Phá giá đồng tiền, Venezuela đối mặt nhiều rắc rối mới
Việc Venezuela mạnh tay điều chỉnh tỷ giá đồng nội tệ có nguy cơ châm ngòi cho những rắc rối lớn hơn trong nền kinh tế nước này
Việc Venezuela mạnh tay điều chỉnh tỷ giá đồng nội tệ có nguy cơ châm ngòi cho những rắc rối lớn hơn trong nền kinh tế nước này.
Cuối tuần qua, người dân Venezuela đã xếp hàng dài trong các siêu thị ở thủ đô Caracas để mua hàng vì lo ngại giá hàng hóa sẽ tăng vọt.
Tối thứ Sáu tuần trước, Tổng thống Hugo Chavez bất ngờ tuyên bố quyết định phá giá đồng Bolivar, đưa tỷ giá đồng tiền này so với USD từ mức 2,15 Bolivar tương đương 1 USD về hai mức 4,30 Bolivar tương đương 1 USD, và 2,60 Bolivar đổi được 1 USD.
Mức tỷ giá thứ nhất áp dụng cho việc nhập khẩu các mặt hàng được coi là không thiết yếu như vật liệu xây dựng, ôtô... còn mức tỷ giá thứ hai dành cho việc nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, thiết bị y tế, máy móc...
Trước khi có động thái phá giá này, tỷ giá đồng Bolivar đã được neo cố định ở mức 2,15 Bolivar đổi được 1 USD từ tháng 3/2005. Với việc phá giá, đồng Bolivar đã mất giá từ 17%-50% so với USD.
Lo ngại sự mất giá của đồng nội tệ sau khi Tổng thống công bố phá giá, người dân Venezuela cuối tuần qua đã ra sức tiêu số tiền nội tệ mà họ đang có.
Tại trung tâm mua sắm bình dân Sambil ở Caracas, khách tới mua hàng xếp hàng dài dằng dặc trước các cửa thanh toán. Chị Carmen Blanco, một kế toán viên 28 tuổi, đợi thanh toán tiền cho một chiếc TV màn hình phẳng 42 inch mà chị không thực sự cần. Blanco cho hay, chị đã có một chiếc TV tương tự ở nhà nhưng “tôi thấy chẳng có lý do gì để giữ tiền tiết kiệm nữa”.
Nhằm chặn trước hoạt động “thổi” giá hàng hóa, nhất là hàng nhập khẩu, hôm Chủ nhật, ông Chavez đã cam kết sẽ dùng mọi biện pháp để ngăn chặn những hành vi đầu cơ.
Phát biểu trên tuyền hình, ông Chavez nói: “Chẳng có lý do gì để tăng giá hàng hóa”, đồng thời, ông thúc giục những người ủng hộ “công khai tố cáo những kẻ đầu cơ” và tuyên bố sẽ dùng tới lực lượng quân đội để “giành quyền kiểm soát các doanh nghiệp thuộc bất kỳ quy mô nào có hành vi đầu cơ tăng giá”.
Các nhà kinh tế học nhận định, nguyên nhân chính dẫn tới việc ông Chavez phá giá đồng Bolivar là suy thoái kinh tế và giá dầu thô giảm sút làm gia tăng những áp lực ngân sách đối với Chính phủ của ông. Tỷ lệ ủng hộ đối với ông Chavez đang giảm xuống cũng buộc ông phải đi tới động thái này nhằm kích thích kinh tế tăng trưởng, chuẩn bị cho kỳ bầu cử quốc hội vào tháng 9 năm nay.
Trong hơn một thập kỷ cầm quyền qua, ông Chavez đã thúc đẩy mạnh mẽ chi tiêu công, quốc hữu hóa nhiều ngành công nghiệp then chốt, thực hiện kiểm soát tiền tệ và giá cả.
Trong phần lớn thời gian này, sự leo thang của giá dầu - mặt hàng xuất khẩu chính của Venezuela - giúp ông Chavez có nguồn tài chính quan trọng để giải quyết những vấn đề kinh tế. Tuy nhiên, việc giá dầu thế giới rời đỉnh từ giữa năm ngoái vì khủng hoảng và suy thoái, cộng với tình trạng lạm phát kết hợp suy thoái ở trong nước, đã dẫn tới những bài toán kinh tế không hề dễ giải đối với vị tổng thống ở quốc gia Nam Mỹ này.
