Petrolimex ủng hộ tăng thuế môi trường với xăng lên 8.000 đồng
Ông lớn xăng dầu này còn đề nghị thay đổi cách tính thuế môi trường với xăng E5 và nâng mức thuế với dầu nhờn...
Tập đoàn Xăng đầu Việt Nam (Petrolimex) vừa có văn bản gửi Bộ Tài chính góp ý về dự thảo Luật thuế Bảo vệ môi trường. Theo đó, Petrolimex tán thành chủ trương sửa đổi, bổ sung luật thuế bảo vệ môi trường của Bộ Tài chính.
Theo dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật Thuế bảo vệ môi trường được Bộ Tài chính công bố mới đây, khung thuế với xăng tăng từ 4.000 - 8.000 đồng/lít. Thuế môi trường cho xăng sinh học ở mức thấp hơn, trong đó xăng E5 là 2.700 - 7.200 đồng/lít, xăng E10 từ 2.500 - 6.800 đồng/lít.
Thuế bảo vệ môi trường với một số nguyên liệu là nhiên liệu tăng lên 3.000 - 6.000 đồng/lít, dầu diesel (1.500 - 4.000 đồng/lít), dầu hoả (300 - 2.000 đồng/lít), dầu mazut (900 - 4.000 đồng/lít), dầu nhờn (900 - 4.000 đồng/lít), dầu nhờn (900 - 4.000 đồng/kg).
Petrolimex cho rằng tỷ lệ xăng khoáng trong xăng sinh học của từng lần pha chế, từng hoá đơn là khác nhau nên quyết toán thuế môi trường phức tạp và không hiệu quả.
Do đó, tập đoàn này đề nghị Bộ Tài chính quy định cứng đơn giá thuế bảo vệ môi trường với xăng sinh học theo tỷ lệ xăng khoáng trong xăng sinh học.
Chẳng hạn, thuế môi trường với RON 92 là 8.000 đồng/lít, thuế bảo vệ môi trường với xăng E5 (95% tỷ lệ xăng khoáng) là 7.600 đồng/lít.
Mặt hàng dầu nhờn có liên quan trực tiếp đến việc xử lý môi trường sau khi sử dụng và không như mặt hàng xăng, dầu. Do đó, tập đoàn đề nghị tăng khung thuế suất thuế bảo vệ môi trường dầu nhờn so với mức 900-4.000 đồng/kg của dự thảo.
Hiện nay Luật thuế bảo vệ môi trường quy định đối với mặt hàng dầu mazut là lít, tuy nhiên theo Quyết định số 1783 năm 2000 đơn vị tính với mặt hàng dầu mazut là kg, do đó các thương nhân đầu mối khi kê khai và nộp thuế bảo vệ môi trường phải quy đổi rất phức tạp từ đơn vị đo tính là kg sang lít. Do đó, Petrolimex đề xuất sửa đổi đơn vị tính thuế đối với mặt hàng dầu mazut là kg.
Ngoài ra, dự thảo của Bộ Tài chính có quy định thuế môi trường sẽ được thu từ đầu vào, tức lúc nhập khẩu hay từ các nhà máy lọc dầu khi bán cho các thương nhân đầu mối. Theo Petrolimex, quy định này sẽ gây nhiều bất cập, gây thua thiệt cho doanh nghiêp khi phải gánh thuế cả cho cả phần hao hụt trong quá trình vận chuyển, bán ra sản phẩm xăng dầu.
Do đó, tập đoàn này đề nghị giữ nguyên quy định đối với xăng dầu sản xuất hoặc nhập khẩu để bán, thời điểm tính thuế là thời điểm các đầu mối xăng dầu bán ra.
Dự kiến đến 1/1/2017, nhà máy lọc dầu Nghi Sơn đi vào hoạt động thương mại thì nhu cầu xăng dầu trong nước về cơ bản sẽ được hai nhà máy lọc dầu Nghi Sơn và Dung Quất đáp ứng đủ, sản phẩm nhập khẩu sẽ giảm mạnh. Hơn nữa, việc áp dụng thu thuế ở đầu ra sẽ giúp các địa phương minh bạch thu thuế môi trường.
Trước đó, đại diện Bộ Tài chính, ông Vũ Khắc Liêm, Phó vụ trưởng Vụ Chính sách thuế, cho biết, một trong những lý do cho đề xuất tăng thu thuế bảo vệ môi trường là để cơ cấu lại ngân sách trong bối cảnh hội nhập, các dòng thuế bị cắt giảm. Bộ Tài chính đã tính đến áp dụng khung thuế khi sắp tới thuế nhập khẩu xăng dầu sẽ về 5% và 0%, đảm bảo giá xăng dầu không thấp hơn các nước xung quanh.
Tuy nhiên, vị này cũng khẳng định, nguyên tắc điều chỉnh thuế là phải phù hợp với tình hình kinh tế xã hội, sức cạnh tranh của nền kinh tế, khả năng chịu đựng của doanh nghiệp thế nào chứ nếu tăng mà ảnh hưởng đến cạnh tranh quốc gia, giảm cạnh tranh hàng hoá thì không ổn. V
iệc thu thuế môi trường không chi hết cho môi trường gây bức xúc dư luận thời gian qua, cũng được ông Liêm lý giải thu thuế chỉ là một biện pháp góp phần vào bảo vệ môi trường, còn chi là một hạng mục khác.
