Phố Wall đột ngột giảm điểm mạnh
Chứng khoán Mỹ đã có phiên sụt giảm mạnh nhất kể từ đầu tháng 6, sau khi số liệu về sản xuất ở New York được công bố
Ngày 15/6, chứng khoán Mỹ đã có phiên sụt giảm điểm mạnh nhất kể từ đầu tháng 6, sau khi số liệu về sản xuất ở New York được công bố.
Hôm thứ Hai, Cục Dự trữ Liên bang tại New York đã công bố chỉ số Empire State - chỉ số đánh giá về điều kiện kinh doanh chung của bang - đã giảm xuống âm 9,41 điểm trong tháng 6, từ mức âm 4,55 điểm trong tháng 5.
Kết quả thăm dò về các nhà máy ở bang này chính là một chỉ dẫn quan trọng đầu tháng đối với các điều kiện kinh doanh của các nhà máy ở Mỹ. Chính vì tầm quan trọng của chỉ báo này mà đã tạo nên quan ngại đối với giới đầu tư. Và điều này là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất đẩy thị trường chứng khoán có phiên giao dịch gây thất vọng nhất kể từ đầu tháng 6 đến nay.
Cùng ngày, bà Joseph Cohen, Chủ tịch Viện nghiên cứu thị trường toàn cầu Goldman Sachs - nơi cung cấp các nghiên cứu và dịch vụ tư vấn cho các nhà tạo lập chính sách và các nhà đầu tư trên thế giới, nhận định rủi ro nền kinh tế đã suy giảm.
Bên cạnh đó, sự phục hồi của nền kinh tế sẽ giúp lợi nhuận của doanh nghiệp Mỹ tăng đáng kể vào quý 3/2009, và đặc biệt là quý 4.
Trong một diễn biến đáng chú ý nhất trong ngày, Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Timothy Geithner đã cho biết hệ thống tài chính Mỹ đã bắt đầu ấm hơn nhưng bất kỳ một sự phục hồi nào đối với nền kinh tế cũng lâu hơn chúng ta kỳ vọng.
“Đây vẫn là thời điểm còn mang lại nhiều thách thức, khó khăn đối với các doanh nghiệp và người tiêu dùng”, ông Timothy Geithner nói.
Ông Timothy Geithner cũng đưa ra dự báo tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ - ở mức 9,4% trong tháng 5/2009, sẽ tiếp tục tăng cao hơn trong thời gian tới bất chấp nền kinh tế đang dần phục hồi.
Thị trường sụt giảm mạnh, thanh khoản kém
Chứng khoán Mỹ đã có phiên sụt giảm mạnh nhất kể từ đầu tháng 6 đến nay sau khi số liệu về lĩnh vực sản xuất ở New York được công bố. Lo ngại về sức khỏe của nền kinh tế sẽ không được như kỳ vọng khiến giới đầu tư phải vội bán cổ phiếu.
Trong tuần trước, xu thế vận động theo hướng “răng cưa” liên tục duy trì. Có ý kiến cho rằng thị trường đang tích lũy để lên điểm nhưng thực thế xu thế của thị trường bị phá vỡ bởi một phiên giảm điểm mạnh.
Thị trường mở cửa với mức giảm 1,2% so với phiên trước đó. Đây là sự bất thường nếu so với diễn biến thị trường chứng khoán trong tuần trước đó khi cả ba chỉ số chỉ tăng/giảm trong biên độ hẹp dưới 1%.
Thông tin về chỉ số về điều kiện kinh doanh ở New York tiếp tục đi xuống khiến giới đầu tư tăng mạnh lượng bán cổ phiếu, đặc biệt là cổ phiếu của các hãng khai mỏ, sản xuất máy bay, máy móc công nghiệp, bán lẻ, năng lượng, hàng tiêu dùng, ngân hàng.
Trong hầu hết thời gian giao dịch, thị trường chứng kiến 30/30 cổ phiếu trong chỉ số Dow Jones đều giảm điểm, dù chốt phiên có hai cổ phiếu của Microsoft và American Express tăng trở lại với biên độ dưới 0,4%. Biên độ giảm của ba chỉ số liên tục gia tăng và luôn duy trì trong biên độ giảm từ 2-3%.
