Phố Wall đảo chiều trước áp lực bán tháo
Thị trường một lần nữa đảo chiều vào cuối phiên giao dịch, khi nhà đầu tư đổ xô bán tháo
Thị trường một lần nữa đảo chiều vào cuối phiên do đà bán tháo mạnh của giới đầu tư, khiến các chỉ số mất sạch những nỗ lực tăng điểm hồi đầu phiên.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 19,07 điểm (-0,17%) xuống 11.457,47 điểm. S&P 500 giảm 6,36 điểm (-0,51%) xuống 1.235,23 điểm. Nasdaq giảm 10,50 điểm (-0,4%) xuống 2.617,22 điểm.
Khối lượng chuyển nhượng trên cả 3 sàn New York, American và Nasdaq đạt 7,82 tỷ cổ phiếu, thấp hơn nhiều so với mức trung bình hàng ngày 8,62 tỷ cổ phiếu từ đầu năm tới nay.
Trên sàn New York, khoảng 2 cổ phiếu giảm điểm thì có 1 cổ phiếu tăng điểm, trong khi ở sàn Nasdaq, khoảng 16 cổ phiếu giảm điểm thì có 11 cổ phiếu tăng điểm.
Sau khi chạm mức cao 2 năm trong tuần này, đà tăng bền vững của trái phiếu kho bạc đã gây ra những quan ngại về việc tăng thêm chi phí vay mượn có thể cản trở đà phục hồi kinh tế.
Nhóm cổ phiếu ngân hàng chủ yếu dựa vào lượng cầu vay mượn suy yếu dần vàà đóng cửa giảm điểm phiên thứ ba liên tiếp.
Thị trường tăng điểm khi mở phiên. Chỉ số công nghiệp Dow Jones có lúc chạm tới mức điểm 11.519,04, cao nhất trong 52 tuần. Xu thế giảm điểm bắt đầu xuất hiện khi tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody's dọa hạ bậc tín dụng của Tây Ban Nha.
Tuy nhiên, những lo lắng của nhà đầu tư được giảm bớt nhờ số liệu tích cực về sản lượng công nghiệp của Mỹ. Số liệu này đã thúc đẩy chứng khoán đi lên vào buổi chiều, nhưng các chỉ số không thể giành lại được những gì đã để mất.
Sản lượng công nghiệp của Mỹ trong tháng 11 tăng với nhịp độ nhanh nhất 4 tháng, cho thấy sự hồi phục của nền kinh tế đầu tàu vẫn được duy trì. Thêm vào đó, chỉ số sản xuất tại New York hồi phục mạnh, cũng góp phần làm bức tranh thêm tươi sáng.
Khu vực chứng khoán châu Âu diễn biến cùng chiều với thị trường Mỹ. Chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 0,15% xuống 5.882,18 điểm. DAX của Đức trừ 0,16% xuống 7.016,37 điểm và CAC 40 của Pháp trượt 0,58% xuống 3.880,19 điểm.
Trong khi đó, các thị trường châu Á cho kết quả đan xen trong phiên giao dịch ngày 15/12, do tác động từ tuyên bố của Mỹ cho thấy đà phục hồi kinh tế của nước này chưa đủ giảm bớt tình trạng thất nghiệp.
Kết thúc phiên giao dịch, chỉ số Nikkei giảm 0,07% xuống 10.309,80 điểm. Hang Seng của Hồng Kông giảm 1,95% xuống 22.975,30 điểm. Shanghai Composite của Trung Quốc giảm 0,54% xuống 2.911,41 điểm.
Ở chiều ngược lại, chỉ số Kospi của Hàn Quốc tăng 0,42% lên 2.017,48 điểm, đánh dấu mức đóng cửa cao nhất trong 37 tháng, trong đó tăng mạnh nhất là cổ phiếu của các công ty đóng tàu và lọc dầu. Taiex của Đài Loan tăng 0,19% lên 8.756,71 điểm.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 19,07 điểm (-0,17%) xuống 11.457,47 điểm. S&P 500 giảm 6,36 điểm (-0,51%) xuống 1.235,23 điểm. Nasdaq giảm 10,50 điểm (-0,4%) xuống 2.617,22 điểm.
Khối lượng chuyển nhượng trên cả 3 sàn New York, American và Nasdaq đạt 7,82 tỷ cổ phiếu, thấp hơn nhiều so với mức trung bình hàng ngày 8,62 tỷ cổ phiếu từ đầu năm tới nay.
