Phố Wall chấm dứt chuỗi 6 tuần tăng điểm
Ngày 24/4, dù sắc xanh vẫn hiện diện nhưng Dow Jones và S&P 500 đã không duy trì được đà tăng của tuần thứ 7
Ngày 24/4, dù sắc xanh vẫn hiện diện nhưng Dow Jones và S&P 500 đã không duy trì được đà tăng của tuần thứ 7.
Hôm thứ Sáu, Bộ Thương mại Mỹ cho biết, số đơn đặt hàng lâu bền như ôtô, máy bay, đồ điện lạnh... tại các nhà máy ở nước này trong tháng 3/2009 đã giảm 0,8%, sau khi tăng 2,1% trong tháng 2/2009.
Cùng ngày, số liệu được Bộ này công bố cho thấy, doanh số bán nhà mới trong tháng 3 ở nước này đã giảm 0,6%, sau khi tăng 4,7% trong tháng 2. Như vậy, giá trung bình một ngôi nhà mới trong tháng 3 đã giảm xuống 201.400 USD, từ mức 208.700 USD/ngôi nhà, căn hộ.
Khởi sắc phiên cuối tuần
Ngày 24/4, Ford Motor công bố mức lỗ ròng trong quý 1/2009 là 1,43 tỷ USD, tương đương 60 cent/cổ phiếu - giảm mạnh so với mức lãi 70 triệu USD, tương đương 3 cent/cổ phiếu của cùng kỳ năm ngoái. Doanh thu của hãng đạt 24,8 tỷ USD, từ mức 39,2 tỷ USD trong quý 1/2008.
Merrill Lynch cũng vừa đưa ra khuyến nghị nên mua cổ phiếu Ford và mức giá kỳ vọng bán là 7,5 USD/cổ phiếu. Cổ phiếu Ford phiên này tăng 11,4% lên 5 USD/cổ phiếu, sau khi hãng cho biết sẽ không cần tìm kiếm sự cứu trợ từ Chính phủ Mỹ.
Cùng ngày, Tập đoàn 3M cho biết lợi nhuận sau thuế quý 1/2009 của hãng đã giảm 48% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống 518 triệu USD, tương đương 74 cent/cổ phiếu. 3M đưa ra dự báo lợi nhuận trong năm 2009 của hãng sẽ đạt từ 3,9 - 4,3 USD/cổ phiếu thay vì mức dự báo 4,3 - 4,7 USD/cổ phiếu được đưa ra trước đó. Kết thúc phiên, cổ phiếu Tập đoàn 3M (NYSE-MMM) tăng 5,15% lên 57 USD/cổ phiếu.
Chứng khoán Mỹ đã tăng điểm phiên cuối tuần sau khi nhiều công ty công bố kết quả kinh doanh vượt mong đợi của giới phân tích.
Tuy lên điểm phiên cuối tuần nhưng hai chỉ số chính là Dow Jones và S&P 500 đã không thể có tuần tăng điểm thứ bảy liên tiếp, điều đó có nghĩa đà tăng 6 tuần liên tiếp của chứng khoán Mỹ đã chính thức kết thúc.
Cổ phiếu của American Express tạo sức nâng đỡ lớn nhất đối với chỉ số Dow Jones khi tăng gần 21% lên 25,3 USD/cổ phiếu, sau khi hãng báo cáo kết quả kinh doanh đáp ứng được kỳ vọng của giới phân tích.
Chỉ số KBW ngân hàng phiên này tăng 2,9%, trong đó cổ phiếu Bank of America lên 3,17%, cổ phiếu JPMorgan tiến thêm 0,51%, cổ phiếu Wells Fargo tăng 6,52%...
Trong tuần, chỉ số Dow Jones giảm 0,68%, chỉ số S&P 500 mất 0,39% và chỉ số Nasdaq lên 1,27% - tiếp tục tăng điểm tuần thứ bảy liên tiếp.
Như vậy, so với đầu năm 2009, chỉ số Dow Jones giảm 7,98%, chỉ số S&P 500 mất 4,1% và chỉ số Nasdaq tăng 7,44%.
Điểm qua kết quả giao dịch ngày 24/4: chỉ số Dow Jones tăng 119,23 điểm, tương đương 1,5%, chốt ở mức 8.076,29.
