xẩy ra một trường hợp đáng tiếc nào về an toàn hàng không, một “chứng chỉ” được SCIC đánh giá cao, nhất là trong bối cảnh an toàn hàng không khu vực đang xấu đi trong thời gian gần đây.
Về cơ bản, các nội dung hợp tác đang được đàm phán thuận lợi. Tỷ lệ cổ phần bán ra và mức giá đang được thống nhất và sẽ công bố khi hợp đồng ký kết. Điểm mà ông Lai khẳng định lúc này là Pacific Airlines sẽ chỉ chọn duy nhất một nhà đầu tư nước ngoài, “có thể gọi là đối tác chiến lược”, và lượng cổ phần bán ra tối đa là 30% theo như quy định hiện hành.
Trước Qantas, một số đối tác khác cũng đã có quá trình tìm hiểu và đàm phán để mua lại cổ phần của Pacific Airlines như hãng hàng không giá rẻ ThaiAsia (Thái Lan), Tập đoàn Temasek (Singapore)…; trong đó Temasek được đánh giá là một ứng viên nặng ký. Tuy nhiên, các cuộc đàm phán đều không thành công.
Với Qantas lần này, nhiều khả năng hai bên sẽ đến đích cuối cùng. Ông Lai cũng tin tưởng rằng, nếu trở thành đối tác chiến lược, Qantas sẽ hỗ trợ hiệu quả cho chiến lược đưa Pacific Airlines trở thành một hãng hàng không giá rẻ và an toàn. Xa hơn, khi Pacific Airlines hoạt động tốt và ổn định, SCIC có thể sẽ đưa doanh nghiệp này lên sàn chứng khoán.
Hiện tại, SCIC đang nắm trên 92% vốn của Pacific Airlines, phần còn lại thuộc về hai đôi tác nội địa (gồm Saigon Tourist và một doanh nghiệp thuộc Bộ Giao thông Vận tải).