Phó tổng thống Mỹ đọc Kiều trong tiệc chiêu đãi Tổng bí thư
“Trời còn để có hôm nay / Tan sương đầu ngõ vén mây giữa trời”
Phó tổng thống Mỹ Joe Biden đã ca ngợi triển vọng tương lai trong quan hệ Việt-Mỹ, sau khi tham dự cuộc gặp đầu tiên giữa Tổng thống Barack Obama và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nhà Trắng ngày 7/7, tờ The Diplomat cho biết.
Theo tờ báo này, ông Biden - người đã lên tiếng kêu gọi chấm dứt cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam khi ông lần đầu trúng cử Thượng nghị sỹ vào năm 1972 - nói rằng, điều tuyệt vời là ông được đứng bên Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nhân dịp hai nước kỷ niệm 20 năm ngày bình thường hóa quan hệ ngoại giao, với “không gì khác ngoài triển vọng tương lai” trong mối mối quan hệ song phương giữa hai nước.
Với tất cả những gì đã đạt được tính tới thời điểm này, ông Biden nói rằng cả Tổng thống Obama và ông cùng tin đây mới chỉ là sự khởi đầu của một mối quan hệ.
“Với những gì đã đạt được trong hai thập kỷ qua, tôi tin, và quan trọng hơn là ngài Tổng thống cũng tin rằng mối quan hệ của chúng ta mới chỉ bắt đầu”, ông Biden nói trong buổi tiệc trưa chiêu đãi trọng thể Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và đoàn đại biểu Việt Nam.
Do Phó tổng thống Mỹ chủ trì, buổi tiệc có sự tham dự buổi tiệc có 250 đại biểu, gồm nhiều chính khách, quan chức, đại diện các tổ chức xã hội và doanh nghiệp Hoa Kỳ và Việt Nam.
Trước đó, trong cuộc hội đàm tại Nhà Trắng, ông Obama nói, tương tác giữa ông với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã mở ra cơ hội tốt cho cả hai bên đưa ra tầm nhìn tương lai cho mối quan hệ đối tác toàn diện ký kết vào năm 2013.
Như một bằng chứng về triển vọng tương lai này, Mỹ và Việt Nam đã ký kết một loạt thỏa thuận nhằm tăng cường hơn nữa quan hệ song phương. Hai bên đã ký biên bản ghi nhớ (MoU) về ngăn chặn, phát hiện sớm và phản ứng trước các bệnh dịch nguy hiểm, trao đổi các đoàn quốc phòng và quân sự về gìn giữ hòa bình. Hai bên cũng nhất trí về thỏa thuận tránh đánh thuế hai lần và thúc đẩy an toàn hàng không.
Ngoài ra, Phó tổng thống Biden tuyên bố Chính phủ Việt Nam sẽ cấp phép đầu tư xây dựng một học xá mới của Đại học Fulbright tại Việt Nam trên diện tích 15 ha trong khu công nghệ cao Sài Gòn.
Các thỏa thuận thương mại khác dự kiến sẽ được hai bên tiếp tục ký kết vào ngày mai tại một sự kiện do Hội đồng Kinh doanh Mỹ-ASEAN và Hội đồng Thương mại Mỹ tổ chức.
Trong buổi tiệc chiêu đãi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và đoàn Việt Nam, ông Biden cũng nhấn mạnh mối quan hệ ngày càng sâu sắc giữa tập đoàn sản xuất máy bay Boeing và hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines. Ngày 6/7, Boeing đã tổ chức lễ bàn giao chiếc máy bay Boeing 787 Dreamliner đầu tiên trong tổng số 19 máy bay mới sản xuất cho Vietnam Airlines. Lễ bàn giao đã diễn ra với sự chứng kiến của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tại sân bay Ronald Reagan ở Washington.
Phó tổng thống Biden cho biết, mục tiêu chính của quan hệ Mỹ-Việt trong năm 2015 là đẩy mạnh quan hệ kinh tế, trong đó có đảm bảo hoàn tất đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) với 12 thành viên.
