Phố Wall duy trì xu hướng giảm điểm
Chứng khoán Mỹ đã mất điểm phiên cuối tuần, đưa thị trường có tuần giảm điểm thứ hai liên tiếp
Chứng khoán Mỹ đã mất điểm phiên cuối tuần, đưa thị trường có tuần giảm điểm thứ hai liên tiếp.
Hôm thứ Sáu, trường Đại học Michigan và hãng tin Reuters đã công bố kết quả thăm dò về lòng tin của người tiêu dùng Mỹ trong tháng 6/2009 (số liệu lần 2). Theo đó, chỉ số niềm tin của người tiêu dùng nước này đã tăng lên 70,8 điểm - cao hơn mức 69 điểm được công bố lần thứ nhất, từ 68,7 điểm trong tháng 5/2009.
Cùng ngày, Bộ Thương mại Mỹ cho biết tổng mức chi tiêu dùng của người dân Mỹ - vốn chiếm 70% GDP - trong tháng 5/2009 đã tăng 0,3%, sau khi không có biến chuyển trong tháng 4.
Bộ này cũng cho hay thu nhập của người dân trong tháng 5 đã tăng 1,4% so với tháng 4.
Mức tiết kiệm của người dân trong một năm tính đến tháng 5 đạt 768,8 tỷ USD - mức cao nhất kể từ năm 1959. Tỷ lệ tiết kiệm đã tăng 6,9% - mức cao nhất kể từ tháng 12/1993.
Liên quan đến thị trường trái phiếu, trong tuần Bộ Tài chính Mỹ đã đưa ra đấu thầu thành công và thu về 104 tỷ USD giá trị trái phiếu Chính phủ với kỳ hạn 2, 5 và 7 năm. Đây là đợt đấu thầu lớn nhưng lại rất thành công khi khối lượng đặt mua trái phiếu tăng vọt và lớn hơn nhiều so với lượng chào bán.
Thị trường chứng khoán Mỹ phiên cuối tuần đã giảm điểm sau phiên tăng mạnh trước đó. Với nhiều ngày giảm điểm, thị trường đã tiếp tục có tuần giảm điểm thứ hai liên tiếp.
Đáng chú ý là chỉ số Dow Jones liên tục mất điểm 4/5 phiên giao dịch trong tuần qua, điều này thể hiện khả năng bật mạnh trở lại mốc 9.000 điểm là hết sức khó khăn.
Trong tuần, chỉ số Dow Jones giảm 1,19%, chỉ số S&P 500 mất 0,25% và chỉ số Nasdaq lên 0,59% - đây là tuần giảm điểm thứ hai của Dow Jones và S&P 500.
So với đầu tháng 6, chỉ số Dow Jones giảm 0,73%, chỉ số S&P 500 mất 0,03% và chỉ số Nasdaq lên 3,6%.
So với đầu năm 2009, chỉ số Dow Jones giảm 3,85%, chỉ số S&P 500 tăng 1,73% và chỉ số Nasdaq lên 16,56%.
Tuy nhiên, so với thời điểm thị trường xuống mức thấp nhất trong gần 6 tháng đầu năm - được thiết lập ngày 9/3, chỉ số Dow Jones tăng 28,89%, chỉ số S&P 500 lên 35,83% và chỉ số Nasdaq tiến thêm 44,9%.
Đối với nhóm cổ phiếu ngành, trong tuần, 5/10 nhóm cổ phiếu ngành trong chỉ số S&P 500 đã mất điểm - trong đó cổ phiếu ngành năng lượng mất 2,69%; ngành tài chính giảm 1,27%; ngành công nghiệp hạ 1%;... trong khi đó ngành dịch vụ viễn thông tăng mạnh nhất với 3,65%; ngành y tế tiến thêm 1,32%;...
Điểm qua kết quả giao dịch ngày 26/6: chỉ số Dow Jones giảm 34,1 điểm, tương đương -0,4%, chốt ở mức 8.438,39.
Chỉ số Nasdaq phiên này tăng 8,68 điểm, tương đương 0,47%, chốt ở mức 1.838,22.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 hạ 1,36 điểm, tương đương -0,15%, đóng cửa ở mức 918,9.
Những thông tin đáng chú ý tuần tới:
Thứ Hai: Báo cáo về tình trạng sản xuất công nghiệp ở Dallas (Texas).
Thứ Ba: Công bố chỉ số giá nhà Case-Shiller; báo cáo về chỉ số niềm tin người tiêu dùng của Conference Board.
Thứ Tư: Công bố chỉ số ISM ngành sản xuất; số liệu về chi tiêu xây dựng; công bố doanh số nhà chờ bán.
Thứ Năm: Công bố số liệu về số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu; báo cáo về tình trạng việc làm trong tháng 5; số đơn đặt hàng từ các nhà máy ở Mỹ.
Thứ Sáu: Tất cả các thị trường tài chính Mỹ nghỉ giao dịch nhân ngày lễ - Ngày độc lập.
Hôm thứ Sáu, trường Đại học Michigan và hãng tin Reuters đã công bố kết quả thăm dò về lòng tin của người tiêu dùng Mỹ trong tháng 6/2009 (số liệu lần 2). Theo đó, chỉ số niềm tin của người tiêu dùng nước này đã tăng lên 70,8 điểm - cao hơn mức 69 điểm được công bố lần thứ nhất, từ 68,7 điểm trong tháng 5/2009.