Chỉ số Nasdaq phiên này lên 42,08 điểm, tương đương 2,55%, chốt ở mức 1.694,29.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 tiến thêm 14,3 điểm, tương đương 1,68%, đóng cửa ở mức 855,22.
Khối lượng giao dịch trên sàn New York đạt 1,73 tỷ cổ phiếu, thị trường có 2.332 cổ phiếu lên điểm và có 703 cổ phiếu giảm điểm. Khối lượng giao dịch thành công trên sàn Nasdaq đạt 2,53 tỷ cổ phiếu, thị trường có 1.945 cổ phiếu tăng điểm và có 762 cổ phiếu mất điểm.
* Những thông tin đáng chú ý tuần tới:
Thứ Hai: Báo cáo về tình hình sản xuất ở Dallas; công bố kết quả kinh doanh của Verizon.
Thứ Ba: Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) khai mạc hội nghị diễn ra trong 2 ngày; công bố chỉ số nhà ở Case-Shiller; Conference Board công bố chỉ số niềm tin người tiêu dùng; kết quả kinh doanh của Pfizer, Bristol-Myers, US Steel và Sun Micro.
Thứ Tư: Công bố số liệu về GDP quý 1/2009 của Mỹ; FED công bố quyết định về lãi suất; kết quả kinh doanh của General Dynamics, Time Warner, Starbucks và Visa.
Thứ Năm: Báo cáo số liệu những người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu; số liệu về chi tiêu và thu nhập của người dân Mỹ; kết quả kinh doanh của ExxonMobil, Cardinal Health, Colgate-Palmolive, Ericsson, Motorola, Viacom và MetLife.
Thứ Sáu: Công bố số liệu về doanh số bán xe ôtô; số liệu về chỉ số ISM ngành sản xuất công nghiệp; các đơn đặt hàng từ nhà máy ở Mỹ; trường Đại học Michigan và hãng tin Reuters công bố kết quả thăm dò về lòng tin của người tiêu dùng; kết quả kinh doanh của Chevron, Clorox, MasterCard và Simon Property.
Chứng khoán châu Á chấm dứt chuỗi 6 tuần lên điểm
Hầu hết các thị trường chứng khoán châu Á đều có tuần giảm điểm đầu tiên sau sáu tuần khởi sắc trước đó.
Chứng khoán Nhật đã giảm điểm phiên cuối tuần, đưa chỉ số Nikkei 225 mất 2,2% giá trị trong tuần. Trong phiên giao dịch hôm thứ Sáu, cổ phiếu của nhiều hãng sản xuất thép và ôtô đều giảm điểm trước kết quả kinh doanh không khả quan và thông tin nhà sản xuất xe ôtô Mỹ - Chrysler đang đứng trước nguy cơ phải nộp đơn xin bảo hộ phá sản.
Cổ phiếu của nhà sản xuất thép JFE Holdings đã giảm 3,1%, cổ phiếu Nippon Steel mất 4,2%; cổ phiếu Honda trượt 2,9%, cổ phiếu Nissan hạ 4,8% và cổ phiếu Toyota xuống 2,1%.
Tuy nhiên, cổ phiếu khối ngân hàng phiên này lại tăng điểm do kết quả kinh doanh của nhiều ngân hàng địa phương ở Mỹ vượt dự báo. Cổ phiếu Mizuho Financial Group lên 3,7%, cổ phiếu Sumitomo Mitsui Financial Group tiến thêm 4,6%,...
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 giảm 139,02 điểm, tương đương -1,57%, chốt ở mức 8.707,99. Khối lượng giao dịch đạt 2,7 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 3 cổ phiếu giảm điểm thì có 1 cổ phiếu lên điểm.
Chuyển qua thị trường khác, Hàn Quốc vừa thông báo GDP của nước này trong quý 1/2009 đã tăng trưởng 0,1%, đưa nền kinh tế lớn thứ tư châu Á thoát khỏi đà suy thoái sau khi đã tăng trưởng âm 5,1% trong quý 4/2008.
Việc hạ lãi suất cơ bản và gói kích thích kinh tế trị giá 37 tỷ USD thông qua việc giảm thuế và đầu tư vào cơ sở hạ tầng đã góp phần quan trọng đối với sự tăng trưởng của kinh tế nước này.
