Phố Wall gắng gượng đi lên sau tuyên bố của FED
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tuyên bố sẽ tiến hành những bước đi mới để vực dậy đà phục hồi kinh tế
Việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tuyên bố sẽ tiến hành những bước đi mới để vực dậy đà phục hồi kinh tế đã giúp chặn đứng tốc độ giảm điểm của chứng khoán Mỹ trong phiên 10/8. Các chỉ số chính giảm điểm nhưng rồi đã lấy lại được phần lớn số điểm đã mất.
Kết thúc ngày giao dịch hôm qua, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 54,50 điểm, tương ứng 0,51%, xuống 10.644,25 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 6,73 điểm, tương ứng 0,60%, xuống 1.121,06 điểm. Chỉ số Nasdaq giảm 28,52 điểm, tương ứng 1,24%, xuống 2.277,17 điểm.
Bên cạnh quyết định giữ nguyên mức lãi suất 0,25%, FED còn tuyên bố sử dụng lượng tiền mặt từ số trái phiếu thế chấp đáo hạn để mua thêm trái phiếu Chính phủ. Đây là một bước đi rất quan trọng trong việc vực dậy đà phục hồi yếu kém của nền kinh tế Mỹ.
Quyết định tái đầu tư khoản lợi nhuận từ gần 1.300 tỷ USD trái phiếu thế chấp mà FED mua vào trong giai đoạn khủng hoảng tài chính 2008, thể hiện sự thay đổi chính sách quan trọng của FED. FED sẽ duy trì lượng chứng khoán nắm giữ ở mức khoảng 2.054 tỷ USD, chủ yếu bằng cách mua trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn từ 2-10 năm.
Chỉ số Dow Jones đã giảm khoảng 100 điểm xuống 10.533 điểm, trước khi FED đưa ra tuyên bố trên. Tuy nhiên, đánh giá từ mức điểm khi chốt phiên, giới phân tích cho rằng, thông điệp từ FED chưa đủ lực để kéo nhà đầu tư mua cổ phiếu nhiều hơn và giúp các chỉ số bật tăng trở lại.
Phản ứng này của thị trường cho thấy nhà đầu tư vẫn chưa thực sự tin tưởng quyết định mới của FED sẽ lập tức tạo ra ảnh hưởng tích cực lên thị trường việc làm và mức chi tiêu tiêu dùng của người dân. Đây cũng là hai yếu tố lớn nhất khiến đà phục hồi của kinh tế Mỹ không thể tiến nhanh.
Thêm vào đó, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc hạ nhiệt cũng khiến tâm lý nhà đầu tư bi quan. Kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc tăng trưởng chậm lại trong tháng 7 so với tháng 6 đã đẩy giá cổ phiếu hàng hóa và năng lượng giảm sâu. Chỉ số S&P của nhóm cổ phiếu này giảm 1%.
Biểu đồ thị trường chứng khoán Mỹ phiên giao dịch 10/8 - Nguồn: G.Finance.
Trong khi chỉ số Nasdaq chịu áp lực đi xuống của các hãng công nghệ. Cổ phiếu của nhà sản xuất chip khổng lồ Intel và đối thủ AMD đều giảm sau khi bị các chuyên gia hạ xếp hạng tín dụng. Cổ phiếu của Intel giảm 4%, còn AMD giảm tới 8%.
Khối lượng giao dịch trên ba sàn New York, American và Nasdaq đạt 7,44 tỷ cổ phiếu, cao hơn mức 5,71 tỷ cổ phiếu trong phiên liền trước, nhưng vẫn dưới mức trung bình hàng ngày năm ngoái 9,65 tỷ cổ phiếu. Số cổ phiếu giảm điểm nhiều hơn số tăng điểm với tỷ lệ 11:4 trên sàn New York, trong khi trên sàn Nasdaq, 4 cổ phiếu giảm điểm thì có 1 cổ phiếu tăng điểm.
Các thị trường châu Âu cũng đỏ lửa trong phiên giao dịch 10/8. Chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 34,11 điểm, tương ứng 0,63%, xuống 5.376,41 điểm. Chỉ số DAX của Đức giảm 65,35 điểm, tương ứng 1,03%, xuống 6.286,25 điểm. Chỉ số CAC 40 của Pháp giảm 46,79 điểm, tương ứng 1,24%, xuống 3.730,58 điểm.
Tình hình tại châu Á không hề khá hơn. Chứng khoán châu Á đồng loạt giảm điểm trong phiên 10/8 do có thông tin về hoạt động buôn bán của Trung Quốc giảm sút và giới đầu tư đang chờ đợi một cách lo lắng những tín hiệu từ cuộc họp chính sách của FED.