Cùng ngày, Bộ Thương mại Mỹ cho biết tổng mức chi tiêu dùng của người dân Mỹ - vốn chiếm 70% GDP - trong tháng 5/2009 đã tăng 0,3%, sau khi không có biến chuyển trong tháng 4.
Bộ này cũng cho hay thu nhập của người dân trong tháng 5 đã tăng 1,4% so với tháng 4.
Mức tiết kiệm của người dân trong một năm tính đến tháng 5 đạt 768,8 tỷ USD - mức cao nhất kể từ năm 1959. Tỷ lệ tiết kiệm đã tăng 6,9% - mức cao nhất kể từ tháng 12/1993.
Liên quan đến thị trường trái phiếu, trong tuần Bộ Tài chính Mỹ đã đưa ra đấu thầu thành công và thu về 104 tỷ USD giá trị trái phiếu Chính phủ với kỳ hạn 2, 5 và 7 năm. Đây là đợt đấu thầu lớn nhưng lại rất thành công khi khối lượng đặt mua trái phiếu tăng vọt và lớn hơn nhiều so với lượng chào bán.
Thị trường chứng khoán Mỹ phiên cuối tuần đã giảm điểm sau phiên tăng mạnh trước đó. Với nhiều ngày giảm điểm, thị trường đã tiếp tục có tuần giảm điểm thứ hai liên tiếp.
Đáng chú ý là chỉ số Dow Jones liên tục mất điểm 4/5 phiên giao dịch trong tuần qua, điều này thể hiện khả năng bật mạnh trở lại mốc 9.000 điểm là hết sức khó khăn.
Trong tuần, chỉ số Dow Jones giảm 1,19%, chỉ số S&P 500 mất 0,25% và chỉ số Nasdaq lên 0,59% - đây là tuần giảm điểm thứ hai của Dow Jones và S&P 500.
So với đầu năm 2009, chỉ số Dow Jones giảm 3,85%, chỉ số S&P 500 tăng 1,73% và chỉ số Nasdaq lên 16,56%.
Tuy nhiên, so với thời điểm thị trường xuống mức thấp nhất trong gần 6 tháng đầu năm - được thiết lập ngày 9/3, chỉ số Dow Jones tăng 28,89%, chỉ số S&P 500 lên 35,83% và chỉ số Nasdaq tiến thêm 44,9%.
Đối với nhóm cổ phiếu ngành, trong tuần, 5/10 nhóm cổ phiếu ngành trong chỉ số S&P 500 đã mất điểm - trong đó cổ phiếu ngành năng lượng mất 2,69%; ngành tài chính giảm 1,27%; ngành công nghiệp hạ 1%;... trong khi đó ngành dịch vụ viễn thông tăng mạnh nhất với 3,65%; ngành y tế tiến thêm 1,32%;...
Điểm qua kết quả giao dịch ngày 26/6: chỉ số Dow Jones giảm 34,1 điểm, tương đương -0,4%, chốt ở mức 8.438,39.
Chỉ số Nasdaq phiên này tăng 8,68 điểm, tương đương 0,47%, chốt ở mức 1.838,22.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 hạ 1,36 điểm, tương đương -0,15%, đóng cửa ở mức 918,9.
Những thông tin đáng chú ý tuần tới:
Thứ Hai: Báo cáo về tình trạng sản xuất công nghiệp ở Dallas (Texas).
Thứ Ba: Công bố chỉ số giá nhà Case-Shiller; báo cáo về chỉ số niềm tin người tiêu dùng của Conference Board.
Thứ Tư: Công bố chỉ số ISM ngành sản xuất; số liệu về chi tiêu xây dựng; công bố doanh số nhà chờ bán.
Thứ Năm: Công bố số liệu về số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu; báo cáo về tình trạng việc làm trong tháng 5; số đơn đặt hàng từ các nhà máy ở Mỹ.
Thứ Sáu: Tất cả các thị trường tài chính Mỹ nghỉ giao dịch nhân ngày lễ - Ngày độc lập.
Thị trường | Chỉ số | Phiên trước | Đóng cửa | Tăng / giảm (điểm) | Tăng / giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 8.473,49 | 8.438,39 | 34,01 | 0,40 |
Nasdaq | 1.750,43 | 1.838,22 | 8,68 | 0,47 | |
S&P 500 | 910,33 | 918,90 | 1,36 | 0,15 | |
Anh | FTSE 100 | 4.411,72 | 4.241,01 | 11,56 | 0,27 |
Đức | DAX | 4.985,60 | 4.776,47 | 24,09 | 0,50 |
Pháp | CAC 40 | 3.270,09 | 3.129,73 | 33,37 | 1,05 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 6.683,11 | 6.463,56 | 5,95 | 0,09 |
Nhật | Nikkei 225 | 9.310,81 | 9.877,39 | 81,31 | 0,83 |
Hồng Kông | Hang Seng | 16.991,56 | 18.600,26 | 325,23 | 1,78 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.372,04 | 1.394,53 | 1,80 | 0,13 |
Singapore | Straits Times | 2.239,59 | 2.317,95 | 15,49 | 0,67 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 2.588,57 | 2.928,21 | 3,16 | 0,11 |
Ấn Độ | BSE | 13.704,26 | 14.764,64 | 419,02 | 2,92 |
Australia | ASX | 3.781,60 | 3.899,50 | 48,00 | 1,25 |
Việt Nam | VN-Index | 453,76 | 461,37 | 7,61 | 1,68 |
Nguồn: CNBC, Thomson Reuters, Bloomber |