Trong 1 giờ giao dịch cuối cùng trong ngày, lượng cầu đột ngột gia tăng nên đã giúp thị trường phục hồi nhẹ, kéo các chỉ số từ mức giảm 2,5% đến -3% lên mức -2% đến -2,5%.
Cổ phiếu blue-chip ngành sản xuất máy móc xây dựng, sản xuất máy bay, bán lẻ, dược phẩm, năng lượng đều có mức giảm mạnh, trong đó cổ phiếu 3M trượt 2,8%, cổ phiếu Caterpillar mất 4,3%, cổ phiếu Chevron hạ 2,2%, cổ phiếu Alcoa giảm 6,51%,...
Cổ phiếu khối ngân hàng cũng có mức giảm rất mạnh trong ngày, trong đó cổ phiếu Bank of America hạ 2,84%, cổ phiếu Citigroup mất 2,88%, cổ JPMorgan trượt 3,22%, cổ phiếu Wells Fargo giảm 3,02%.
Khối lượng giao dịch phiên này lại thấp hơn hai phiên giao dịch cuối tuần trước nhưng cao hơn mức trung bình/ngày của cả tuần trước. Kết thúc phiên, khối lượng khớp lệnh thành công trên sàn New York đạt 1,15 tỷ cổ phiếu, thị trường có 2.595 cổ phiếu giảm điểm và có 457 cổ phiếu lên điểm.
Điểm qua kết quả giao dịch ngày 15/6: chỉ số Dow Jones giảm 187,13 điểm, tương đương -2,13%, chốt ở mức 8.612,13.
Chỉ số Nasdaq phiên này hạ 42,42 điểm, tương đương 2,28%, chốt ở mức 1.816,38.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 xuống 22,49 điểm, tương đương -2,38%, đóng cửa ở mức 923,72.
Những thông tin đáng chú ý tuần tới:
Thứ Ba: Công bố số liệu về số nhà mới khởi công; chỉ số giá bán của nhà sản xuất (PPI); sản xuất công nghiệp; kết quả kinh doanh của Best Buy, Adobe.
Thứ Tư: Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ Ben Bernanke có bài phát biểu quan trọng; công bố số liệu về chỉ số giá tiêu dùng (CPI); công bố kết quả kinh doanh của FedEx.
Thứ Năm: Công bố số liệu về số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu; công bố kết quả kinh doanh của nhà sản xuất điện thoại BlackBerry - Research In Motion.
Chứng khoán châu Âu giảm điểm mạnh vì khối tài chính
Chứng khoán khu vực đã giảm điểm với biên độ lớn phiên đầu tuần do sự suy giảm của cổ phiếu khối ngân hàng và hàng hóa cơ bản.
Ngân hàng Trung ương châu Âu đưa ra cảnh báo các ngân hàng khu vực sử dụng chung đồng Euro sẽ phải bơm 283 tỷ USD trong năm 2010 để bù lỗ cho các khoản kinh doanh.
Thông tin này đã đẩy cổ phiếu HSBC, Banco Santander, UBS, Barclays và Deutsche Bank giảm từ 3,1-5,8%. Cổ phiếu các hãng bảo hiểm như AXA, Swiss Re và Allianz cũng giảm từ 3,1-4,3%.
Cổ phiếu khối hàng hóa cơ bản cũng giảm điểm mạnh, trong đó cổ phiếu khối năng lượng như BG Group, BP, Royal Dutch Shell và Total giảm từ 2,1-3,6%. Cổ phiếu khối khai mỏ như Anglo American, Antofagasta, BHP Billiton, Eurasian Natural Resources Corporation, Rio Tinto và Xstrata giảm từ 2,1-7,3%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 115,94 điểm, tương đương -2,61%, chốt ở mức 4.326,01. Khối lượng giao dịch đạt 2,07 tỷ cổ phiếu.
Chỉ số DAX của Đức mất 3,54%, khối lượng giao dịch đạt 26,58 triệu cổ phiếu. Chỉ số CAC 40 của Pháp hạ 3,2%, khối lượng giao dịch đạt 170,9 triệu cổ phiếu.
Chứng khoán châu Á ào ào giảm điểm
Ngày 15/6, thị trường chứng khoán châu Á đã mất điểm trên diện rộng với biên độ giảm khá mạnh.
Có tới 7/8 thị trường lớn trong khu vực đã giảm điểm trong ngày, trong đó thị trường Hồng Kông, Ấn Độ, Singapore, Đài Loan đều giảm trên 2%.
