07:25 27/01/2010

Phố Wall đột ngột mất điểm vào cuối ngày giao dịch

Duy Cường

Ngày 26/1, chứng khoán Mỹ đã giảm điểm do giới đầu tư trở nên thận trọng trước thời điểm FED công bố chính sách tiền tệ

Nhà đầu tư thể hiện sự thận trọng trước thời điểm FED công bố về chính sách tiền tệ và Tổng thống Obama đọc Thông điệp Liên bang - Ảnh: AP.
Nhà đầu tư thể hiện sự thận trọng trước thời điểm FED công bố về chính sách tiền tệ và Tổng thống Obama đọc Thông điệp Liên bang - Ảnh: AP.
Ngày 26/1, chứng khoán Mỹ đã đột ngột giảm điểm vào cuối ngày giao dịch do giới đầu tư trở nên thận trọng trước thời điểm FED công bố chính sách tiền tệ và Tổng thống Mỹ sẽ đọc Thông điệp Liên bang vào ngày 27/1.

Hôm thứ Ba, Standard & Poor's/Case-Shiller công bố, chỉ số giá nhà tại 20 khu vực trung tâm ở Mỹ trong tháng 11/2009 đã giảm 0,2% so với tháng 10/2009. Standard & Poor's cho biết, tỷ lệ suy giảm giá nhà tại 20 khu vực trung tâm đã được thu hẹp khi chỉ còn giảm 5,3% so với cùng kỳ năm ngoái, tốt hơn so với mức giảm 7,3% trong tháng 10.

Cùng ngày, ba tập đoàn lớn trong chỉ số Dow Jones đã cùng công bố kết quả kinh doanh quý 4/2009. Theo đó, DuPont công bố lợi nhuận sau thuế đạt 441 triệu USD, tương đương 48 cent/cổ phiếu, từ mức lỗ 629 triệu USD (-70 cent/cổ phiếu) của cùng kỳ năm trước. Doanh thu của hãng đã tăng 12,3% so với cùng kỳ năm trước lên 6,42 tỷ USD. Kết quả lợi nhuận và doanh thu của DuPont đều vượt dự báo.

Trong khi đó, tập đoàn bảo hiểm Travelers công bố lợi nhuận ròng trong quý 4 đạt 1,29 tỷ USD, tương đương 2,36 USD/cổ phiếu, từ mức 801 triệu USD (1,35 USD/cổ phiếu) của cùng kỳ năm trước.

Bên cạnh đó, Johnson & Johnson thông báo lợi nhuận sau thuế quý 4/2009 đạt 2,2 tỷ USD, tương đương 79 cent/cổ phiếu, từ mức 2,71 tỷ USD (97 cent/cổ phiếu) của cùng kỳ năm trước. Doanh thu của tập đoàn tăng 9% lên 16,55 tỷ USD. Cả doanh thu và lợi nhuận của Johnson & Johnson đều vượt dự báo của giới phân tích.

Kết thúc phiên giao dịch, cổ phiếu DuPont giảm 0,06% xuống 32,8 USD/cổ phiếu, cổ phiếu Johnson & Johnson mất 0,7% xuống 62,78 USD/cổ phiếu, cổ phiếu Travelers tăng 2,78% lên 50,25 USD/cổ phiếu.

Thận trọng trước thời điểm quan trọng

Mở cửa ngày giao dịch, cả ba chỉ số đều giảm trên 0,3% trước những lo ngại về quy định nâng dự trữ bắt buộc đối với một số ngân hàng thương mại của Trung Quốc có hiệu lực. Tuy nhiên, kết quả kinh doanh khả quan của ba tập đoàn trong chỉ số Dow Jones, cùng số liệu chỉ số niềm tin người tiêu dùng tích cực hơn, đã nhanh chóng thúc đẩy thị trường đi lên.