“Vẫn còn nhiều việc phải làm, nhưng sau 5 năm đàm phán, chúng tôi hy vọng có thể đạt được mục tiêu này trong những tuần sắp tới”, ông Biden nói.
Theo Phó tổng thống Mỹ, hợp tác giữa hai nước sẽ tiếp tục phát triển ở nhiều lĩnh vực bao gồm quốc phòng, an ninh trên biển, các chương trình hạt nhân dân sự, hỗ trợ nhân đảo và giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra, chống biến đổi khí hậu, phát triển bền vững và năng lượng sạch ở khu vực sông Mekong.
Ngoài ra, Việt Nam và Mỹ cũng sẽ tiếp tục hợp tác ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương trong bối cảnh Mỹ tái cân bằng về phía khu vực này, nơi cả hai nước cùng có một số lợi ích tương đồng, bao gồm hòa bình, ổn định trng khu vực cũng như sự thịnh vượng của Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
Ngầm nhắc tới tầm quan trọng của chuyến thăm Mỹ mang tính lịch sử của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Phó tổng thống Mỹ nói một phần quan trọng của việc tăng cường mối quan hệ song phương giữa hai nước là xây dựng những mối quan hệ cá nhân.
Dựa trên câu nói nổi tiếng của cựu Chủ tịch Hạ viện Mỹ Tipp O’Neill rằng “all politics is local” (tạm dịch: “mọi vấn đề chính trị đều là vấn đề mang tính địa phương”), ông Biden nói “all politics is personal” (tạm dịch: “mọi vấn đề chính trị đều mang dấu ấn cá nhân”). Theo Phó tổng thống Mỹ, điều này đặc biệt đúng trong thực thi chính sách đối ngoại, bởi việc này bắt đầu từ việc xây dựng niềm tin giữa các cá nhân với nhau.
“Trừ phi xây dựng được một mối quan hệ cá nhân, rất khó để có thể xây dựng niềm tin. Và đó chính là những gì mà mọi thỏa thuận đều phải dựa vào”, ông Biden nói.
Khép lại bài phát biểu tại tiệc chiêu đãi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và đoàn Việt Nam, ông Biden đã đọc hai câu thơ trong tác phẩm Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du để mô tả quan hệ Việt - Mỹ: “Trời còn để có hôm nay / Tan sương đầu ngõ vén mây giữa trời”.
Theo tờ báo này, ông Biden - người đã lên tiếng kêu gọi chấm dứt cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam khi ông lần đầu trúng cử Thượng nghị sỹ vào năm 1972 - nói rằng, điều tuyệt vời là ông được đứng bên Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nhân dịp hai nước kỷ niệm 20 năm ngày bình thường hóa quan hệ ngoại giao, với “không gì khác ngoài triển vọng tương lai” trong mối mối quan hệ song phương giữa hai nước.
Với tất cả những gì đã đạt được tính tới thời điểm này, ông Biden nói rằng cả Tổng thống Obama và ông cùng tin đây mới chỉ là sự khởi đầu của một mối quan hệ.
“Với những gì đã đạt được trong hai thập kỷ qua, tôi tin, và quan trọng hơn là ngài Tổng thống cũng tin rằng mối quan hệ của chúng ta mới chỉ bắt đầu”, ông Biden nói trong buổi tiệc trưa chiêu đãi trọng thể Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và đoàn đại biểu Việt Nam.
Do Phó tổng thống Mỹ chủ trì, buổi tiệc có sự tham dự buổi tiệc có 250 đại biểu, gồm nhiều chính khách, quan chức, đại diện các tổ chức xã hội và doanh nghiệp Hoa Kỳ và Việt Nam.
Trước đó, trong cuộc hội đàm tại Nhà Trắng, ông Obama nói, tương tác giữa ông với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã mở ra cơ hội tốt cho cả hai bên đưa ra tầm nhìn tương lai cho mối quan hệ đối tác toàn diện ký kết vào năm 2013.