Kể từ tháng 10/2008, Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc đã cắt giảm lãi suất cơ bản từ 3,25% xuống 2%. Trong hai tháng qua, lãi suất cơ bản vẫn được giữ nguyên ở mức 2%/năm. Theo nhận định của giới phân tích, trong cuộc họp ngày 12/5 tới, rất có thể lãi suất cơ bản đối với đồng Won sẽ được hạ thấp hơn 2%/năm.
Trên thị trường chứng khoán, chỉ số KOSPI phiên cuối tuần đã giảm 14,7 điểm, tương đương -1,07%, chốt ở mức 1.354,1 - tăng 1,9% so với tuần trước và cao hơn 21% so với đầu năm 2009.
Điểm qua các thị trường khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan tăng 5,53 điểm, tương đương 0,09%, chốt ở mức 5.880,77 - tăng 2,18% so với tuần trước.
Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc phiên này giảm 15,36 điểm, tương đương -0,62%, chốt ở mức 2.448,59 - mất 2,21% so với tuần trước.
Chỉ số ASX của Australia giảm 27.60 điểm, tương đương -0,75%, chốt ở mức 3.668,2 - giảm 1,6% so với tuần trước.
Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông tiến thêm 44,39 điểm, tương đương 0,29%, chốt ở mức 15.258,85 - giảm 2,19% so với tuần trước.
Chỉ số Straits Times của Singapore giảm 8,06 điểm, tương đương -0,43%, chốt ở mức 1.851,92 - giảm 2,66% so với tuần trước.
Chỉ số BSE 30 của Ấn Độ tăng 129.97 điểm, tương đương 1,17%, chốt ở mức 11.264,96 - giảm 0,3% so với tuần trước.
Hôm thứ Sáu, Bộ Thương mại Mỹ cho biết, số đơn đặt hàng lâu bền như ôtô, máy bay, đồ điện lạnh... tại các nhà máy ở nước này trong tháng 3/2009 đã giảm 0,8%, sau khi tăng 2,1% trong tháng 2/2009.
Cùng ngày, số liệu được Bộ này công bố cho thấy, doanh số bán nhà mới trong tháng 3 ở nước này đã giảm 0,6%, sau khi tăng 4,7% trong tháng 2. Như vậy, giá trung bình một ngôi nhà mới trong tháng 3 đã giảm xuống 201.400 USD, từ mức 208.700 USD/ngôi nhà, căn hộ.
Khởi sắc phiên cuối tuần
Ngày 24/4, Ford Motor công bố mức lỗ ròng trong quý 1/2009 là 1,43 tỷ USD, tương đương 60 cent/cổ phiếu - giảm mạnh so với mức lãi 70 triệu USD, tương đương 3 cent/cổ phiếu của cùng kỳ năm ngoái. Doanh thu của hãng đạt 24,8 tỷ USD, từ mức 39,2 tỷ USD trong quý 1/2008.
Merrill Lynch cũng vừa đưa ra khuyến nghị nên mua cổ phiếu Ford và mức giá kỳ vọng bán là 7,5 USD/cổ phiếu. Cổ phiếu Ford phiên này tăng 11,4% lên 5 USD/cổ phiếu, sau khi hãng cho biết sẽ không cần tìm kiếm sự cứu trợ từ Chính phủ Mỹ.
Cùng ngày, Tập đoàn 3M cho biết lợi nhuận sau thuế quý 1/2009 của hãng đã giảm 48% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống 518 triệu USD, tương đương 74 cent/cổ phiếu. 3M đưa ra dự báo lợi nhuận trong năm 2009 của hãng sẽ đạt từ 3,9 - 4,3 USD/cổ phiếu thay vì mức dự báo 4,3 - 4,7 USD/cổ phiếu được đưa ra trước đó. Kết thúc phiên, cổ phiếu Tập đoàn 3M (NYSE-MMM) tăng 5,15% lên 57 USD/cổ phiếu.
Chứng khoán Mỹ đã tăng điểm phiên cuối tuần sau khi nhiều công ty công bố kết quả kinh doanh vượt mong đợi của giới phân tích.
Tuy lên điểm phiên cuối tuần nhưng hai chỉ số chính là Dow Jones và S&P 500 đã không thể có tuần tăng điểm thứ bảy liên tiếp, điều đó có nghĩa đà tăng 6 tuần liên tiếp của chứng khoán Mỹ đã chính thức kết thúc.
