Petrolimex lỗ nghìn tỷ do “bình ổn giá theo chỉ đạo”
Petrolimex nói không có chuyện tập đoàn “sai phạm” và “ăn gian” trong cách tính giá xăng
VnEconomy mới đây đã đăng tải bài viết “Lỗ và nợ của tập đoàn, tổng công ty nhà nước hiện thế nào?”, trong đó đề cập đến số lỗ lên tới 1.671 tỷ đồng của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), dẫn theo kết quả kiểm toán báo cáo tài chính năm 2011 của 271 doanh nghiệp thuộc 27 tập đoàn, tổng công ty, công ty nhà nước, vừa được hoàn thành vào tháng 5/2013 của Kiểm toán Nhà nước.
Sau khi bài báo được đăng tải, Petrolimex đã có công văn phản hồi gửi tới tòa soạn, do Phó tổng giám đốc Trần Ngọc Năm ký.
Đề cập đến thông tin “dẫn đầu về lỗ vẫn là Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) với 1.671 tỷ đồng” trên VnEconomy, Petrolimex cho biết cũng theo kết luận của Kiểm toán Nhà nước, năm 2011 tổng lợi nhuận kế toán trước thuế của Petrolimex lỗ 1.423 tỷ đồng (trong đó kinh doanh xăng dầu lỗ trước thuế 2.358 tỷ đồng; các hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực: gas, dầu mờ nhờn, vận tài, cơ khí, bảo hiểm. ngân hàng... được thực hiện theo cơ chế thị trường, lãi 841 tỷ đồng).
Tập đoàn này lý giải: hoạt động kinh doanh xăng dầu năm 2011 lỗ trước thuế 2.358 tỷ đồng là do “thực hiện nhiệm vụ bình ổn giá theo chỉ đạo của Chính phủ để thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội”.
Công văn của Petrolimex còn cho biết, ngoài tham gia bình ổn giá, tập đoàn còn cung ứng xăng dầu cho những khu vực có điều kiện khó khăn, hỗ trợ công tác bình ổn thị trường, và nhấn mạnh, “những hoạt động này tuy đạt kết quả về mặt xã hội, nhưng xét trên góc độ kinh tế thì kém hiệu quả do chi phí vận chuyển, hao hụt tiêu thụ xăng dầu tại các khu vực nàv khá cao”.
Petrolimex cũng nêu việc Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ “chỉ đạo Bộ Tài chính xem xét giải quyết số lỗ kinh doanh xăng dầu tồn đọng, bù đắp lại những chi phí hợp lý do Petrolimex tham gia bình ổn giá, bình ổn thị trường theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước”.
Đối với thông tin “Petrolimex lộ sai phạm trong việc tính giá xăng dầu” và “Petrolimex ăn gian trong cách tính giá xăng” đã được đề cập trên một số tờ báo khác, Petrolimex cho biết kể từ thời điểm Nghị định số 84/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu có hiệu lực thi hành, các doanh nghiệp xăng dầu đầu mối chỉ thực sự được quyết định giá bán trong khoảng thời gian 3 tháng đầu năm 2010.
Sau đó, do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, nền kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn, giá xăng dầu thế giới biến động phức tạp theo xu hướng tăng, vì vậy để đảm bảo kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội, giá bán xăng dầu trong nước đều do liên bộ Tài chính-Công Thương quyết định.
Việc giá bán xăng dầu không do doanh nghiệp đầu mối quyết định thì giá cơ sở do các doanh nghiệp đầu mối tự tính toán chi nhằm mục đích theo dõi sự biến động giữa giá xăng dầu được tính theo sự biến động của giá xăng dầu thế giới so với giá bán trong nước do liên Bộ Tài chính-Công Thương quyết định.
“Đây không phải là số liệu để Petrolimex cùng như các doanh nghiệp xăng dầu đầu mối khác tổ chức hạch toán hoặc ghi chép trên sổ sách kế toán của đơn vị. Vì vậy không có chuyện Petrolimex “sai phạm” và “ăn gian” trong cách tính giá xăng như báo chí đã nêu”, công văn khẳng định.
Sau khi bài báo được đăng tải, Petrolimex đã có công văn phản hồi gửi tới tòa soạn, do Phó tổng giám đốc Trần Ngọc Năm ký.
Đề cập đến thông tin “dẫn đầu về lỗ vẫn là Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) với 1.671 tỷ đồng” trên VnEconomy, Petrolimex cho biết cũng theo kết luận của Kiểm toán Nhà nước, năm 2011 tổng lợi nhuận kế toán trước thuế của Petrolimex lỗ 1.423 tỷ đồng (trong đó kinh doanh xăng dầu lỗ trước thuế 2.358 tỷ đồng; các hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực: gas, dầu mờ nhờn, vận tài, cơ khí, bảo hiểm. ngân hàng... được thực hiện theo cơ chế thị trường, lãi 841 tỷ đồng).
Tập đoàn này lý giải: hoạt động kinh doanh xăng dầu năm 2011 lỗ trước thuế 2.358 tỷ đồng là do “thực hiện nhiệm vụ bình ổn giá theo chỉ đạo của Chính phủ để thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội”.
Công văn của Petrolimex còn cho biết, ngoài tham gia bình ổn giá, tập đoàn còn cung ứng xăng dầu cho những khu vực có điều kiện khó khăn, hỗ trợ công tác bình ổn thị trường, và nhấn mạnh, “những hoạt động này tuy đạt kết quả về mặt xã hội, nhưng xét trên góc độ kinh tế thì kém hiệu quả do chi phí vận chuyển, hao hụt tiêu thụ xăng dầu tại các khu vực nàv khá cao”.
Petrolimex cũng nêu việc Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ “chỉ đạo Bộ Tài chính xem xét giải quyết số lỗ kinh doanh xăng dầu tồn đọng, bù đắp lại những chi phí hợp lý do Petrolimex tham gia bình ổn giá, bình ổn thị trường theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước”.
Đối với thông tin “Petrolimex lộ sai phạm trong việc tính giá xăng dầu” và “Petrolimex ăn gian trong cách tính giá xăng” đã được đề cập trên một số tờ báo khác, Petrolimex cho biết kể từ thời điểm Nghị định số 84/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu có hiệu lực thi hành, các doanh nghiệp xăng dầu đầu mối chỉ thực sự được quyết định giá bán trong khoảng thời gian 3 tháng đầu năm 2010.
Sau đó, do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, nền kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn, giá xăng dầu thế giới biến động phức tạp theo xu hướng tăng, vì vậy để đảm bảo kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội, giá bán xăng dầu trong nước đều do liên bộ Tài chính-Công Thương quyết định.
Việc giá bán xăng dầu không do doanh nghiệp đầu mối quyết định thì giá cơ sở do các doanh nghiệp đầu mối tự tính toán chi nhằm mục đích theo dõi sự biến động giữa giá xăng dầu được tính theo sự biến động của giá xăng dầu thế giới so với giá bán trong nước do liên Bộ Tài chính-Công Thương quyết định.
“Đây không phải là số liệu để Petrolimex cùng như các doanh nghiệp xăng dầu đầu mối khác tổ chức hạch toán hoặc ghi chép trên sổ sách kế toán của đơn vị. Vì vậy không có chuyện Petrolimex “sai phạm” và “ăn gian” trong cách tính giá xăng như báo chí đã nêu”, công văn khẳng định.