Phát hành 3 tỷ USD trái phiếu quốc tế lợi hay “hại”?
Chưa dễ thống nhất về những cái lợi của phát hành trái phiếu Quốc tế theo đề xuất của Chính phủ
Không được đề cập nhiều trong phiên thảo luận về ngân sách chiều 3/11 của Quốc hội, song việc phát hành trái phiếu Quốc tế để cơ cấu lại nợ công vẫn trái chiều quan điểm.
Đầu kỳ họp này, với lý do bảo đảm an toàn nợ công, Chính phủ trình Quốc hội cho phép trong giai đoạn 2015-2016 được phát hành khoảng 3 tỷ USD trái phiếu quốc tế để tái cơ cấu nợ trong nước.
Đồng tình với đề nghị của Chính phủ, đại biểu Trần Du Lịch (Tp.HCM) cho rằng việc này có ba cái lợi. Thứ nhất, cơ cấu được nợ dài hạn. Thứ hai, trước mắt có nguồn ngoại hối đi vào nhanh để cân đối và trong khi trả nợ thì cả khoản từng năm nấc nhỏ không bị áp lực ngoại hối.
Thứ ba, việc phát hành trái phiếu sẽ đánh giá độ tín nhiệm Việt Nam thường xuyên trên thị trường thế giới mà lúc này, theo đại biểu Lịch là cũng đang có tín nhiệm.
Hoàn toàn tán thành đề xuất của Chính phủ, đại biểu Đặng Ngọc Tùng (Đồng Nai) phân tích, nếu quốc gia nào không có uy tín, nền kinh tế nào khó phát triển thì có muốn mấy đi nữa thì phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế vẫn không thành công được.
“Trong những năm vừa qua, uy tín của đất nước đang lên như thế này phát hành trái phiếu Chính phủ ra thị trường quốc tế sẽ tạo điều kiện cho chúng ta có nguồn vốn để phát triển đất nước, có nguồn ngoại tệ lớn”, ông Tùng nói.
Vẫn theo đại biểu Tùng thì trước đây chúng ta vay với lãi suất cao, bây giờ do uy tín tăng lên, khi phát hành trái phiếu Chính phủ ra thị trường quốc tế phải trả lãi thấp hơn trước đây chúng ta vay thì phát hành ra để trả nợ cũ.
Tuy rằng, nợ cũ chưa đến hạn nhưng chúng ta có quyền trả trước, thì sẽ giảm lãi xuống, có lợi cho kinh tế đất nước, ông Tùng nhấn mạnh.
Không lạc quan như đại biểu Tùng, đại biểu Nguyễn Đức Kiên (Sóc Trăng) lưu ý các đại biểu rằng “chúng ta là cơ quan lập pháp nên chúng ta làm việc phải theo luật”.
Theo ông Kiên thì hiện nay Luật Quản lý nợ công (hiện không cho phép vay ngoại tệ để cơ cấu lại các khoản vay bằng đồng Việt Nam – PV) và Nghị quyết 78 của Quốc hội quy định rất chặt chẽ vấn đề này và nếu có phát hành thì phải xử lý về mặt pháp lý.
Liên quan đến nhận xét phát hành trái phiếu quốc tế thì rẻ hơn trong nước, ông Kiên lập luận, nếu theo báo cáo của Chính phủ hiện nay lợi suất trái phiếu đang phát hành khoảng hơn 6% cộng thêm chi phí phát hành, cộng thêm biến động tỷ giá và so sánh lại với trái phiếu đang phát hành trong nội địa, thì sẽ thấy được ngay giá đắt hay rẻ.
Ông Kiên cũng cung cấp thêm số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi cho các đại biểu Quốc hội về tỷ giá năm 2009 là 16.000/USD. Đến thời điểm hiện nay lên đến 22.350 đồng/USD.
“Nếu cộng thêm biến đổi tỷ giá đó thì chưa chắc đã rẻ”, ông Kiên nói.
Vấn đề nữa cũng được đại biểu Kiên nhấn mạnh là “không phải ta đi vay rồi ta thích trả lúc nào thì trả. Đi vay thì phải theo khế ước trả lúc nào, còn nếu không trả thì phải thỏa thuận lại là chúng ta trả lại lãi suất như thế nào.
“Tôi đề nghị về mặt nguyên tắc đất nước cần thì chúng ta sẽ làm nhưng làm phải tuân theo luật”, ông Kiên chốt lại.
Từ vị trí điều hành, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nói, Chính phủ đã giải trình là nếu vướng Luật Quản lý nợ công thì phải xử lý bằng một nghị quyết của Quốc hội.