Cổ phiếu của American Express tạo sức nâng đỡ lớn nhất đối với chỉ số Dow Jones khi tăng gần 21% lên 25,3 USD/cổ phiếu, sau khi hãng báo cáo kết quả kinh doanh đáp ứng được kỳ vọng của giới phân tích.
Chỉ số KBW ngân hàng phiên này tăng 2,9%, trong đó cổ phiếu Bank of America lên 3,17%, cổ phiếu JPMorgan tiến thêm 0,51%, cổ phiếu Wells Fargo tăng 6,52%...
Trong tuần, chỉ số Dow Jones giảm 0,68%, chỉ số S&P 500 mất 0,39% và chỉ số Nasdaq lên 1,27% - tiếp tục tăng điểm tuần thứ bảy liên tiếp.
Biểu đồ diễn biến của chứng khoán Mỹ trong tuần - Nguồn: G.Finance.
Như vậy, so với đầu năm 2009, chỉ số Dow Jones giảm 7,98%, chỉ số S&P 500 mất 4,1% và chỉ số Nasdaq tăng 7,44%.
Điểm qua kết quả giao dịch ngày 24/4: chỉ số Dow Jones tăng 119,23 điểm, tương đương 1,5%, chốt ở mức 8.076,29.
Chỉ số Nasdaq phiên này lên 42,08 điểm, tương đương 2,55%, chốt ở mức 1.694,29.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 tiến thêm 14,3 điểm, tương đương 1,68%, đóng cửa ở mức 855,22.
Khối lượng giao dịch trên sàn New York đạt 1,73 tỷ cổ phiếu, thị trường có 2.332 cổ phiếu lên điểm và có 703 cổ phiếu giảm điểm. Khối lượng giao dịch thành công trên sàn Nasdaq đạt 2,53 tỷ cổ phiếu, thị trường có 1.945 cổ phiếu tăng điểm và có 762 cổ phiếu mất điểm.
* Những thông tin đáng chú ý tuần tới:
Thứ Hai: Báo cáo về tình hình sản xuất ở Dallas; công bố kết quả kinh doanh của Verizon.
Thứ Ba: Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) khai mạc hội nghị diễn ra trong 2 ngày; công bố chỉ số nhà ở Case-Shiller; Conference Board công bố chỉ số niềm tin người tiêu dùng; kết quả kinh doanh của Pfizer, Bristol-Myers, US Steel và Sun Micro.
Thứ Tư: Công bố số liệu về GDP quý 1/2009 của Mỹ; FED công bố quyết định về lãi suất; kết quả kinh doanh của General Dynamics, Time Warner, Starbucks và Visa.
Thứ Năm: Báo cáo số liệu những người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu; số liệu về chi tiêu và thu nhập của người dân Mỹ; kết quả kinh doanh của ExxonMobil, Cardinal Health, Colgate-Palmolive, Ericsson, Motorola, Viacom và MetLife.
Thứ Sáu: Công bố số liệu về doanh số bán xe ôtô; số liệu về chỉ số ISM ngành sản xuất công nghiệp; các đơn đặt hàng từ nhà máy ở Mỹ; trường Đại học Michigan và hãng tin Reuters công bố kết quả thăm dò về lòng tin của người tiêu dùng; kết quả kinh doanh của Chevron, Clorox, MasterCard và Simon Property.
Chứng khoán châu Á chấm dứt chuỗi 6 tuần lên điểm
Hầu hết các thị trường chứng khoán châu Á đều có tuần giảm điểm đầu tiên sau sáu tuần khởi sắc trước đó.
Chứng khoán Nhật đã giảm điểm phiên cuối tuần, đưa chỉ số Nikkei 225 mất 2,2% giá trị trong tuần. Trong phiên giao dịch hôm thứ Sáu, cổ phiếu của nhiều hãng sản xuất thép và ôtô đều giảm điểm trước kết quả kinh doanh không khả quan và thông tin nhà sản xuất xe ôtô Mỹ - Chrysler đang đứng trước nguy cơ phải nộp đơn xin bảo hộ phá sản.
Cổ phiếu của nhà sản xuất thép JFE Holdings đã giảm 3,1%, cổ phiếu Nippon Steel mất 4,2%; cổ phiếu Honda trượt 2,9%, cổ phiếu Nissan hạ 4,8% và cổ phiếu Toyota xuống 2,1%.