Trên sàn New York, khoảng 2 cổ phiếu giảm điểm thì có 1 cổ phiếu tăng điểm, trong khi ở sàn Nasdaq, khoảng 16 cổ phiếu giảm điểm thì có 11 cổ phiếu tăng điểm.
Sau khi chạm mức cao 2 năm trong tuần này, đà tăng bền vững của trái phiếu kho bạc đã gây ra những quan ngại về việc tăng thêm chi phí vay mượn có thể cản trở đà phục hồi kinh tế.
Nhóm cổ phiếu ngân hàng chủ yếu dựa vào lượng cầu vay mượn suy yếu dần vàà đóng cửa giảm điểm phiên thứ ba liên tiếp.
Thị trường tăng điểm khi mở phiên. Chỉ số công nghiệp Dow Jones có lúc chạm tới mức điểm 11.519,04, cao nhất trong 52 tuần. Xu thế giảm điểm bắt đầu xuất hiện khi tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody's dọa hạ bậc tín dụng của Tây Ban Nha.
Tuy nhiên, những lo lắng của nhà đầu tư được giảm bớt nhờ số liệu tích cực về sản lượng công nghiệp của Mỹ. Số liệu này đã thúc đẩy chứng khoán đi lên vào buổi chiều, nhưng các chỉ số không thể giành lại được những gì đã để mất.
Sản lượng công nghiệp của Mỹ trong tháng 11 tăng với nhịp độ nhanh nhất 4 tháng, cho thấy sự hồi phục của nền kinh tế đầu tàu vẫn được duy trì. Thêm vào đó, chỉ số sản xuất tại New York hồi phục mạnh, cũng góp phần làm bức tranh thêm tươi sáng.
Khu vực chứng khoán châu Âu diễn biến cùng chiều với thị trường Mỹ. Chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 0,15% xuống 5.882,18 điểm. DAX của Đức trừ 0,16% xuống 7.016,37 điểm và CAC 40 của Pháp trượt 0,58% xuống 3.880,19 điểm.
Trong khi đó, các thị trường châu Á cho kết quả đan xen trong phiên giao dịch ngày 15/12, do tác động từ tuyên bố của Mỹ cho thấy đà phục hồi kinh tế của nước này chưa đủ giảm bớt tình trạng thất nghiệp.
Kết thúc phiên giao dịch, chỉ số Nikkei giảm 0,07% xuống 10.309,80 điểm. Hang Seng của Hồng Kông giảm 1,95% xuống 22.975,30 điểm. Shanghai Composite của Trung Quốc giảm 0,54% xuống 2.911,41 điểm.
Ở chiều ngược lại, chỉ số Kospi của Hàn Quốc tăng 0,42% lên 2.017,48 điểm, đánh dấu mức đóng cửa cao nhất trong 37 tháng, trong đó tăng mạnh nhất là cổ phiếu của các công ty đóng tàu và lọc dầu. Taiex của Đài Loan tăng 0,19% lên 8.756,71 điểm.
Thị trường | Chỉ số | Phiên trước | Đóng cửa | Tăng/giảm (điểm) | Tăng/giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 11.476,50 | 11.457,50 | 19,07 | 0,17 |
S&P 500 | 1.241,59 | 1.235,23 | 6,36 | 0,51 | |
Nasdaq | 2.627,72 | 2.617,22 | 10,50 | 0,40 | |
Anh | FTSE 100 | 5.891,21 | 5.882,18 | 9,03 | 0,15 |
Pháp | CAC 40 | 3.902,87 | 3.880,19 | 22,68 | 0,58 |
Đức | DAX | 7.027,40 | 7.016,37 | 11,03 | 0,16 |
Nhật Bản | Nikkei 225 | 10.316,80 | 10.309,80 | 6,99 | 0,07 |
Hồng Kông | Hang Seng | 23.431,20 | 22.975,30 | 455,84 | 1,95 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 2.927,08 | 2.911,41 | 15,66 | 0,54 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 8.740,43 | 8.756,71 | 16,28 | 0,19 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 2.009,05 | 2.017,48 | 8,43 | 0,42 |
Ấn Độ | BSE | 19.799,20 | 19.647,80 | 151,42 | 0,76 |
Singapore | Straits Times | 3.176,91 | 3.147,20 | 29,71 | 0,94 |
Nguồn: CNBC, Market Watch. |