Phố Wall bật mạnh sau tín hiệu mới từ Âu châu
Hy vọng khủng hoảng nợ châu Âu sớm được ngăn chặn, các chỉ số chứng khoán Mỹ tăng điểm mạnh nhất trong hơn hai tuần qua
Các chỉ số chứng khoán Mỹ có phiên tăng điểm mạnh nhất trong hơn hai tuần qua, sau khi các quan chức châu Âu cam kết hành động ngăn chặn khủng hoảng nợ của khu vực. Đáng chú ý, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng hơn 272 điểm.
Hôm qua, thị trường phản ứng tích cực sau thông tin rằng kế hoạch chi tiết về việc sử dụng đòn bẩy nợ để gia tăng quy mô của Quỹ bình ổn tài chính châu Âu (ESSF) từ 440 tỷ Euro lên 2,000 tỷ Euro đang được soạn thảo. Bên cạnh đó, khả năng 50% số nợ của Hy Lạp sẽ được xxóa bỏ cũng góp phần mang lại thêm lạc quan cho nhà đầu tư.
Cuối tuần trước, phát biểu tại cuộc họp các lãnh đạo tài chính toàn cầu ở Washington, các bộ trưởng châu Âu nói rằng sẽ thực hiện các bước đi mạnh mẽ hơn để ngăn chặn khủng hoảng nợ đang đe dọa tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Hôm qua, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã lên tiếng kêu gọi châu Âu hành động nhanh hơn để giải quyết các vấn đề.
"Những tin tức từ châu Âu đã mang lại cho giới đầu tư hy vọng về việc các nhà chính trị và các thống đốc ngân hàng trung ương ở lục địa này sẽ cùng nhau hành động", Channing Smith, giám đốc quản lý của hãng tư vấn Capital cho biết. Chỉ số VIX đo lường trạng thái bất ổn của Phố Wall giảm 5,4% trong ngày.
Chốt phiên giao dịch ngày 26/9, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 272,38 điểm, tương ứng 2,5%, lên 11.043,86 điểm, mức tăng lớn nhất kể từ ngày 7/9 tới nay. Chỉ số S&P 500 tăng 26,52 điểm, tương ứng 2,3%, lên 1.162,95 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 33,46 điểm, tương ứng 1,4%, lên 2.516,69 điểm.
Tất cả 10 nhóm cổ phiếu công nghiệp thuộc chỉ số S&P 500 đều tăng điểm. Tuy nhiên, nhóm cổ phiếu tài chính mới là bội thu nhất, khi tăng 4,4% trong phiên. Với hy vọng về một giải pháp cho châu Âu, giới đầu tư đã tăng mua cổ phiếu của nhóm ngành này. Trong đó, đáng chú ý có cổ phiếu của Huntington Bancshares tăng 8,3%, SunTrust Banks tăng 8%.
Diễn biến cùng chiều với thị trường Mỹ, các sàn châu Âu tăng khá mạnh trong phiên giao dịch đầu tuần. Chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 22,56 điểm, tương ứng 0,45%, lên chốt ở mức 5.089,37 điểm. Chỉ số CAC 40 của Pháp cộng 49,23 điểm, tương ứng 1,75%, lên 2.859,34 điểm. Chỉ số DAX của Đức tiến 149 điểm, tương ứng 2,87% lên 5.345,56 điểm.
Các thị trường chứng khoán châu Á - Thái Bình Dương giảm điểm mạnh trong phiên giao dịch ngày 26/9, do nhà đầu tư tiếp tục bất an về cuộc khủng hoảng nợ công dai dẳng ở châu Âu và nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu. Chỉ số MSCI của khu vực này (không bao gồm Nhật Bản) giảm 3,5%, xuống mức thấp nhất trong vòng 16 tháng.
Thị trường Hàn Quốc dẫn đầu khu vực về mức giảm điểm, với chỉ số Kospi hạ 44,73 điểm, tương ứng 2,64%, xuống 1.652,71 điểm. Chỉ số Taiex của Đài Loan giảm 169,1 điểm, tương ứng 2,4%, xuống 6.877,12 điểm. Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 186,13 điểm, tương ứng 2,17%, xuống 8.374,13 điểm, mức thấp nhất kể từ ngày 1/4/2009.
Các thị trường Trung Quốc, Hồng Kông và Singapore giảm nhẹ hơn, với biên độ hơn 1%. Cụ thể, chỉ số Straits Times của Singapore giảm 1,65% xuống chốt ở 2.654,31 điểm. Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc giảm 1,64%, xuống 2.393,18 điểm. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông hạ 261,03 điểm, tương ứng 1,48%, xuống 17.407,8 điểm.
Hôm qua, thị trường phản ứng tích cực sau thông tin rằng kế hoạch chi tiết về việc sử dụng đòn bẩy nợ để gia tăng quy mô của Quỹ bình ổn tài chính châu Âu (ESSF) từ 440 tỷ Euro lên 2,000 tỷ Euro đang được soạn thảo. Bên cạnh đó, khả năng 50% số nợ của Hy Lạp sẽ được xxóa bỏ cũng góp phần mang lại thêm lạc quan cho nhà đầu tư.