Theo quan sát, xu hướng giảm điểm của các thị trường được hình thành ngay từ khi thị trường mở cửa đến khi thị trường ngừng giao dịch, các đợt phục hồi mang tính kỹ thuật kéo dài trong thời gian ngắn, biên độ phục hồi cũng không đáng kể.
Chỉ số MSCI châu Á - Thái Bình Dương đã giảm 1,5% xuống 103,6 điểm, sau khi đã lên ngưỡng cao nhất kể từ ngày 2/10/2008 vào phiên giao dịch cuối tuần trước.
Cùng chung xu hướng với các thị trường lớn trong khu vực, chỉ số VN-Index của Việt Nam đã có phiên giảm điểm mạnh nhưng khối lượng giao dịch vẫn ở mức cao. Nhiều dự báo của các công ty chứng khoán trong nước nhận định về khả năng chỉ số này sẽ tiếp tục điều chỉnh nhưng sẽ không sâu.
Chuyển qua diễn biến thị trường chứng khoán lớn nhất châu Á, chứng khoán Nhật đã giảm gần 1% phiên đầu tuần vì sự sụt giảm của cổ phiếu các hãng sản xuất chíp điện tử.
Chỉ số Nikkei 225 sau khi lần đầu tiên trong 8 tháng vượt qua ngưỡng kháng cự 10.000 điểm phiên cuối tuần trước, đã chính thức thoái lui khỏi mốc này hôm thứ Hai. Dù vậy, các chuyên gia vẫn dự báo chỉ số này sẽ tiến lên ngưỡng 10.800 điểm trong tháng 7 tới.
Cổ phiếu của các nhà sản xuất chíp đều giảm mạnh, qua đó kéo thị trường đi xuống. Trong đó cổ phiếu National Semiconductor hạ 6,1%, cổ phiếu Advantest Corp mất 4,6%, cổ phiếu Tokyo Electron xuống 5,4%.
Một điểm đáng chú ý trong ngày giao dịch chính là sự sụt giảm 6,9% của Sumitomo Mitsui Financial Group sau khi có tin ngân hàng lớn thứ ba của Nhật này sẽ phát hành cổ phiếu trị giá 900 tỷ Yên (9,2 tỷ USD).
Kết thúc phiên, chỉ số Nikkei 225 giảm 96,15 điểm, tương đương -0,95%, chốt ở mức 10.135,82. Khối lượng giao dịch phiên này đạt 2,5 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 2 cổ phiếu giảm điểm thì có 1 cổ phiếu lên điểm.
Liên quan đến thị trường Singapore, cơ quan thống kế nước này vừa cho biết chỉ số doanh thu bán lẻ trong tháng 4/2009 đã giảm 11,7% so với cùng kỳ năm ngoái, sau khi hạ 7,2% trong tháng 3. Mức suy giảm này đã xuống mức thấp nhất của chỉ số này trong vòng hơn 10 năm qua, do người tiêu dùng cắt giảm mạnh mua ôtô và đồ dùng trong gia đình.
Theo số liệu của Bộ Nguồn nhân lực Singapore, trong quý 1/2009, tỷ lệ thất nghiệp ở quốc đảo đã tăng lên 3,3%.
Trên thị trường chứng khoán, chỉ số Straits Times đã giảm 58,59 điểm, tương đương -2,46%, chốt ở mức 2.318,48.
Điểm qua các thị trường khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan giảm 3,45%. Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc hạ 1,13%. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông trượt 2,07%. Chỉ số BSE của Ấn Độ mất 2,72%. Chỉ số VN-Index của Việt Nam xuống 3,15%. Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc lên 1,67%. Chỉ số ASX của Australia giảm 0,77%.
Hôm thứ Hai, Cục Dự trữ Liên bang tại New York đã công bố chỉ số Empire State - chỉ số đánh giá về điều kiện kinh doanh chung của bang - đã giảm xuống âm 9,41 điểm trong tháng 6, từ mức âm 4,55 điểm trong tháng 5.
Kết quả thăm dò về các nhà máy ở bang này chính là một chỉ dẫn quan trọng đầu tháng đối với các điều kiện kinh doanh của các nhà máy ở Mỹ. Chính vì tầm quan trọng của chỉ báo này mà đã tạo nên quan ngại đối với giới đầu tư. Và điều này là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất đẩy thị trường chứng khoán có phiên giao dịch gây thất vọng nhất kể từ đầu tháng 6 đến nay.