Như một bằng chứng về triển vọng tương lai này, Mỹ và Việt Nam đã ký kết một loạt thỏa thuận nhằm tăng cường hơn nữa quan hệ song phương. Hai bên đã ký biên bản ghi nhớ (MoU) về ngăn chặn, phát hiện sớm và phản ứng trước các bệnh dịch nguy hiểm, trao đổi các đoàn quốc phòng và quân sự về gìn giữ hòa bình. Hai bên cũng nhất trí về thỏa thuận tránh đánh thuế hai lần và thúc đẩy an toàn hàng không.
Ngoài ra, Phó tổng thống Biden tuyên bố Chính phủ Việt Nam sẽ cấp phép đầu tư xây dựng một học xá mới của Đại học Fulbright tại Việt Nam trên diện tích 15 ha trong khu công nghệ cao Sài Gòn.
Các thỏa thuận thương mại khác dự kiến sẽ được hai bên tiếp tục ký kết vào ngày mai tại một sự kiện do Hội đồng Kinh doanh Mỹ-ASEAN và Hội đồng Thương mại Mỹ tổ chức.
Trong buổi tiệc chiêu đãi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và đoàn Việt Nam, ông Biden cũng nhấn mạnh mối quan hệ ngày càng sâu sắc giữa tập đoàn sản xuất máy bay Boeing và hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines. Ngày 6/7, Boeing đã tổ chức lễ bàn giao chiếc máy bay Boeing 787 Dreamliner đầu tiên trong tổng số 19 máy bay mới sản xuất cho Vietnam Airlines. Lễ bàn giao đã diễn ra với sự chứng kiến của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tại sân bay Ronald Reagan ở Washington.
Phó tổng thống Biden cho biết, mục tiêu chính của quan hệ Mỹ-Việt trong năm 2015 là đẩy mạnh quan hệ kinh tế, trong đó có đảm bảo hoàn tất đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) với 12 thành viên.
“Vẫn còn nhiều việc phải làm, nhưng sau 5 năm đàm phán, chúng tôi hy vọng có thể đạt được mục tiêu này trong những tuần sắp tới”, ông Biden nói.
Theo Phó tổng thống Mỹ, hợp tác giữa hai nước sẽ tiếp tục phát triển ở nhiều lĩnh vực bao gồm quốc phòng, an ninh trên biển, các chương trình hạt nhân dân sự, hỗ trợ nhân đảo và giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra, chống biến đổi khí hậu, phát triển bền vững và năng lượng sạch ở khu vực sông Mekong.
Ngoài ra, Việt Nam và Mỹ cũng sẽ tiếp tục hợp tác ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương trong bối cảnh Mỹ tái cân bằng về phía khu vực này, nơi cả hai nước cùng có một số lợi ích tương đồng, bao gồm hòa bình, ổn định trng khu vực cũng như sự thịnh vượng của Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
Ngầm nhắc tới tầm quan trọng của chuyến thăm Mỹ mang tính lịch sử của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Phó tổng thống Mỹ nói một phần quan trọng của việc tăng cường mối quan hệ song phương giữa hai nước là xây dựng những mối quan hệ cá nhân.
Dựa trên câu nói nổi tiếng của cựu Chủ tịch Hạ viện Mỹ Tipp O’Neill rằng “all politics is local” (tạm dịch: “mọi vấn đề chính trị đều là vấn đề mang tính địa phương”), ông Biden nói “all politics is personal” (tạm dịch: “mọi vấn đề chính trị đều mang dấu ấn cá nhân”). Theo Phó tổng thống Mỹ, điều này đặc biệt đúng trong thực thi chính sách đối ngoại, bởi việc này bắt đầu từ việc xây dựng niềm tin giữa các cá nhân với nhau.
“Trừ phi xây dựng được một mối quan hệ cá nhân, rất khó để có thể xây dựng niềm tin. Và đó chính là những gì mà mọi thỏa thuận đều phải dựa vào”, ông Biden nói.
Khép lại bài phát biểu tại tiệc chiêu đãi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và đoàn Việt Nam, ông Biden đã đọc hai câu thơ trong tác phẩm Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du để mô tả quan hệ Việt - Mỹ: “Trời còn để có hôm nay / Tan sương đầu ngõ vén mây giữa trời”.