Chi phí cao, thấp phát hành trong nước, phát hành ngoài nước rồi áp lực nợ cũng đã được giải trình đầy đủ, Phó chủ tịch nói.
Đầu kỳ họp này, với lý do bảo đảm an toàn nợ công, Chính phủ trình Quốc hội cho phép trong giai đoạn 2015-2016 được phát hành khoảng 3 tỷ USD trái phiếu quốc tế để tái cơ cấu nợ trong nước.
Đồng tình với đề nghị của Chính phủ, đại biểu Trần Du Lịch (Tp.HCM) cho rằng việc này có ba cái lợi. Thứ nhất, cơ cấu được nợ dài hạn. Thứ hai, trước mắt có nguồn ngoại hối đi vào nhanh để cân đối và trong khi trả nợ thì cả khoản từng năm nấc nhỏ không bị áp lực ngoại hối.
Thứ ba, việc phát hành trái phiếu sẽ đánh giá độ tín nhiệm Việt Nam thường xuyên trên thị trường thế giới mà lúc này, theo đại biểu Lịch là cũng đang có tín nhiệm.
Hoàn toàn tán thành đề xuất của Chính phủ, đại biểu Đặng Ngọc Tùng (Đồng Nai) phân tích, nếu quốc gia nào không có uy tín, nền kinh tế nào khó phát triển thì có muốn mấy đi nữa thì phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế vẫn không thành công được.
“Trong những năm vừa qua, uy tín của đất nước đang lên như thế này phát hành trái phiếu Chính phủ ra thị trường quốc tế sẽ tạo điều kiện cho chúng ta có nguồn vốn để phát triển đất nước, có nguồn ngoại tệ lớn”, ông Tùng nói.
Vẫn theo đại biểu Tùng thì trước đây chúng ta vay với lãi suất cao, bây giờ do uy tín tăng lên, khi phát hành trái phiếu Chính phủ ra thị trường quốc tế phải trả lãi thấp hơn trước đây chúng ta vay thì phát hành ra để trả nợ cũ.
Tuy rằng, nợ cũ chưa đến hạn nhưng chúng ta có quyền trả trước, thì sẽ giảm lãi xuống, có lợi cho kinh tế đất nước, ông Tùng nhấn mạnh.
Không lạc quan như đại biểu Tùng, đại biểu Nguyễn Đức Kiên (Sóc Trăng) lưu ý các đại biểu rằng “chúng ta là cơ quan lập pháp nên chúng ta làm việc phải theo luật”.
Theo ông Kiên thì hiện nay Luật Quản lý nợ công (hiện không cho phép vay ngoại tệ để cơ cấu lại các khoản vay bằng đồng Việt Nam – PV) và Nghị quyết 78 của Quốc hội quy định rất chặt chẽ vấn đề này và nếu có phát hành thì phải xử lý về mặt pháp lý.
Liên quan đến nhận xét phát hành trái phiếu quốc tế thì rẻ hơn trong nước, ông Kiên lập luận, nếu theo báo cáo của Chính phủ hiện nay lợi suất trái phiếu đang phát hành khoảng hơn 6% cộng thêm chi phí phát hành, cộng thêm biến động tỷ giá và so sánh lại với trái phiếu đang phát hành trong nội địa, thì sẽ thấy được ngay giá đắt hay rẻ.
Ông Kiên cũng cung cấp thêm số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi cho các đại biểu Quốc hội về tỷ giá năm 2009 là 16.000/USD. Đến thời điểm hiện nay lên đến 22.350 đồng/USD.
“Nếu cộng thêm biến đổi tỷ giá đó thì chưa chắc đã rẻ”, ông Kiên nói.
Vấn đề nữa cũng được đại biểu Kiên nhấn mạnh là “không phải ta đi vay rồi ta thích trả lúc nào thì trả. Đi vay thì phải theo khế ước trả lúc nào, còn nếu không trả thì phải thỏa thuận lại là chúng ta trả lại lãi suất như thế nào.
“Tôi đề nghị về mặt nguyên tắc đất nước cần thì chúng ta sẽ làm nhưng làm phải tuân theo luật”, ông Kiên chốt lại.
Từ vị trí điều hành, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nói, Chính phủ đã giải trình là nếu vướng Luật Quản lý nợ công thì phải xử lý bằng một nghị quyết của Quốc hội.
Chi phí cao, thấp phát hành trong nước, phát hành ngoài nước rồi áp lực nợ cũng đã được giải trình đầy đủ, Phó chủ tịch nói.