Phát hành tác phẩm trên mạng phải được tác giả đồng ý bằng văn bản
Trước khi xuất bản trên mạng Internet, nhà xuất bản phải đăng ký kế hoạch xuất bản với Cục Xuất bản
Đây là một trong những quy định mới về xuất bản được bổ sung trong Nghị định 11/2009/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số111/2005 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Xuất bản.
Theo nghị định này, cơ sở kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm, văn phòng đại diện nhà xuất bản , tổ chức phát hành xuất bản phẩm của nước ngoài tại Việt Nam được cấp giấy phép hoạt động trước ngày 1/1/2009 phải làm thủ tục xin cấp lại giấy phép.
Thời hạn giấy phép hoạt động của văn phòng đại diện tổ chức nước ngoài trong lĩnh vực phát hành xuất bản phẩm là 5 năm kể từ ngày cấp và được gia hạn mỗi lần không quá 5 năm.
Các quy định về thông tin ghi trên xuất bản phẩm, xuất bản và phát hành xuất bản phẩm trên mạng internet, nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh, cấp giấy phép hoạt động kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm… cũng được bổ sung cụ thể tại nghị định.
Theo đó, việc phát hành tác phẩm, tài liệu đã được xuất bản và đang lưu hành hợp pháp tại Việt Nam trên mạng Internet phải được sự đồng ý bằng văn bản của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
Trước khi xuất bản trên mạng Internet, nhà xuất bản phải đăng ký kế hoạch xuất bản với Cục Xuất bản, trong đó ghi rõ thời gian và địa chỉ website đăng tải xuất bản phẩm và phải được Cục Xuất bản xác nhận bằng văn bản trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đăng ký.
Ít nhất 10 ngày trước khi trực tiếp xuất bản trên mạng internet, nhà xuất bản phải nộp lưu chiểu 1 bản xuất bản phẩm.
Địa chỉ website đăng tải xuất bản phẩm phải được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp (tên miền “.vn”).
Nghị định cũng quy định, việc nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh phải được phép của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam (Cục Xuất bản hoặc sở thông tin và truyền thông).
Riêng đối với tài liệu phục vụ hội thảo, hội nghị quốc tế đã được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép tổ chức tại Việt Nam; xuất bản phẩm là tài sản di chuyển của tổ chức, gia đình, cá nhân để sử dụng riêng; xuất bản phẩm thuộc tiêu chuẩn hành lý mang theo người của người nhập cảnh để sử dụng cho nhu cầu cá nhân và xuất bản phẩm tặng cho tổ chức, cá nhân gửi qua bưu điện có giá trị không lớn hơn tiêu chuẩn miễn thuế theo quy định của pháp luật thì chỉ cần làm thủ tục hải quan.
Cũng theo nghị định mới này, ngoài việc cấp, thu hồi giấy phép thành lập nhà xuất bản, giấy phép đặt văn phòng đại diện của nhà xuất bản nước ngoài tại Việt Nam..., Bộ Thông tin và Truyền thông còn cấp, thu hồi giấy phép nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh.
* Xuất bản phẩm quy định tại Điều 4 - Luật Xuất bản được thể hiện dưới các hình thức sau đây:
1. Sách, kể cả sách cho người khiếm thị, sách điện tử.
2. Tranh, ảnh, bản đồ, áp phích; tờ rời, tờ gấp có nội dung quy định tại Điều 4 - Luật Xuất bản.
3. Lịch các loại dưới dạng xuất bản phẩm.
4. Băng âm thanh, đĩa âm thanh, băng hình, đĩa hình của nhà xuất bản có nội dung thay sách hoặc minh hoạ cho sách.
Theo nghị định này, cơ sở kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm, văn phòng đại diện nhà xuất bản , tổ chức phát hành xuất bản phẩm của nước ngoài tại Việt Nam được cấp giấy phép hoạt động trước ngày 1/1/2009 phải làm thủ tục xin cấp lại giấy phép.
Thời hạn giấy phép hoạt động của văn phòng đại diện tổ chức nước ngoài trong lĩnh vực phát hành xuất bản phẩm là 5 năm kể từ ngày cấp và được gia hạn mỗi lần không quá 5 năm.
Các quy định về thông tin ghi trên xuất bản phẩm, xuất bản và phát hành xuất bản phẩm trên mạng internet, nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh, cấp giấy phép hoạt động kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm… cũng được bổ sung cụ thể tại nghị định.
Theo đó, việc phát hành tác phẩm, tài liệu đã được xuất bản và đang lưu hành hợp pháp tại Việt Nam trên mạng Internet phải được sự đồng ý bằng văn bản của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
Trước khi xuất bản trên mạng Internet, nhà xuất bản phải đăng ký kế hoạch xuất bản với Cục Xuất bản, trong đó ghi rõ thời gian và địa chỉ website đăng tải xuất bản phẩm và phải được Cục Xuất bản xác nhận bằng văn bản trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đăng ký.
Ít nhất 10 ngày trước khi trực tiếp xuất bản trên mạng internet, nhà xuất bản phải nộp lưu chiểu 1 bản xuất bản phẩm.
Địa chỉ website đăng tải xuất bản phẩm phải được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp (tên miền “.vn”).
Nghị định cũng quy định, việc nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh phải được phép của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam (Cục Xuất bản hoặc sở thông tin và truyền thông).
Riêng đối với tài liệu phục vụ hội thảo, hội nghị quốc tế đã được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép tổ chức tại Việt Nam; xuất bản phẩm là tài sản di chuyển của tổ chức, gia đình, cá nhân để sử dụng riêng; xuất bản phẩm thuộc tiêu chuẩn hành lý mang theo người của người nhập cảnh để sử dụng cho nhu cầu cá nhân và xuất bản phẩm tặng cho tổ chức, cá nhân gửi qua bưu điện có giá trị không lớn hơn tiêu chuẩn miễn thuế theo quy định của pháp luật thì chỉ cần làm thủ tục hải quan.
Cũng theo nghị định mới này, ngoài việc cấp, thu hồi giấy phép thành lập nhà xuất bản, giấy phép đặt văn phòng đại diện của nhà xuất bản nước ngoài tại Việt Nam..., Bộ Thông tin và Truyền thông còn cấp, thu hồi giấy phép nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh.
* Xuất bản phẩm quy định tại Điều 4 - Luật Xuất bản được thể hiện dưới các hình thức sau đây:
1. Sách, kể cả sách cho người khiếm thị, sách điện tử.
2. Tranh, ảnh, bản đồ, áp phích; tờ rời, tờ gấp có nội dung quy định tại Điều 4 - Luật Xuất bản.
3. Lịch các loại dưới dạng xuất bản phẩm.
4. Băng âm thanh, đĩa âm thanh, băng hình, đĩa hình của nhà xuất bản có nội dung thay sách hoặc minh hoạ cho sách.