Ông Chavez khẳng định, việc phá giá đồng Bolivar sẽ có tác dụng “hạn chế những mặt hàng nhập khẩu không cần thiết và khuyến khích xuất khẩu”, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Quốc gia Nam Mỹ này có mức độ phụ thuộc lớn vào hàng hóa nhập khẩu, từ thịt bò, tới sữa và xe hơn.
Thêm vào đó, việc phá giá đồng tiền sẽ giúp kim ngạch xuất khẩu dầu tính bằng đồng nội tệ của Venezuela tăng lên, giúp giảm thâm hụt ngân sách. Theo các chuyên gia, nhờ phá giá, thâm hụt ngân sách của Venezuela sẽ giảm từ mức 7% GDP hiện này về mức khoảng 3%.
Tỷ lệ ủng hộ ông Chavez thời gian qua đã giảm sút do tác động của các vụ bê bối tham nhũng trong Chính phủ của ông, kinh tế suy giảm, tội phạm leo thang, thiếu thực phẩm và thiếu điện. Một khi ông Chavez có thêm ngân sách để gia tăng chi tiêu công, tỷ lệ của ông có khả năng được cải thiện hơn trước khi cuộc bầu cử sắp tới.
Việc phá giá đồng Bolivar cũng có tác dụng hỗ trợ cho hệ thống ngân hàng của Venezuela, nơi nhiều nhà băng đã bị đóng cửa vì bê bối tham nhũng. Trước khi đồng Bolivar bị phá giá, nhiều ngân hàng của Venezuela đã tích trữ một lượng USD lớn.
Tuy nhiên, khi phá giá đồng tiền, ông Chavez đã chấp nhận đánh đổi việc giải quyết những thách thức về ngân sách và tăng trưởng kinh tế với rủi ro lạm phát sẽ tiếp tục tăng mạnh. Chính Bộ trưởng Bộ Tài chính Venezuela, ông Ali Rodriguez cũng thừa nhận, việc phá giá đồng Bolivar có thể làm tỷ lệ lạm phát của nước này tăng thêm 5%.
Theo các nhà phân tích , động thái phá giá đồng Bolivar sẽ đẩy tốc độ lạm phát cả năm của Venezuela từ mức 27% hiện nay - thuộc hàng cao nhất trên thế giới - lên trên 33%. “Các doanh nghiệp không thể không tăng giá. Nếu không làm vậy, họ sẽ chết”, ông Oscar Meza, Giám đốc viện nghiên cứu kinh tế Cendas của Venezuela, phát biểu.
Thêm vào đó, việc phá giá đồng Bolivar sẽ không giải quyết được những khó khăn nằm sâu trong nền kinh tế Venezuela. Việc phá giá đồng tiền là không đủ để thúc đẩy sự phát triển của hoạt động sản xuất nội địa của nước này. Giới đầu tư quốc tế cũng ngại tới Venezuela làm ăn vì thận trọng trước các biện pháp kiểm soát giá cả, tiền tệ, và xu hướng quốc hữu hóa ở đây.
Tỷ lệ lạm phát cao sẽ tiếp tục làm đồng Bolivar trên thị trường chợ đen mất giá thêm. Ngoài ra, với việc áp dụng tỷ giá ưu đãi cho việc nhập khẩu hàng thiết yếu, ông Chavez đã vô hình chung xóa bỏ những khuyến khích thúc đẩy các nhà sản xuất trong nước sản xuất những mặt hàng này.
Việc ông Chavez đưa ra chế độ hai tỷ giá là nhằm mục đích bảo vệ tầng lớp dân nghèo, những cử tri chính của ông khỏi nguy cơ tăng giá mạnh của các mặt hàng thiết yếu nhập khẩu. Tuy nhiên, các mức tỷ giá chính thức mới của đồng Bolivar vẫn cao hơn nhiều so với tỷ giá của đồng tiền này trên thị trường “chợ đen”. Thứ Sáu tuần trước, trên thị trường “chợ đen” ở Caracas, phải 6,25 Bolivar mới đổi được 1 USD.
