Phiên chào sàn gây ấn tượng của VIB
Cổ phiếu của một trong những ngân hàng có cổ tức cao nhất những năm gần đây chính thức chào sàn
Ngày 9/1, hơn 564 triệu cổ phiếu với mã chứng khoán VIB của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc Tế (VIB) đã chính thức giao dịch trên sàn UPCoM.
Giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên là 17.000 đồng/cổ phiếu. Mức giá cao nhất trong phiên chào sàn của cổ phiếu VIB lên tới 23.800 đồng/cổ phiếu, giá đóng cửa ở mức 18.500 đồng/cổ phiếu, tăng 8,8%.
Đó là kết quả ghi nhận ban đầu từ thị trường và nhà đầu tư về một cổ phiếu ngân hàng có tình hình tài chính chắc chắn, hoạt động kinh doanh ổn định và đặc biệt là có mức chi trả cổ tức rất cao trong hệ thống các ngân hàng thương mại cổ phần những năm gần đây.
Theo số liệu báo cáo tài chính hợp nhất trước kiểm toán, lợi nhuận năm 2016 trước dự phòng của VIB đạt 1.300 tỷ, lợi nhuận trước thuế đạt 702 tỷ, đạt 104% so với kế hoạch do đại hội đồng cổ đông giao từ đầu năm, cao hơn 7% so với năm 2015.
Tổng dư nợ tín dụng đến cuối 2016 của VIB đạt xấp xỉ 68.000 tỷ, tăng trưởng gần 25% so với năm 2015, là năm thứ hai liên tiếp VIB đạt mức tăng trưởng này.
Tổng tài sản của VIB đến cuối 2016 đạt xấp xỉ 105.000 tỷ đồng; tỷ lệ nợ xấu tiếp tục được kiểm soát dưới 3%; chỉ số cho vay so với tổng tiền gửi (LDR) được giữ ở mức 66%, so với trần theo quy định của Ngân hàng Nhà nước là 80%.
Kết thúc năm 2016, tổng vốn chủ sở hữu của VIB đạt trên 8.700 tỷ đồng, ngân hàng đã hoàn tất việc tăng vốn điều lệ 5.644 tỷ đồng theo kế hoạch được đại hội đồng cổ đông thông qua và chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước.
Đáng chú ý, trong số 10 ngân hàng thương mại được Ngân hàng Nhà nước chọn để triển khai thí điểm chuẩn mực quản trị quốc tế Basel 2, VIB là ngân hàng có mức độ sẵn sàng cao với hệ số an toàn vốn theo chuẩn này ước tính gần nhất có thể đạt trên 10%.
Những năm gần đây, VIB cũng là một trong những thành viên được các hãng xếp hạng tín nhiệm quốc tế đánh giá ở vị trí hàng đầu trong hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam.
Với cổ đông và nhà đầu tư, đây là một trong số ít các ngân hàng thương mại luôn có tỷ lệ chi trả cổ tức rất cao những năm gần đây, như năm 2014 là 23,5% và năm 2015 là 25%, bao gồm cả tiền mặt và cổ phiếu thưởng.
Theo ông Hàn Ngọc Vũ, Tổng giám đốc VIB, việc đưa cổ phiếu lên giao dịch trên sàn chứng khoán tập trung nhằm mục tiêu chia sẻ minh bạch các thông tin về hoạt động của ngân hàng, giá cổ phiếu, giá trị vốn hoá thị trường, thanh khoản của cổ phiếu VIB, giúp các nhà đầu tư dễ dàng hơn trong việc ra quyết định đầu tư.
Ông Vũ cũng cho biết, trong năm 2017, VIB đặt mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận cao hơn 10% so với kế hoạch 2016. Ngân hàng sẽ tiếp tục tập trung phát triển các hoạt động ngân hàng cốt lõi, tập trung vào khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs), doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trong đó sẽ chú trọng phát triển các giải pháp sáng tạo, sử dụng công nghệ nhiều hơn để tối ưu năng suất lao động, tăng doanh thu và tiết kiệm chi phí.
Giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên là 17.000 đồng/cổ phiếu. Mức giá cao nhất trong phiên chào sàn của cổ phiếu VIB lên tới 23.800 đồng/cổ phiếu, giá đóng cửa ở mức 18.500 đồng/cổ phiếu, tăng 8,8%.
Đó là kết quả ghi nhận ban đầu từ thị trường và nhà đầu tư về một cổ phiếu ngân hàng có tình hình tài chính chắc chắn, hoạt động kinh doanh ổn định và đặc biệt là có mức chi trả cổ tức rất cao trong hệ thống các ngân hàng thương mại cổ phần những năm gần đây.
Theo số liệu báo cáo tài chính hợp nhất trước kiểm toán, lợi nhuận năm 2016 trước dự phòng của VIB đạt 1.300 tỷ, lợi nhuận trước thuế đạt 702 tỷ, đạt 104% so với kế hoạch do đại hội đồng cổ đông giao từ đầu năm, cao hơn 7% so với năm 2015.
Tổng dư nợ tín dụng đến cuối 2016 của VIB đạt xấp xỉ 68.000 tỷ, tăng trưởng gần 25% so với năm 2015, là năm thứ hai liên tiếp VIB đạt mức tăng trưởng này.
Tổng tài sản của VIB đến cuối 2016 đạt xấp xỉ 105.000 tỷ đồng; tỷ lệ nợ xấu tiếp tục được kiểm soát dưới 3%; chỉ số cho vay so với tổng tiền gửi (LDR) được giữ ở mức 66%, so với trần theo quy định của Ngân hàng Nhà nước là 80%.
Kết thúc năm 2016, tổng vốn chủ sở hữu của VIB đạt trên 8.700 tỷ đồng, ngân hàng đã hoàn tất việc tăng vốn điều lệ 5.644 tỷ đồng theo kế hoạch được đại hội đồng cổ đông thông qua và chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước.
Đáng chú ý, trong số 10 ngân hàng thương mại được Ngân hàng Nhà nước chọn để triển khai thí điểm chuẩn mực quản trị quốc tế Basel 2, VIB là ngân hàng có mức độ sẵn sàng cao với hệ số an toàn vốn theo chuẩn này ước tính gần nhất có thể đạt trên 10%.
Những năm gần đây, VIB cũng là một trong những thành viên được các hãng xếp hạng tín nhiệm quốc tế đánh giá ở vị trí hàng đầu trong hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam.
Với cổ đông và nhà đầu tư, đây là một trong số ít các ngân hàng thương mại luôn có tỷ lệ chi trả cổ tức rất cao những năm gần đây, như năm 2014 là 23,5% và năm 2015 là 25%, bao gồm cả tiền mặt và cổ phiếu thưởng.
Theo ông Hàn Ngọc Vũ, Tổng giám đốc VIB, việc đưa cổ phiếu lên giao dịch trên sàn chứng khoán tập trung nhằm mục tiêu chia sẻ minh bạch các thông tin về hoạt động của ngân hàng, giá cổ phiếu, giá trị vốn hoá thị trường, thanh khoản của cổ phiếu VIB, giúp các nhà đầu tư dễ dàng hơn trong việc ra quyết định đầu tư.
Ông Vũ cũng cho biết, trong năm 2017, VIB đặt mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận cao hơn 10% so với kế hoạch 2016. Ngân hàng sẽ tiếp tục tập trung phát triển các hoạt động ngân hàng cốt lõi, tập trung vào khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs), doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trong đó sẽ chú trọng phát triển các giải pháp sáng tạo, sử dụng công nghệ nhiều hơn để tối ưu năng suất lao động, tăng doanh thu và tiết kiệm chi phí.