Theo dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật Thuế bảo vệ môi trường được Bộ Tài chính công bố mới đây, khung thuế với xăng tăng từ 4.000 - 8.000 đồng/lít. Thuế môi trường cho xăng sinh học ở mức thấp hơn, trong đó xăng E5 là 2.700 - 7.200 đồng/lít, xăng E10 từ 2.500 - 6.800 đồng/lít.
Thuế bảo vệ môi trường với một số nguyên liệu là nhiên liệu tăng lên 3.000 - 6.000 đồng/lít, dầu diesel (1.500 - 4.000 đồng/lít), dầu hoả (300 - 2.000 đồng/lít), dầu mazut (900 - 4.000 đồng/lít), dầu nhờn (900 - 4.000 đồng/lít), dầu nhờn (900 - 4.000 đồng/kg).
Petrolimex cho rằng tỷ lệ xăng khoáng trong xăng sinh học của từng lần pha chế, từng hoá đơn là khác nhau nên quyết toán thuế môi trường phức tạp và không hiệu quả.
Do đó, tập đoàn này đề nghị Bộ Tài chính quy định cứng đơn giá thuế bảo vệ môi trường với xăng sinh học theo tỷ lệ xăng khoáng trong xăng sinh học.
Chẳng hạn, thuế môi trường với RON 92 là 8.000 đồng/lít, thuế bảo vệ môi trường với xăng E5 (95% tỷ lệ xăng khoáng) là 7.600 đồng/lít.
Mặt hàng dầu nhờn có liên quan trực tiếp đến việc xử lý môi trường sau khi sử dụng và không như mặt hàng xăng, dầu. Do đó, tập đoàn đề nghị tăng khung thuế suất thuế bảo vệ môi trường dầu nhờn so với mức 900-4.000 đồng/kg của dự thảo.
Hiện nay Luật thuế bảo vệ môi trường quy định đối với mặt hàng dầu mazut là lít, tuy nhiên theo Quyết định số 1783 năm 2000 đơn vị tính với mặt hàng dầu mazut là kg, do đó các thương nhân đầu mối khi kê khai và nộp thuế bảo vệ môi trường phải quy đổi rất phức tạp từ đơn vị đo tính là kg sang lít. Do đó, Petrolimex đề xuất sửa đổi đơn vị tính thuế đối với mặt hàng dầu mazut là kg.
Ngoài ra, dự thảo của Bộ Tài chính có quy định thuế môi trường sẽ được thu từ đầu vào, tức lúc nhập khẩu hay từ các nhà máy lọc dầu khi bán cho các thương nhân đầu mối. Theo Petrolimex, quy định này sẽ gây nhiều bất cập, gây thua thiệt cho doanh nghiêp khi phải gánh thuế cả cho cả phần hao hụt trong quá trình vận chuyển, bán ra sản phẩm xăng dầu.
Do đó, tập đoàn này đề nghị giữ nguyên quy định đối với xăng dầu sản xuất hoặc nhập khẩu để bán, thời điểm tính thuế là thời điểm các đầu mối xăng dầu bán ra.
Dự kiến đến 1/1/2017, nhà máy lọc dầu Nghi Sơn đi vào hoạt động thương mại thì nhu cầu xăng dầu trong nước về cơ bản sẽ được hai nhà máy lọc dầu Nghi Sơn và Dung Quất đáp ứng đủ, sản phẩm nhập khẩu sẽ giảm mạnh. Hơn nữa, việc áp dụng thu thuế ở đầu ra sẽ giúp các địa phương minh bạch thu thuế môi trường.
Trước đó, đại diện Bộ Tài chính, ông Vũ Khắc Liêm, Phó vụ trưởng Vụ Chính sách thuế, cho biết, một trong những lý do cho đề xuất tăng thu thuế bảo vệ môi trường là để cơ cấu lại ngân sách trong bối cảnh hội nhập, các dòng thuế bị cắt giảm. Bộ Tài chính đã tính đến áp dụng khung thuế khi sắp tới thuế nhập khẩu xăng dầu sẽ về 5% và 0%, đảm bảo giá xăng dầu không thấp hơn các nước xung quanh.
Tuy nhiên, vị này cũng khẳng định, nguyên tắc điều chỉnh thuế là phải phù hợp với tình hình kinh tế xã hội, sức cạnh tranh của nền kinh tế, khả năng chịu đựng của doanh nghiệp thế nào chứ nếu tăng mà ảnh hưởng đến cạnh tranh quốc gia, giảm cạnh tranh hàng hoá thì không ổn. V
iệc thu thuế môi trường không chi hết cho môi trường gây bức xúc dư luận thời gian qua, cũng được ông Liêm lý giải thu thuế chỉ là một biện pháp góp phần vào bảo vệ môi trường, còn chi là một hạng mục khác.