Petro Vietnam lo lọc dầu Dung Quất thất thế
Petro Vietnam cho rằng lộ trình giảm thuế nhập khẩu xăng dầu khu vực ASEAN gây khó nhà máy lọc dầu Dung Quất
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam) vừa báo cáo Bộ Tài chính về những khó khăn của Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn - đơn vị quản lý nhà máy lọc dầu Dung Quất, Quảng Ngãi.
Theo đó, Petro Vietnam cho rằng lộ trình giảm thuế nhập khẩu xăng dầu khu vực ASEAN khiến nhà máy lọc dầu Dung Quất khó cạnh tranh về giá. Tuy nhiên, nếu điều chỉnh giảm theo thì ngân sách sẽ thất thu khá lớn.
Cụ thể, các mặt hàng như xăng Jet A1 có mức thuế từ 25% như hiện nay sẽ còn 10%. Tương tự, sản phầm diesel từ 30% sẽ còn 5%. Khí hóa lỏng LPG từ 5% sẽ còn thuế suất bằng 0%.
Trong khi thuế đối với các sản phẩm của nhà máy tại Dung Quất vẫn giữ nguyên, Petro Vietnam lo ngại doanh nghiệp sẽ không cạnh tranh được ngay tại thị trường nội địa.
Tuy nhiên, tập đoàn này cũng cho rằng nếu Nhà nước cho phép áp dụng biểu thuế tại đây tương tự mức nhập khẩu từ ASEAN thì nguồn thu vào ngân sách cũng ảnh hưởng lớn.
Cụ thể, nếu giảm thuế, trong năm 2015 ngân sách sẽ thất thu khoảng hơn 14.000 tỷ đồng và giai đoạn 2016 - 2018 là trên 16.200 tỷ mỗi năm.
Cũng theo Petro Vietnam, hiện tập đoàn này đang phải cấp bù thuế cho công ty Bình Sơn các sản phẩm như diesel, polypropylene và LPG theo mức từ 2 - 5%. Khoản này tương ứng số tiền hơn 1.000 tỷ đồng trong năm 2015 và khoảng 3.000 tỷ mỗi năm trong giai đoạn 2016 - 2018.
“Việc này ảnh hưởng nghiêm trọng đến cân đối vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của tập đoàn những năm tới”, văn bản của Petro Vietnam nêu.
Với thực tế đó, Petro Vietnam đề nghị Bộ Tài chính và các cơ quan chức năng sớm có hướng dẫn chính sách thuế với các sản phẩm của lọc hóa dầu Bình Sơn để đảm bảo nhà máy vận hành ổn định, có tính cạnh tranh về giá cũng như ổn định sản xuất, kinh doanh.
Theo đó, Petro Vietnam cho rằng lộ trình giảm thuế nhập khẩu xăng dầu khu vực ASEAN khiến nhà máy lọc dầu Dung Quất khó cạnh tranh về giá. Tuy nhiên, nếu điều chỉnh giảm theo thì ngân sách sẽ thất thu khá lớn.
Cụ thể, các mặt hàng như xăng Jet A1 có mức thuế từ 25% như hiện nay sẽ còn 10%. Tương tự, sản phầm diesel từ 30% sẽ còn 5%. Khí hóa lỏng LPG từ 5% sẽ còn thuế suất bằng 0%.
Trong khi thuế đối với các sản phẩm của nhà máy tại Dung Quất vẫn giữ nguyên, Petro Vietnam lo ngại doanh nghiệp sẽ không cạnh tranh được ngay tại thị trường nội địa.
Tuy nhiên, tập đoàn này cũng cho rằng nếu Nhà nước cho phép áp dụng biểu thuế tại đây tương tự mức nhập khẩu từ ASEAN thì nguồn thu vào ngân sách cũng ảnh hưởng lớn.
Cụ thể, nếu giảm thuế, trong năm 2015 ngân sách sẽ thất thu khoảng hơn 14.000 tỷ đồng và giai đoạn 2016 - 2018 là trên 16.200 tỷ mỗi năm.
Cũng theo Petro Vietnam, hiện tập đoàn này đang phải cấp bù thuế cho công ty Bình Sơn các sản phẩm như diesel, polypropylene và LPG theo mức từ 2 - 5%. Khoản này tương ứng số tiền hơn 1.000 tỷ đồng trong năm 2015 và khoảng 3.000 tỷ mỗi năm trong giai đoạn 2016 - 2018.
“Việc này ảnh hưởng nghiêm trọng đến cân đối vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của tập đoàn những năm tới”, văn bản của Petro Vietnam nêu.
Với thực tế đó, Petro Vietnam đề nghị Bộ Tài chính và các cơ quan chức năng sớm có hướng dẫn chính sách thuế với các sản phẩm của lọc hóa dầu Bình Sơn để đảm bảo nhà máy vận hành ổn định, có tính cạnh tranh về giá cũng như ổn định sản xuất, kinh doanh.