Chỉ số Shanghai Composite (bao gồm cả cổ phiếu loại A và B) tại thị trường chứng khoán Thượng Hải đã giảm tới 2,89% trong chiều 10/8, sau khi có số liệu cho thấy kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu của Trung Quốc trong tháng 7 đều giảm so với tháng trước đó, bất kể thặng dư thương mại tăng vọt. Điều này làm mờ triển vọng kinh tế của Trung Quốc.
Tại Hồng Kông, chỉ số Hang Seng giảm rất mạnh 327,99 điểm (1,5%) xuống 21.473,60 điểm. Thêm vào đó, việc giá bất động sản tại các thành phố lớn của Trung Quốc vẫn ở mức cao đã làm tắt niềm hy vọng về khả năng Bắc Kinh sẽ nới lỏng các biện pháp nhằm chặn đà tăng "nóng" của thị trường này.
Trong khi đó, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản quyết định giữ nguyên lãi suất cơ bản ở mức 0,1% đúng như dự kiến của đa số giới quan sát, nhằm ủng hộ đà hồi phục kinh tế ở mức vừa phải và chống giảm phát. Kết thúc phiên, chỉ số Nikkei 225 giảm nhẹ 21,44 điểm xuống 9.551,05.
Hàng loạt các thị trường chứng khoán khác trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương theo đà đi xuống, trong đó chỉ số S&P/ASX 200 tại Sydney giảm 1,18% (54,2 điểm) xuống 4.540,7 điểm, cũng do tác động của số liệu thương mại từ Trung Quốc. Chỉ số Kospi tại Seoul giảm 0,5% xuống 1.781,13 điểm. Chỉ số Taiex của Đài Loan giảm 0,72% xuống 7.976,74 điểm, mất mốc 8.000 điểm.
Kết thúc ngày giao dịch hôm qua, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 54,50 điểm, tương ứng 0,51%, xuống 10.644,25 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 6,73 điểm, tương ứng 0,60%, xuống 1.121,06 điểm. Chỉ số Nasdaq giảm 28,52 điểm, tương ứng 1,24%, xuống 2.277,17 điểm.
Bên cạnh quyết định giữ nguyên mức lãi suất 0,25%, FED còn tuyên bố sử dụng lượng tiền mặt từ số trái phiếu thế chấp đáo hạn để mua thêm trái phiếu Chính phủ. Đây là một bước đi rất quan trọng trong việc vực dậy đà phục hồi yếu kém của nền kinh tế Mỹ.
Quyết định tái đầu tư khoản lợi nhuận từ gần 1.300 tỷ USD trái phiếu thế chấp mà FED mua vào trong giai đoạn khủng hoảng tài chính 2008, thể hiện sự thay đổi chính sách quan trọng của FED. FED sẽ duy trì lượng chứng khoán nắm giữ ở mức khoảng 2.054 tỷ USD, chủ yếu bằng cách mua trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn từ 2-10 năm.
Chỉ số Dow Jones đã giảm khoảng 100 điểm xuống 10.533 điểm, trước khi FED đưa ra tuyên bố trên. Tuy nhiên, đánh giá từ mức điểm khi chốt phiên, giới phân tích cho rằng, thông điệp từ FED chưa đủ lực để kéo nhà đầu tư mua cổ phiếu nhiều hơn và giúp các chỉ số bật tăng trở lại.
Phản ứng này của thị trường cho thấy nhà đầu tư vẫn chưa thực sự tin tưởng quyết định mới của FED sẽ lập tức tạo ra ảnh hưởng tích cực lên thị trường việc làm và mức chi tiêu tiêu dùng của người dân. Đây cũng là hai yếu tố lớn nhất khiến đà phục hồi của kinh tế Mỹ không thể tiến nhanh.
Thêm vào đó, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc hạ nhiệt cũng khiến tâm lý nhà đầu tư bi quan. Kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc tăng trưởng chậm lại trong tháng 7 so với tháng 6 đã đẩy giá cổ phiếu hàng hóa và năng lượng giảm sâu. Chỉ số S&P của nhóm cổ phiếu này giảm 1%.
Biểu đồ thị trường chứng khoán Mỹ phiên giao dịch 10/8 - Nguồn: G.Finance.
Trong khi chỉ số Nasdaq chịu áp lực đi xuống của các hãng công nghệ. Cổ phiếu của nhà sản xuất chip khổng lồ Intel và đối thủ AMD đều giảm sau khi bị các chuyên gia hạ xếp hạng tín dụng. Cổ phiếu của Intel giảm 4%, còn AMD giảm tới 8%.