Đà tăng của thị trường được duy trì trong hầu hết thời gian giao dịch, nhưng đến 15h (giờ địa phương), các chỉ số bắt đầu đổ dốc vì sự thận trọng của nhà đầu tư trước thời điểm Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) công bố về chính sách tiền tệ trong cuộc họp bắt đầu từ ngày 26/1 và kết thúc ngày 27/1.

Bên cạnh đó, sự kiện Tổng thống Obama sẽ đọc Thông điệp Liên bang vào tối ngày 27/1 cũng ảnh hưởng đến quyết định bán cổ phiếu giữ vị thế an toàn của nhà đầu tư. Cùng đó, theo lịch trình, tuần tới, Thượng viện Mỹ sẽ nghe phần trình bày về kế hoạch cải tổ hệ thống pháp lý ngân hàng của Tổng thống Obama.

Giới phân tích cho rằng, về chính sách tiền tệ thì có thể FED sẽ giữ nguyên lãi suất cơ bản, nhưng đối với Thông điệp Liên bang thì hết sức khó lường, và trong đó rất có thể Tổng thống Obama sẽ đề cập tới việc giám sát chặt các định chế tài chính. Và như vậy, họ cho rằng, thị trường tài chính Phố Wall còn phải trải qua những phiên dao động mạnh nữa.

Ba phiên giao dịch cuối tuần trước, thị trường chứng khoán Mỹ mất 5% giá trị sau khi Tổng thống Obama tuyên bố kế hoạch cải tổ hệ thống pháp lý ngân hàng. Đến phiên đầu tuần này, thị trường đã phục hồi nhẹ, nhưng đến phiên giao dịch thứ hai trong tuần, sắc đỏ lại hiện diện, thậm chí S&P 500 còn giảm đúng bằng mức phục hồi của phiên đầu tuần.

Phiên này, thanh khoản của thị trường đã giảm nhẹ khi trên sàn New York, khối lượng giao dịch chỉ đạt 1,12 tỷ cổ phiếu, còn trên sàn Nasdaq, khối lượng khớp lệnh đạt 2,4 tỷ cổ phiếu.

Phố Wall đột ngột mất điểm vào cuối ngày giao dịch - Ảnh 1
Biểu đồ diễn biến của ba chỉ số chính trên thị trường chứng khoán Mỹ - Nguồn: G.Finance.

Điểm qua kết quả giao dịch ngày 26/1: chỉ số Dow Jones hạ 2,57 điểm, tương đương -0,03%, chốt ở mức 10.194,29.

Chỉ số Nasdaq mất 7,07 điểm, tương đương -0,32%, chốt ở mức 2.203,73.

Cuối cùng, chỉ số S&P 500 hạ 4,61 điểm, tương ứng -0,42%, đóng cửa ở mức 1.092,17.

Những thông tin đáng chú ý trong tuần:

Thứ Tư: Công bố doanh số nhà mới xây; đấu thầu trái phiếu kỳ hạn 5 năm; công bố kết quả kinh doanh của Boeing, Caterpillar, ConocoPhillips và United Technologies; FED công bố chính thức thông tin về chính sách tiền tệ, lãi suất cơ bản.

Thứ Năm: Công bố số liệu về số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu; công bố số đơn đặt hàng lâu bền; đấu thầu trái phiếu kỳ hạn 7 năm; công bố kết quả kinh doanh của 3M, AT&T, Ford, Nokia, P&G, Colgate-Palmolive, Lockheed Martin, Motorola, Microsoft và Amazon.

Thứ Sáu: Công bố số liệu lần đầu về tăng trưởng GDP quý 4/2009; công bố số liệu về chỉ số niềm tin người tiêu dùng; Chevron công bố kết quả kinh doanh.

Chứng khoán châu Á chao đảo

Ngày 26/1, chứng khoán khu vực tiếp tục giảm sâu, đưa thị trường có chuỗi ngày giảm điểm lâu nhất trong 2 năm.