Tuy nhiên, cổ phiếu khối ngân hàng phiên này lại tăng điểm do kết quả kinh doanh của nhiều ngân hàng địa phương ở Mỹ vượt dự báo. Cổ phiếu Mizuho Financial Group lên 3,7%, cổ phiếu Sumitomo Mitsui Financial Group tiến thêm 4,6%,...
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 giảm 139,02 điểm, tương đương -1,57%, chốt ở mức 8.707,99. Khối lượng giao dịch đạt 2,7 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 3 cổ phiếu giảm điểm thì có 1 cổ phiếu lên điểm.
Chuyển qua thị trường khác, Hàn Quốc vừa thông báo GDP của nước này trong quý 1/2009 đã tăng trưởng 0,1%, đưa nền kinh tế lớn thứ tư châu Á thoát khỏi đà suy thoái sau khi đã tăng trưởng âm 5,1% trong quý 4/2008.
Việc hạ lãi suất cơ bản và gói kích thích kinh tế trị giá 37 tỷ USD thông qua việc giảm thuế và đầu tư vào cơ sở hạ tầng đã góp phần quan trọng đối với sự tăng trưởng của kinh tế nước này.
Kể từ tháng 10/2008, Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc đã cắt giảm lãi suất cơ bản từ 3,25% xuống 2%. Trong hai tháng qua, lãi suất cơ bản vẫn được giữ nguyên ở mức 2%/năm. Theo nhận định của giới phân tích, trong cuộc họp ngày 12/5 tới, rất có thể lãi suất cơ bản đối với đồng Won sẽ được hạ thấp hơn 2%/năm.
Trên thị trường chứng khoán, chỉ số KOSPI phiên cuối tuần đã giảm 14,7 điểm, tương đương -1,07%, chốt ở mức 1.354,1 - tăng 1,9% so với tuần trước và cao hơn 21% so với đầu năm 2009.
Điểm qua các thị trường khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan tăng 5,53 điểm, tương đương 0,09%, chốt ở mức 5.880,77 - tăng 2,18% so với tuần trước.
Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc phiên này giảm 15,36 điểm, tương đương -0,62%, chốt ở mức 2.448,59 - mất 2,21% so với tuần trước.
Chỉ số ASX của Australia giảm 27.60 điểm, tương đương -0,75%, chốt ở mức 3.668,2 - giảm 1,6% so với tuần trước.
Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông tiến thêm 44,39 điểm, tương đương 0,29%, chốt ở mức 15.258,85 - giảm 2,19% so với tuần trước.
Chỉ số Straits Times của Singapore giảm 8,06 điểm, tương đương -0,43%, chốt ở mức 1.851,92 - giảm 2,66% so với tuần trước.
Chỉ số BSE 30 của Ấn Độ tăng 129.97 điểm, tương đương 1,17%, chốt ở mức 11.264,96 - giảm 0,3% so với tuần trước.
Thị trường | Chỉ số | Phiên trước | Đóng cửa | Tăng / giảm (điểm) | Tăng / giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 7.957,06 | 8.076,29 | 119,23 | 1,50 |
Nasdaq | 1.652,21 | 1.694,29 | 42,08 | 2,55 | |
S&P 500 | 851,92 | 866,23 | 14,31 | 1,68 | |
Anh | FTSE 100 | 4.018,23 | 4.155,99 | 137,76 | 3,43 |
Đức | DAX | 4.538,21 | 4.674,32 | 136,11 | 3,00 |
Pháp | CAC 40 | 3.008,62 | 3.102,85 | 94,23 | 3,13 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 5.875,24 | 5.880,77 | 5,53 | 0,09 |
Nhật | Nikkei 225 | 8.847,01 | 8.707,99 | 139,02 | 1,57 |
Hồng Kông | Hang Seng | 15.214,46 | 15.258,85 | 44,39 | 0,29 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.368,80 | 1.354,10 | 14,70 | 1,07 |
Singapore | Straits Times | 1.859,98 | 1.851,92 | 8,06 | 0,43 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 2.463,95 | 2.448,59 | 15,36 | 0,62 |
Ấn Độ | BSE 30 | 11.134,99 | 11.264,96 | 129,97 | 1,17 |
Australia | ASX | 3.695,80 | 3.668,20 | 27,60 | 0,75 |
Nguồn: CNBC, Thomson Reuters, Bloomberg |