Khối lượng giao dịch trên ba sàn New York, American và Nasdaq đạt 7,44 tỷ cổ phiếu, cao hơn mức 5,71 tỷ cổ phiếu trong phiên liền trước, nhưng vẫn dưới mức trung bình hàng ngày năm ngoái 9,65 tỷ cổ phiếu. Số cổ phiếu giảm điểm nhiều hơn số tăng điểm với tỷ lệ 11:4 trên sàn New York, trong khi trên sàn Nasdaq, 4 cổ phiếu giảm điểm thì có 1 cổ phiếu tăng điểm.
Các thị trường châu Âu cũng đỏ lửa trong phiên giao dịch 10/8. Chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 34,11 điểm, tương ứng 0,63%, xuống 5.376,41 điểm. Chỉ số DAX của Đức giảm 65,35 điểm, tương ứng 1,03%, xuống 6.286,25 điểm. Chỉ số CAC 40 của Pháp giảm 46,79 điểm, tương ứng 1,24%, xuống 3.730,58 điểm.
Tình hình tại châu Á không hề khá hơn. Chứng khoán châu Á đồng loạt giảm điểm trong phiên 10/8 do có thông tin về hoạt động buôn bán của Trung Quốc giảm sút và giới đầu tư đang chờ đợi một cách lo lắng những tín hiệu từ cuộc họp chính sách của FED.
Chỉ số Shanghai Composite (bao gồm cả cổ phiếu loại A và B) tại thị trường chứng khoán Thượng Hải đã giảm tới 2,89% trong chiều 10/8, sau khi có số liệu cho thấy kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu của Trung Quốc trong tháng 7 đều giảm so với tháng trước đó, bất kể thặng dư thương mại tăng vọt. Điều này làm mờ triển vọng kinh tế của Trung Quốc.
Tại Hồng Kông, chỉ số Hang Seng giảm rất mạnh 327,99 điểm (1,5%) xuống 21.473,60 điểm. Thêm vào đó, việc giá bất động sản tại các thành phố lớn của Trung Quốc vẫn ở mức cao đã làm tắt niềm hy vọng về khả năng Bắc Kinh sẽ nới lỏng các biện pháp nhằm chặn đà tăng "nóng" của thị trường này.
Trong khi đó, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản quyết định giữ nguyên lãi suất cơ bản ở mức 0,1% đúng như dự kiến của đa số giới quan sát, nhằm ủng hộ đà hồi phục kinh tế ở mức vừa phải và chống giảm phát. Kết thúc phiên, chỉ số Nikkei 225 giảm nhẹ 21,44 điểm xuống 9.551,05.
Hàng loạt các thị trường chứng khoán khác trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương theo đà đi xuống, trong đó chỉ số S&P/ASX 200 tại Sydney giảm 1,18% (54,2 điểm) xuống 4.540,7 điểm, cũng do tác động của số liệu thương mại từ Trung Quốc. Chỉ số Kospi tại Seoul giảm 0,5% xuống 1.781,13 điểm. Chỉ số Taiex của Đài Loan giảm 0,72% xuống 7.976,74 điểm, mất mốc 8.000 điểm.
Thị trường | Chỉ số | Phiên trước | Đóng cửa | Tăng/giảm (điểm) | Tăng/giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 10.698,75 | 10.644,25 | 54,50 | 0,51 |
Nasdaq | 2.305,69 | 2.277,17 | 28,52 | 1,24 | |
S&P 500 | 1.127,79 | 1.121,06 | 6,73 | 0,60 | |
Anh | FTSE 100 | 5.410,52 | 5.376,41 | 34,11 | 0,63 |
Đức | DAX | 6.351,60 | 6.286,25 | 65,35 | 1,03 |
Pháp | CAC 40 | 3.777,37 | 3.730,58 | 46,79 | 1,24 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 8.034,49 | 7.976,74 | 57,55 | 0,72 |
Nhật Bản | Nikkei 225 | 9.572,49 | 9.551,05 | 21,44 | 0,22 |
Hồng Kông | Hang Seng | 21.801,59 | 21.473,60 | 327,99 | 1,50 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.790,17 | 1.781,13 | 9,04 | 0,50 |
Singapore | Straits Times | 2.995,06 | 2.984,29 | 10,77 | 0,36 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 2.672,53 | 2.595,27 | 77,26 | 2,89 |
Ấn Độ | BSE | 18.287,50 | 18.219,99 | 67,51 | 0,37 |
Nguồn: CNBC, Market Watch. |