USD, trái phiếu lên giá do lo ngại Trung Quốc sẽ từng bước có các biện pháp kìm đà tăng trưởng kinh tế. Ở chiều ngược lại, cổ phiếu và giá hàng hóa cơ bản thì đồng loạt đi xuống.

Chỉ số MSCI châu Á - Thái Bình Dương đã giảm 2%, xuống 119,01 điểm - mức thấp nhất kể từ 30/12/2009. Phiên giảm điểm thứ bảy này đã đưa thị trường châu Á có chuỗi ngày mất điểm lâu nhất trong 2 năm trở lại đây.

Tại Trung Quốc và Hồng Kông, sắc xanh chỉ xuất hiện ở những phút đầu ngày giao dịch, còn cả ngày giao dịch đều nằm trong sắc đỏ. Biên độ giảm điểm ngày một nới rộng vào những phút cuối của phiên buổi chiều, đưa Shanghai Composite và Hang Seng giảm sâu.

Goldman Sachs đã hạ triển vọng cổ phiếu của nhiều ngân hàng Trung Quốc trước lo ngại việc thắt chặt tiền tệ và khả năng tiếp tục có biện pháp làm giảm tốc độ tăng của nền kinh tế lớn thứ ba thế giới này. Cổ phiếu của Bank Of China hạ 2,4%, cổ phiếu Bank of Communications mất 3,4%.

Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc mất 2,42% xuống 3.019,39. Còn chỉ số Hang Seng hạ 2,46%, chốt ở mức 20.091,05.

Tại Nhật, chỉ số Nikkei 225 đã giảm điểm xuống mức thấp nhất trong 5 tuần qua. Cổ phiếu của nhiều hãng xuất khẩu đã giảm mạnh trước lo ngại về khả năng lượng hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ giảm. Cổ phiếu Sony hạ 4,8%, cổ phiếu TDK Corp mất 3,5%, cổ phiếu Toyota trượt 2,5%, cổ phiếu Honda xuống 2,7%.

Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 giảm 187,41 điểm, tương đương -1,78%, chốt ở mức 10.325,28. Khối lượng giao dịch đạt 2,4 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 7 cổ phiếu giảm điểm thì có 2 cổ phiếu lên điểm.

Điểm qua kết quả giao dịch của các thị trường châu Á khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan giảm 3,48%. Chỉ số Straits Times của Singapore hạ 1,98%. Chỉ số VN-Index của Việt Nam lên 3,53%. Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc xuống 2,46%.

* Thị trường Australia và Ấn Độ nghỉ giao dịch

HTML clipboard
Thị trường Chỉ số Phiên trước Đóng cửa Tăng/giảm (điểm) Tăng/giảm (%)
MỹDow Jones10.196,8610.194,29Down    2,57Down0,03
Nasdaq2.210,802.203,73Down    7,07Down0,32
S&P 5001.096,781.092,17Down    4,61Down0,42
AnhFTSE 1005.260,315.276,85Up  16,54Up0,31
ĐứcDAX5.631,375.668,93Up  37,56Up0,67
PhápCAC 403.781,853.807,04Up  25,19Up0,67
Đài LoanTaiwan Weighted7.872,997.598,81Down274,18Down3,48
Nhật BảnNikkei 22510.512,6910.325,28Down187,41Down1,78
Hồng KôngHang Seng20.598,5520.091,05Down507,50 Down2,46
Hàn QuốcKOSPI Composite1.670,201.637,34Down  32,86Down1,97
SingaporeStraits Times2.811,712.756,17Down  55,54 Down1,98
Trung QuốcShanghai Composite3.094,413.019,50Down  74,91Down2,42
Ấn ĐộBSE16.813,52N/AN/AN/A
AustraliaASX4.743,10N/AN/AN/A
Việt NamVN-Index 480,91497,90Up 16,99 Up3,53
Nguồn: CNBC, Thomson Reuters, Bloomberg