Cuối tuần trước, phát biểu tại cuộc họp các lãnh đạo tài chính toàn cầu ở Washington, các bộ trưởng châu Âu nói rằng sẽ thực hiện các bước đi mạnh mẽ hơn để ngăn chặn khủng hoảng nợ đang đe dọa tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Hôm qua, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã lên tiếng kêu gọi châu Âu hành động nhanh hơn để giải quyết các vấn đề.
"Những tin tức từ châu Âu đã mang lại cho giới đầu tư hy vọng về việc các nhà chính trị và các thống đốc ngân hàng trung ương ở lục địa này sẽ cùng nhau hành động", Channing Smith, giám đốc quản lý của hãng tư vấn Capital cho biết. Chỉ số VIX đo lường trạng thái bất ổn của Phố Wall giảm 5,4% trong ngày.
Chốt phiên giao dịch ngày 26/9, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 272,38 điểm, tương ứng 2,5%, lên 11.043,86 điểm, mức tăng lớn nhất kể từ ngày 7/9 tới nay. Chỉ số S&P 500 tăng 26,52 điểm, tương ứng 2,3%, lên 1.162,95 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 33,46 điểm, tương ứng 1,4%, lên 2.516,69 điểm.
Tất cả 10 nhóm cổ phiếu công nghiệp thuộc chỉ số S&P 500 đều tăng điểm. Tuy nhiên, nhóm cổ phiếu tài chính mới là bội thu nhất, khi tăng 4,4% trong phiên. Với hy vọng về một giải pháp cho châu Âu, giới đầu tư đã tăng mua cổ phiếu của nhóm ngành này. Trong đó, đáng chú ý có cổ phiếu của Huntington Bancshares tăng 8,3%, SunTrust Banks tăng 8%.
Diễn biến cùng chiều với thị trường Mỹ, các sàn châu Âu tăng khá mạnh trong phiên giao dịch đầu tuần. Chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 22,56 điểm, tương ứng 0,45%, lên chốt ở mức 5.089,37 điểm. Chỉ số CAC 40 của Pháp cộng 49,23 điểm, tương ứng 1,75%, lên 2.859,34 điểm. Chỉ số DAX của Đức tiến 149 điểm, tương ứng 2,87% lên 5.345,56 điểm.
Các thị trường chứng khoán châu Á - Thái Bình Dương giảm điểm mạnh trong phiên giao dịch ngày 26/9, do nhà đầu tư tiếp tục bất an về cuộc khủng hoảng nợ công dai dẳng ở châu Âu và nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu. Chỉ số MSCI của khu vực này (không bao gồm Nhật Bản) giảm 3,5%, xuống mức thấp nhất trong vòng 16 tháng.
Thị trường Hàn Quốc dẫn đầu khu vực về mức giảm điểm, với chỉ số Kospi hạ 44,73 điểm, tương ứng 2,64%, xuống 1.652,71 điểm. Chỉ số Taiex của Đài Loan giảm 169,1 điểm, tương ứng 2,4%, xuống 6.877,12 điểm. Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 186,13 điểm, tương ứng 2,17%, xuống 8.374,13 điểm, mức thấp nhất kể từ ngày 1/4/2009.
Các thị trường Trung Quốc, Hồng Kông và Singapore giảm nhẹ hơn, với biên độ hơn 1%. Cụ thể, chỉ số Straits Times của Singapore giảm 1,65% xuống chốt ở 2.654,31 điểm. Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc giảm 1,64%, xuống 2.393,18 điểm. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông hạ 261,03 điểm, tương ứng 1,48%, xuống 17.407,8 điểm.
Thị trường | Chỉ số | Phiên trước | Đóng cửa | Tăng/giảm (điểm) | Tăng/giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 10.771,50 | 11.043,90 | 272,38 | 2,53 |
S&P 500 | 1.136,43 | 1.162,95 | 26,52 | 2,33 | |
Nasdaq | 2.483,23 | 2.516,69 | 33,46 | 1,35 | |
Anh | FTSE 100 | 5.066,81 | 5.089,37 | 22,56 | 0,45 |
Pháp | CAC 40 | 2.810,11 | 2.859,34 | 49,23 | 1,75 |
Đức | DAX | 5.196,56 | 5.345,56 | 149,00 | 2,87 |
Nhật Bản | Nikkei 225 | 8.560,26 | 8.374,13 | 186,13 | 2,17 |
Hồng Kông | Hang Seng | 17.668,80 | 17.407,80 | 261,03 | 1,48 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 2.433,16 | 2.393,18 | 39,98 | 1,64 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 7.046,22 | 6.877,12 | 169,10 | 2,40 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.697,44 | 1.652,71 | 44,73 | 2,64 |
Singapore | Straits Times | 2.698,80 | 2.654,31 | 44,49 | 1,65 |
Nguồn: CNBC, Market Watch. |