“Petro Vietnam muốn mua lại dự án của BP”
Petro Vietnam đang lên kế hoạch trình Chính phủ cho phép mua lại các dự án khai thác ngoài khơi Việt Nam mà BP rao bán
Petro Vietnam đang lên kế hoạch trình Chính phủ cho phép mua lại các dự án khai thác ngoài khơi Việt Nam mà BP rao bán.
Trao đổi với báo chí bên lề cuộc họp báo Chính phủ chiều 4/8, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam) Đinh La Thăng cho biết, theo thỏa thuận trước đây được ký giữa các bên với tập đoàn năng lượng BP, nếu một đối tác trong liên doanh rút vốn tại một dự án nào đó thì phải ưu tiên bán cho các đối tác còn lại.
Chính vì thế, hiện PetroVietnam đang lên kế hoạch phối hợp với các đối tác, trong đó có tập đoàn ONGC của Ấn Độ để mua các dự án mà BP rao bán.
Tuy nhiên, theo ông Thăng, quy trình triển khai mua như thế nào, mức giá bao nhiêu... thì Petro Vietnam phải có phương án trình Chính phủ và được chấp thuận thì tập đoàn mới triển khai.
“Đây là dự án sẽ mang lại hiệu quả nếu lập được đề án tốt. Do đó, gần như chúng tôi chắc chắn sẽ tham gia mua, nhưng sẽ mua với giá hợp lý, tuyệt đối không mua bằng mọi giá", ông Thăng khẳng định.
Liên quan đến tổng giá trị của thương vụ này, ông Thăng “tiết lộ”, nguồn ngân sách dự kiến sẽ không đáng kể. “Hiện có một số thông tin khác nhau về giá trị của dự án, song không có con số nào là chính thức. Tôi không muốn bình luận về những con số đó”, ông nói.
Vào giữa tháng 7 vừa qua, BP đã tuyên bố rao bán một loạt tài sản tại Việt Nam và nhiều nước trên thế giới để có nguồn tài chính khắc phục thảm họa tràn dầu ở vịnh Mexico. Riêng tại lô 6.1 thuộc bể Nam Côn Sơn về phía Đông Nam thềm lục địa Việt Nam, BP đang nắm 35% cổ phần, đối tác Ấn Độ ONGC giữ 45% và phần còn lại thuộc sở hữu của Petro Vietnam.
Tuy nhiên, việc BP có được bán hay không phải chờ sự cho phép của Chính phủ, trước khi tiến hành tiếp thị các tài sản của tập đoàn này ở Việt Nam.
Được biết, ngoài Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Ấn Độ (ONGC) Petro Vietnam, mới đây Công ty Sembcorp Industries Ltd (Singapore) cũng đang lên kế hoạch mua lại cổ phần của BP tại Nhà máy điện Phú Mỹ 3.
BP bắt đầu hoạt động Việt Nam từ năm 1989. Các hoạt động thăm dò dầu khí ngoài khơi của BP những năm 1990 đã giúp BP phát hiện được 4 mỏ khí chính ngoài khơi, cách Tp.HCM khoảng 320 km về phía nam.
Kết quả của sự hợp tác giữa BP với các đối tác là sự ra đời của dự án Liên hợp khí điện Nam Côn Sơn trị giá 1,3 tỷ USD, bao gồm việc phát triển và khai thác khí tại hai mỏ Lan Tây và Lan Đỏ, lắp đặt đường ống dẫn khí ngoài khơi và trên bờ dài 400 km, và xây dựng và vận hành Nhà máy Điện Phú Mỹ 3 tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Hiện nay BP đang cung cấp 4 tỷ m3 khí một năm, đáp ứng khoảng 24% sản lượng điện của Việt Nam. Hai nhãn hiệu dầu nhớt của BP và Castrol là hai thương hiệu nổi tiếng tại thị trường Việt Nam.
Năm 2009, BP cũng đã ký hợp đồng cung cấp dầu thô cho Nhà máy Lọc dầu Dung Quất trong vòng 5 năm tới.
Trao đổi với báo chí bên lề cuộc họp báo Chính phủ chiều 4/8, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam) Đinh La Thăng cho biết, theo thỏa thuận trước đây được ký giữa các bên với tập đoàn năng lượng BP, nếu một đối tác trong liên doanh rút vốn tại một dự án nào đó thì phải ưu tiên bán cho các đối tác còn lại.
Chính vì thế, hiện PetroVietnam đang lên kế hoạch phối hợp với các đối tác, trong đó có tập đoàn ONGC của Ấn Độ để mua các dự án mà BP rao bán.
Tuy nhiên, theo ông Thăng, quy trình triển khai mua như thế nào, mức giá bao nhiêu... thì Petro Vietnam phải có phương án trình Chính phủ và được chấp thuận thì tập đoàn mới triển khai.
“Đây là dự án sẽ mang lại hiệu quả nếu lập được đề án tốt. Do đó, gần như chúng tôi chắc chắn sẽ tham gia mua, nhưng sẽ mua với giá hợp lý, tuyệt đối không mua bằng mọi giá", ông Thăng khẳng định.
Liên quan đến tổng giá trị của thương vụ này, ông Thăng “tiết lộ”, nguồn ngân sách dự kiến sẽ không đáng kể. “Hiện có một số thông tin khác nhau về giá trị của dự án, song không có con số nào là chính thức. Tôi không muốn bình luận về những con số đó”, ông nói.
Vào giữa tháng 7 vừa qua, BP đã tuyên bố rao bán một loạt tài sản tại Việt Nam và nhiều nước trên thế giới để có nguồn tài chính khắc phục thảm họa tràn dầu ở vịnh Mexico. Riêng tại lô 6.1 thuộc bể Nam Côn Sơn về phía Đông Nam thềm lục địa Việt Nam, BP đang nắm 35% cổ phần, đối tác Ấn Độ ONGC giữ 45% và phần còn lại thuộc sở hữu của Petro Vietnam.
Tuy nhiên, việc BP có được bán hay không phải chờ sự cho phép của Chính phủ, trước khi tiến hành tiếp thị các tài sản của tập đoàn này ở Việt Nam.
Được biết, ngoài Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Ấn Độ (ONGC) Petro Vietnam, mới đây Công ty Sembcorp Industries Ltd (Singapore) cũng đang lên kế hoạch mua lại cổ phần của BP tại Nhà máy điện Phú Mỹ 3.
BP bắt đầu hoạt động Việt Nam từ năm 1989. Các hoạt động thăm dò dầu khí ngoài khơi của BP những năm 1990 đã giúp BP phát hiện được 4 mỏ khí chính ngoài khơi, cách Tp.HCM khoảng 320 km về phía nam.
Kết quả của sự hợp tác giữa BP với các đối tác là sự ra đời của dự án Liên hợp khí điện Nam Côn Sơn trị giá 1,3 tỷ USD, bao gồm việc phát triển và khai thác khí tại hai mỏ Lan Tây và Lan Đỏ, lắp đặt đường ống dẫn khí ngoài khơi và trên bờ dài 400 km, và xây dựng và vận hành Nhà máy Điện Phú Mỹ 3 tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Hiện nay BP đang cung cấp 4 tỷ m3 khí một năm, đáp ứng khoảng 24% sản lượng điện của Việt Nam. Hai nhãn hiệu dầu nhớt của BP và Castrol là hai thương hiệu nổi tiếng tại thị trường Việt Nam.
Năm 2009, BP cũng đã ký hợp đồng cung cấp dầu thô cho Nhà máy Lọc dầu Dung Quất trong vòng 5 năm tới.