Petrolimex lỗ do bán hàng thấp hơn giá vốn 847 tỷ đồng
847 tỷ đồng là khoản lỗ do Petrolimex bán hàng cho các đơn vị thấp hơn giá vốn trong 6 tháng đầu năm 2011
Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) đã lỗ tới 847 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm do bán hàng cho các đơn vị thấp hơn giá vốn.
Ngày 19/12, Bộ Tài chính đã tổ chức công bố kết quả kiểm tra tại các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đấu mối gồm: Petrolimex, Tổng công ty Dầu Việt Nam (PVoil), Công ty TNHH Một thành viên Dầu khí Tp.HCM (Saigon Petro) và Công ty Thương mại Dầu khí Đồng Tháp (Petimex).
Kết quả kiểm tra tại Petrolimex - đơn vị chiếm tới 60% thị phần xăng dầu của cả nước cho thấy: từ 1/1 đến 30/6, doanh nghiệp này đã lỗ trên 1.318 tỷ đồng, thấp hơn 522 tỷ đồng so với con số doanh nghiệp báo cáo.
Nhưng điều đáng nói là ngoài khoản lỗ phát sinh do chênh lệch tỷ giá (vào ngày 11/2 tỷ giá giữa USD/VND đã được điều chỉnh tăng tới 9,3%), thì khoản lỗ do doanh nghiệp này bán thấp hơn giá vốn cho các công ty thành viên và các tổng đại lý/đại lý ngoài hệ thống trong 6 tháng đầu năm lên tới hơn 847 tỷ đồng.
Trong đó, giá Petrolimex bán cho 16 công ty cổ phần thành viên thấp hơn giá vốn là trên 100 tỷ đồng; bán cho các tổng đại lý/đại lý ngoài hệ thống thấp hơn so với giá vốn bán bình quân với tổng số tiền là trên 620 tỷ đồng; giá bán cho các tổng đại lý Công ty Thương mại Du lịch Kiên Giang và Công ty Cổ phần hóa dầu Quân đội Mipec thấp hơn là trên 126 tỷ đồng.
Khoản chênh lệch nêu trên theo báo cáo của doanh nghiệp là do thực hiện chính sách bình ổn giá (kể từ đầu năm 2011, giá bán xăng dầu do Liên bộ quy định, Petrolimex không tự quy định được giá bán lẻ theo nguyên tắc tại Nghị định 84/2009/NĐ- CP).
Tuy nhiên, theo Bộ Tài chính, sau khi loại trừ khoản lỗ do chênh lệch tỷ giá phân bổ cho lượng hàng bán qua các tổng đại lý/đại lý với số tiền trên 519 tỷ đồng và trừ khoản chi phí kinh doanh vượt định mức phân bổ cho lượng hàng bán cho các tổng đại lý bán cho các tổng đại lý/đại lý với số tiền 216 tỷ đồng, thì số tiền lỗ do bán dưới giá vốn đối của Petrolimex thực tế là gần 112 tỷ đồng.
“Sự việc này đoàn kiểm tra đang kiến nghị làm rõ vì hiện vẫn chưa thể kết luận có hiện tượng “lỗ mẹ, lãi con” chuyển giá ở doanh nghiệp này hay không. Nhưng trên thực tế khi chiết khấu càng cao thì doanh nghiệp bán hàng sẽ càng lỗ và đại lý sẽ càng có lợi”, ông Lê Hoàng Hải, Phó cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính) cho hay.
Ngày 19/12, Bộ Tài chính đã tổ chức công bố kết quả kiểm tra tại các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đấu mối gồm: Petrolimex, Tổng công ty Dầu Việt Nam (PVoil), Công ty TNHH Một thành viên Dầu khí Tp.HCM (Saigon Petro) và Công ty Thương mại Dầu khí Đồng Tháp (Petimex).
Kết quả kiểm tra tại Petrolimex - đơn vị chiếm tới 60% thị phần xăng dầu của cả nước cho thấy: từ 1/1 đến 30/6, doanh nghiệp này đã lỗ trên 1.318 tỷ đồng, thấp hơn 522 tỷ đồng so với con số doanh nghiệp báo cáo.
Nhưng điều đáng nói là ngoài khoản lỗ phát sinh do chênh lệch tỷ giá (vào ngày 11/2 tỷ giá giữa USD/VND đã được điều chỉnh tăng tới 9,3%), thì khoản lỗ do doanh nghiệp này bán thấp hơn giá vốn cho các công ty thành viên và các tổng đại lý/đại lý ngoài hệ thống trong 6 tháng đầu năm lên tới hơn 847 tỷ đồng.
Trong đó, giá Petrolimex bán cho 16 công ty cổ phần thành viên thấp hơn giá vốn là trên 100 tỷ đồng; bán cho các tổng đại lý/đại lý ngoài hệ thống thấp hơn so với giá vốn bán bình quân với tổng số tiền là trên 620 tỷ đồng; giá bán cho các tổng đại lý Công ty Thương mại Du lịch Kiên Giang và Công ty Cổ phần hóa dầu Quân đội Mipec thấp hơn là trên 126 tỷ đồng.
Khoản chênh lệch nêu trên theo báo cáo của doanh nghiệp là do thực hiện chính sách bình ổn giá (kể từ đầu năm 2011, giá bán xăng dầu do Liên bộ quy định, Petrolimex không tự quy định được giá bán lẻ theo nguyên tắc tại Nghị định 84/2009/NĐ- CP).
Tuy nhiên, theo Bộ Tài chính, sau khi loại trừ khoản lỗ do chênh lệch tỷ giá phân bổ cho lượng hàng bán qua các tổng đại lý/đại lý với số tiền trên 519 tỷ đồng và trừ khoản chi phí kinh doanh vượt định mức phân bổ cho lượng hàng bán cho các tổng đại lý bán cho các tổng đại lý/đại lý với số tiền 216 tỷ đồng, thì số tiền lỗ do bán dưới giá vốn đối của Petrolimex thực tế là gần 112 tỷ đồng.
“Sự việc này đoàn kiểm tra đang kiến nghị làm rõ vì hiện vẫn chưa thể kết luận có hiện tượng “lỗ mẹ, lãi con” chuyển giá ở doanh nghiệp này hay không. Nhưng trên thực tế khi chiết khấu càng cao thì doanh nghiệp bán hàng sẽ càng lỗ và đại lý sẽ càng có lợi”, ông Lê Hoàng Hải, Phó cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính) cho hay.