Các nhà kinh tế cho biết, trong những ngày tới họ sẽ tiếp tục theo dõi chặt chẽ tỷ giá thị trường tự do để xác định xem các doanh nghiệp và người tiêu dùng Venezuela có mức độ tin tưởng như thế nào đối với chế độ tỷ giá mới.
(Theo Wall Street Journal, BBC)
Cuối tuần qua, người dân Venezuela đã xếp hàng dài trong các siêu thị ở thủ đô Caracas để mua hàng vì lo ngại giá hàng hóa sẽ tăng vọt.
Tối thứ Sáu tuần trước, Tổng thống Hugo Chavez bất ngờ tuyên bố quyết định phá giá đồng Bolivar, đưa tỷ giá đồng tiền này so với USD từ mức 2,15 Bolivar tương đương 1 USD về hai mức 4,30 Bolivar tương đương 1 USD, và 2,60 Bolivar đổi được 1 USD.
Mức tỷ giá thứ nhất áp dụng cho việc nhập khẩu các mặt hàng được coi là không thiết yếu như vật liệu xây dựng, ôtô... còn mức tỷ giá thứ hai dành cho việc nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, thiết bị y tế, máy móc...
Trước khi có động thái phá giá này, tỷ giá đồng Bolivar đã được neo cố định ở mức 2,15 Bolivar đổi được 1 USD từ tháng 3/2005. Với việc phá giá, đồng Bolivar đã mất giá từ 17%-50% so với USD.
Lo ngại sự mất giá của đồng nội tệ sau khi Tổng thống công bố phá giá, người dân Venezuela cuối tuần qua đã ra sức tiêu số tiền nội tệ mà họ đang có.
Tại trung tâm mua sắm bình dân Sambil ở Caracas, khách tới mua hàng xếp hàng dài dằng dặc trước các cửa thanh toán. Chị Carmen Blanco, một kế toán viên 28 tuổi, đợi thanh toán tiền cho một chiếc TV màn hình phẳng 42 inch mà chị không thực sự cần. Blanco cho hay, chị đã có một chiếc TV tương tự ở nhà nhưng “tôi thấy chẳng có lý do gì để giữ tiền tiết kiệm nữa”.
Nhằm chặn trước hoạt động “thổi” giá hàng hóa, nhất là hàng nhập khẩu, hôm Chủ nhật, ông Chavez đã cam kết sẽ dùng mọi biện pháp để ngăn chặn những hành vi đầu cơ.
Phát biểu trên tuyền hình, ông Chavez nói: “Chẳng có lý do gì để tăng giá hàng hóa”, đồng thời, ông thúc giục những người ủng hộ “công khai tố cáo những kẻ đầu cơ” và tuyên bố sẽ dùng tới lực lượng quân đội để “giành quyền kiểm soát các doanh nghiệp thuộc bất kỳ quy mô nào có hành vi đầu cơ tăng giá”.
Các nhà kinh tế học nhận định, nguyên nhân chính dẫn tới việc ông Chavez phá giá đồng Bolivar là suy thoái kinh tế và giá dầu thô giảm sút làm gia tăng những áp lực ngân sách đối với Chính phủ của ông. Tỷ lệ ủng hộ đối với ông Chavez đang giảm xuống cũng buộc ông phải đi tới động thái này nhằm kích thích kinh tế tăng trưởng, chuẩn bị cho kỳ bầu cử quốc hội vào tháng 9 năm nay.
Trong hơn một thập kỷ cầm quyền qua, ông Chavez đã thúc đẩy mạnh mẽ chi tiêu công, quốc hữu hóa nhiều ngành công nghiệp then chốt, thực hiện kiểm soát tiền tệ và giá cả.
Trong phần lớn thời gian này, sự leo thang của giá dầu - mặt hàng xuất khẩu chính của Venezuela - giúp ông Chavez có nguồn tài chính quan trọng để giải quyết những vấn đề kinh tế. Tuy nhiên, việc giá dầu thế giới rời đỉnh từ giữa năm ngoái vì khủng hoảng và suy thoái, cộng với tình trạng lạm phát kết hợp suy thoái ở trong nước, đã dẫn tới những bài toán kinh tế không hề dễ giải đối với vị tổng thống ở quốc gia Nam Mỹ này.