Cùng ngày, bà Joseph Cohen, Chủ tịch Viện nghiên cứu thị trường toàn cầu Goldman Sachs - nơi cung cấp các nghiên cứu và dịch vụ tư vấn cho các nhà tạo lập chính sách và các nhà đầu tư trên thế giới, nhận định rủi ro nền kinh tế đã suy giảm.
Bên cạnh đó, sự phục hồi của nền kinh tế sẽ giúp lợi nhuận của doanh nghiệp Mỹ tăng đáng kể vào quý 3/2009, và đặc biệt là quý 4.
Trong một diễn biến đáng chú ý nhất trong ngày, Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Timothy Geithner đã cho biết hệ thống tài chính Mỹ đã bắt đầu ấm hơn nhưng bất kỳ một sự phục hồi nào đối với nền kinh tế cũng lâu hơn chúng ta kỳ vọng.
“Đây vẫn là thời điểm còn mang lại nhiều thách thức, khó khăn đối với các doanh nghiệp và người tiêu dùng”, ông Timothy Geithner nói.
Ông Timothy Geithner cũng đưa ra dự báo tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ - ở mức 9,4% trong tháng 5/2009, sẽ tiếp tục tăng cao hơn trong thời gian tới bất chấp nền kinh tế đang dần phục hồi.
Thị trường sụt giảm mạnh, thanh khoản kém
Chứng khoán Mỹ đã có phiên sụt giảm mạnh nhất kể từ đầu tháng 6 đến nay sau khi số liệu về lĩnh vực sản xuất ở New York được công bố. Lo ngại về sức khỏe của nền kinh tế sẽ không được như kỳ vọng khiến giới đầu tư phải vội bán cổ phiếu.
Trong tuần trước, xu thế vận động theo hướng “răng cưa” liên tục duy trì. Có ý kiến cho rằng thị trường đang tích lũy để lên điểm nhưng thực thế xu thế của thị trường bị phá vỡ bởi một phiên giảm điểm mạnh.
Thị trường mở cửa với mức giảm 1,2% so với phiên trước đó. Đây là sự bất thường nếu so với diễn biến thị trường chứng khoán trong tuần trước đó khi cả ba chỉ số chỉ tăng/giảm trong biên độ hẹp dưới 1%.
Thông tin về chỉ số về điều kiện kinh doanh ở New York tiếp tục đi xuống khiến giới đầu tư tăng mạnh lượng bán cổ phiếu, đặc biệt là cổ phiếu của các hãng khai mỏ, sản xuất máy bay, máy móc công nghiệp, bán lẻ, năng lượng, hàng tiêu dùng, ngân hàng.
Trong hầu hết thời gian giao dịch, thị trường chứng kiến 30/30 cổ phiếu trong chỉ số Dow Jones đều giảm điểm, dù chốt phiên có hai cổ phiếu của Microsoft và American Express tăng trở lại với biên độ dưới 0,4%. Biên độ giảm của ba chỉ số liên tục gia tăng và luôn duy trì trong biên độ giảm từ 2-3%.
Trong 1 giờ giao dịch cuối cùng trong ngày, lượng cầu đột ngột gia tăng nên đã giúp thị trường phục hồi nhẹ, kéo các chỉ số từ mức giảm 2,5% đến -3% lên mức -2% đến -2,5%.
Cổ phiếu blue-chip ngành sản xuất máy móc xây dựng, sản xuất máy bay, bán lẻ, dược phẩm, năng lượng đều có mức giảm mạnh, trong đó cổ phiếu 3M trượt 2,8%, cổ phiếu Caterpillar mất 4,3%, cổ phiếu Chevron hạ 2,2%, cổ phiếu Alcoa giảm 6,51%,...
Cổ phiếu khối ngân hàng cũng có mức giảm rất mạnh trong ngày, trong đó cổ phiếu Bank of America hạ 2,84%, cổ phiếu Citigroup mất 2,88%, cổ JPMorgan trượt 3,22%, cổ phiếu Wells Fargo giảm 3,02%.