Ông Chavez khẳng định, việc phá giá đồng Bolivar sẽ có tác dụng “hạn chế những mặt hàng nhập khẩu không cần thiết và khuyến khích xuất khẩu”, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Quốc gia Nam Mỹ này có mức độ phụ thuộc lớn vào hàng hóa nhập khẩu, từ thịt bò, tới sữa và xe hơn.
Thêm vào đó, việc phá giá đồng tiền sẽ giúp kim ngạch xuất khẩu dầu tính bằng đồng nội tệ của Venezuela tăng lên, giúp giảm thâm hụt ngân sách. Theo các chuyên gia, nhờ phá giá, thâm hụt ngân sách của Venezuela sẽ giảm từ mức 7% GDP hiện này về mức khoảng 3%.
Tỷ lệ ủng hộ ông Chavez thời gian qua đã giảm sút do tác động của các vụ bê bối tham nhũng trong Chính phủ của ông, kinh tế suy giảm, tội phạm leo thang, thiếu thực phẩm và thiếu điện. Một khi ông Chavez có thêm ngân sách để gia tăng chi tiêu công, tỷ lệ của ông có khả năng được cải thiện hơn trước khi cuộc bầu cử sắp tới.
Việc phá giá đồng Bolivar cũng có tác dụng hỗ trợ cho hệ thống ngân hàng của Venezuela, nơi nhiều nhà băng đã bị đóng cửa vì bê bối tham nhũng. Trước khi đồng Bolivar bị phá giá, nhiều ngân hàng của Venezuela đã tích trữ một lượng USD lớn.
Tuy nhiên, khi phá giá đồng tiền, ông Chavez đã chấp nhận đánh đổi việc giải quyết những thách thức về ngân sách và tăng trưởng kinh tế với rủi ro lạm phát sẽ tiếp tục tăng mạnh. Chính Bộ trưởng Bộ Tài chính Venezuela, ông Ali Rodriguez cũng thừa nhận, việc phá giá đồng Bolivar có thể làm tỷ lệ lạm phát của nước này tăng thêm 5%.
Theo các nhà phân tích , động thái phá giá đồng Bolivar sẽ đẩy tốc độ lạm phát cả năm của Venezuela từ mức 27% hiện nay - thuộc hàng cao nhất trên thế giới - lên trên 33%. “Các doanh nghiệp không thể không tăng giá. Nếu không làm vậy, họ sẽ chết”, ông Oscar Meza, Giám đốc viện nghiên cứu kinh tế Cendas của Venezuela, phát biểu.
Thêm vào đó, việc phá giá đồng Bolivar sẽ không giải quyết được những khó khăn nằm sâu trong nền kinh tế Venezuela. Việc phá giá đồng tiền là không đủ để thúc đẩy sự phát triển của hoạt động sản xuất nội địa của nước này. Giới đầu tư quốc tế cũng ngại tới Venezuela làm ăn vì thận trọng trước các biện pháp kiểm soát giá cả, tiền tệ, và xu hướng quốc hữu hóa ở đây.
Tỷ lệ lạm phát cao sẽ tiếp tục làm đồng Bolivar trên thị trường chợ đen mất giá thêm. Ngoài ra, với việc áp dụng tỷ giá ưu đãi cho việc nhập khẩu hàng thiết yếu, ông Chavez đã vô hình chung xóa bỏ những khuyến khích thúc đẩy các nhà sản xuất trong nước sản xuất những mặt hàng này.
Việc ông Chavez đưa ra chế độ hai tỷ giá là nhằm mục đích bảo vệ tầng lớp dân nghèo, những cử tri chính của ông khỏi nguy cơ tăng giá mạnh của các mặt hàng thiết yếu nhập khẩu. Tuy nhiên, các mức tỷ giá chính thức mới của đồng Bolivar vẫn cao hơn nhiều so với tỷ giá của đồng tiền này trên thị trường “chợ đen”. Thứ Sáu tuần trước, trên thị trường “chợ đen” ở Caracas, phải 6,25 Bolivar mới đổi được 1 USD.
Các nhà kinh tế cho biết, trong những ngày tới họ sẽ tiếp tục theo dõi chặt chẽ tỷ giá thị trường tự do để xác định xem các doanh nghiệp và người tiêu dùng Venezuela có mức độ tin tưởng như thế nào đối với chế độ tỷ giá mới.
(Theo Wall Street Journal, BBC)