Khối lượng giao dịch phiên này lại thấp hơn hai phiên giao dịch cuối tuần trước nhưng cao hơn mức trung bình/ngày của cả tuần trước. Kết thúc phiên, khối lượng khớp lệnh thành công trên sàn New York đạt 1,15 tỷ cổ phiếu, thị trường có 2.595 cổ phiếu giảm điểm và có 457 cổ phiếu lên điểm.
Biểu đồ diễn biến của thị trường chứng khoán Mỹ ngày 15/6 - Nguồn: G.Finance.
Điểm qua kết quả giao dịch ngày 15/6: chỉ số Dow Jones giảm 187,13 điểm, tương đương -2,13%, chốt ở mức 8.612,13.
Chỉ số Nasdaq phiên này hạ 42,42 điểm, tương đương 2,28%, chốt ở mức 1.816,38.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 xuống 22,49 điểm, tương đương -2,38%, đóng cửa ở mức 923,72.
Những thông tin đáng chú ý tuần tới:
Thứ Ba: Công bố số liệu về số nhà mới khởi công; chỉ số giá bán của nhà sản xuất (PPI); sản xuất công nghiệp; kết quả kinh doanh của Best Buy, Adobe.
Thứ Tư: Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ Ben Bernanke có bài phát biểu quan trọng; công bố số liệu về chỉ số giá tiêu dùng (CPI); công bố kết quả kinh doanh của FedEx.
Thứ Năm: Công bố số liệu về số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu; công bố kết quả kinh doanh của nhà sản xuất điện thoại BlackBerry - Research In Motion.
Chứng khoán châu Âu giảm điểm mạnh vì khối tài chính
Chứng khoán khu vực đã giảm điểm với biên độ lớn phiên đầu tuần do sự suy giảm của cổ phiếu khối ngân hàng và hàng hóa cơ bản.
Ngân hàng Trung ương châu Âu đưa ra cảnh báo các ngân hàng khu vực sử dụng chung đồng Euro sẽ phải bơm 283 tỷ USD trong năm 2010 để bù lỗ cho các khoản kinh doanh.
Thông tin này đã đẩy cổ phiếu HSBC, Banco Santander, UBS, Barclays và Deutsche Bank giảm từ 3,1-5,8%. Cổ phiếu các hãng bảo hiểm như AXA, Swiss Re và Allianz cũng giảm từ 3,1-4,3%.
Cổ phiếu khối hàng hóa cơ bản cũng giảm điểm mạnh, trong đó cổ phiếu khối năng lượng như BG Group, BP, Royal Dutch Shell và Total giảm từ 2,1-3,6%. Cổ phiếu khối khai mỏ như Anglo American, Antofagasta, BHP Billiton, Eurasian Natural Resources Corporation, Rio Tinto và Xstrata giảm từ 2,1-7,3%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 115,94 điểm, tương đương -2,61%, chốt ở mức 4.326,01. Khối lượng giao dịch đạt 2,07 tỷ cổ phiếu.
Chỉ số DAX của Đức mất 3,54%, khối lượng giao dịch đạt 26,58 triệu cổ phiếu. Chỉ số CAC 40 của Pháp hạ 3,2%, khối lượng giao dịch đạt 170,9 triệu cổ phiếu.
Chứng khoán châu Á ào ào giảm điểm
Ngày 15/6, thị trường chứng khoán châu Á đã mất điểm trên diện rộng với biên độ giảm khá mạnh.
Có tới 7/8 thị trường lớn trong khu vực đã giảm điểm trong ngày, trong đó thị trường Hồng Kông, Ấn Độ, Singapore, Đài Loan đều giảm trên 2%.
Theo quan sát, xu hướng giảm điểm của các thị trường được hình thành ngay từ khi thị trường mở cửa đến khi thị trường ngừng giao dịch, các đợt phục hồi mang tính kỹ thuật kéo dài trong thời gian ngắn, biên độ phục hồi cũng không đáng kể.
Chỉ số MSCI châu Á - Thái Bình Dương đã giảm 1,5% xuống 103,6 điểm, sau khi đã lên ngưỡng cao nhất kể từ ngày 2/10/2008 vào phiên giao dịch cuối tuần trước.
Cùng chung xu hướng với các thị trường lớn trong khu vực, chỉ số VN-Index của Việt Nam đã có phiên giảm điểm mạnh nhưng khối lượng giao dịch vẫn ở mức cao. Nhiều dự báo của các công ty chứng khoán trong nước nhận định về khả năng chỉ số này sẽ tiếp tục điều chỉnh nhưng sẽ không sâu.
Chuyển qua diễn biến thị trường chứng khoán lớn nhất châu Á, chứng khoán Nhật đã giảm gần 1% phiên đầu tuần vì sự sụt giảm của cổ phiếu các hãng sản xuất chíp điện tử.
Chỉ số Nikkei 225 sau khi lần đầu tiên trong 8 tháng vượt qua ngưỡng kháng cự 10.000 điểm phiên cuối tuần trước, đã chính thức thoái lui khỏi mốc này hôm thứ Hai. Dù vậy, các chuyên gia vẫn dự báo chỉ số này sẽ tiến lên ngưỡng 10.800 điểm trong tháng 7 tới.
Cổ phiếu của các nhà sản xuất chíp đều giảm mạnh, qua đó kéo thị trường đi xuống. Trong đó cổ phiếu National Semiconductor hạ 6,1%, cổ phiếu Advantest Corp mất 4,6%, cổ phiếu Tokyo Electron xuống 5,4%.
Một điểm đáng chú ý trong ngày giao dịch chính là sự sụt giảm 6,9% của Sumitomo Mitsui Financial Group sau khi có tin ngân hàng lớn thứ ba của Nhật này sẽ phát hành cổ phiếu trị giá 900 tỷ Yên (9,2 tỷ USD).
Kết thúc phiên, chỉ số Nikkei 225 giảm 96,15 điểm, tương đương -0,95%, chốt ở mức 10.135,82. Khối lượng giao dịch phiên này đạt 2,5 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 2 cổ phiếu giảm điểm thì có 1 cổ phiếu lên điểm.
Liên quan đến thị trường Singapore, cơ quan thống kế nước này vừa cho biết chỉ số doanh thu bán lẻ trong tháng 4/2009 đã giảm 11,7% so với cùng kỳ năm ngoái, sau khi hạ 7,2% trong tháng 3. Mức suy giảm này đã xuống mức thấp nhất của chỉ số này trong vòng hơn 10 năm qua, do người tiêu dùng cắt giảm mạnh mua ôtô và đồ dùng trong gia đình.
Theo số liệu của Bộ Nguồn nhân lực Singapore, trong quý 1/2009, tỷ lệ thất nghiệp ở quốc đảo đã tăng lên 3,3%.
Trên thị trường chứng khoán, chỉ số Straits Times đã giảm 58,59 điểm, tương đương -2,46%, chốt ở mức 2.318,48.
Điểm qua các thị trường khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan giảm 3,45%. Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc hạ 1,13%. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông trượt 2,07%. Chỉ số BSE của Ấn Độ mất 2,72%. Chỉ số VN-Index của Việt Nam xuống 3,15%. Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc lên 1,67%. Chỉ số ASX của Australia giảm 0,77%.
Thị trường | Chỉ số | Phiên trước | Đóng cửa | Tăng / giảm (điểm) | Tăng / giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 8.799,26 | 8.612,13 | 187,13 | 2,13 |
Nasdaq | 1.858,80 | 1.816,38 | 42,42 | 2,28 | |
S&P 500 | 946,21 | 923,72 | 22,49 | 2,38 | |
Anh | FTSE 100 | 4.441,95 | 4.326,01 | 115,94 | 2,61 |
Đức | DAX | 5.069,24 | 4.889,94 | 179,30 | 3,54 |
Pháp | CAC 40 | 3.326,14 | 3.219,58 | 106,56 | 3,20 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 6.448,23 | 6.225,56 | 222,67 | 3,45 |
Nhật | Nikkei 225 | 10.135,82 | 10.039,67 | 96,15 | 0,95 |
Hồng Kông | Hang Seng | 18.889,68 | 18.498,96 | 390,72 | 2,07 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.428,59 | 1.412,42 | 16,17 | 1,13 |
Singapore | Straits Times | 2.377,07 | 2.318,48 | 58,59 | 2,46 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 2.743,76 | 2.789,55 | 45,79 | 1,67 |
Ấn Độ | BSE | 15.237,94 | 14.824,18 | 413,76 | 2,72 |
Australia | ASX | 4.061,50 | 4.030,40 | 31,10 | 0,77 |
Việt Nam | VN-Index | 509,59 | 493,52 | 16,07 | 3,15 |
Nguồn: CNBC, Thomson Reuters, Bloomberg |