Phố Wall giảm điểm nhẹ sau hai phiên tăng mạnh
Ngày 3/2, chứng khoán Mỹ đã điều chỉnh giảm khi có hai phiên tăng điểm mạnh trước đó
Ngày 3/2, chứng khoán Mỹ đã có phiên điều chỉnh giảm trước triển vọng không khả quan của Pfizer và Tổng thống Obama cam kết hoàn thành kế hoạch cải tổ hệ thống pháp lý ngân hàng và y tế.
Hôm thứ Tư, Viện Quản lý Nguồn cung (ISM) cho biết, chỉ số ISM ngành dịch vụ trong tháng 1/2010 đã tăng lên 50,5 điểm - thấp hơn so với mức dự báo 51 điểm của giới phân tích, từ mức 49,9 điểm trong tháng 12/2009.
Chỉ số này nếu ở trên ngưỡng 50 điểm thì được cho là tăng trưởng. Ngành dịch vụ vốn chiếm 2/3 hoạt động kinh tế ở Mỹ, bao gồm các lĩnh vực kinh doanh như ngân hàng, hàng không, khách sạn và nhà hàng.
Cùng ngày, ADP Employer Services cho biết, giới chủ tư nhân ở Mỹ đã cắt giảm 22.000 việc làm trong tháng 1/2010 - thấp hơn mức dự báo 30.000 của giới phân tích, từ mức 61.000 trong tháng 12/2009.
Ngày 5/2 tới, Bộ Lao động Mỹ sẽ chính thức công bố số liệu về tỷ lệ thất nghiệp trong tháng 1/2010. Theo giới phân tích nhận định, tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ trong tháng qua có thể duy trì tháng thứ ba liên tiếp ở mức 10%.
Mất điểm vì Pfizer
Mở cửa với mức giảm hơn 0,3% giá trị, xu hướng chung của ba chỉ số sau đó cũng không tích cực hơn. Trước đó, với hai phiên tăng điểm mạnh nhất kể từ tháng 10/2009, lực bán đã dần mạnh lên trong phiên này, nhất là những ngành đã tăng mạnh như nguyên vật liệu cơ bản, tài chính…
Bên cạnh đó, sức mua cũng yếu đi trước lo ngại về cam kết hoàn thành kế hoạch cải tổ hệ thống pháp lý ngân hàng và y tế của Tổng thống Obama, cũng như việc Viện Quản lý Nguồn cung công bố chỉ số ISM ngành dịch vụ tăng thấp hơn dự báo.
Một yếu tố bất lợi khác tác động tới thị trường đến từ khối dược phẩm. Pfizer công bố lợi nhuận trong quý 4/2009 đạt 676 triệu USD, tương đương 10 cent/cổ phiếu, từ mức 266 triệu USD (4 cent/cổ phiếu) của cùng kỳ năm trước. Doanh thu của hãng tăng thêm 34% lên 16,5 tỷ USD. Mặc dù kết quả kinh doanh tốt hơn so với cùng kỳ năm trước, nhưng với việc công bố triển vọng không mấy sáng sủa, cổ phiếu của Pfizer đã giảm 2,3% xuống còn 18,62 USD/cổ phiếu.
Đà giảm của Pfizer đã tác động đến cổ phiếu ngành dược phẩm và góp phần kéo thị trường đi xuống. Cổ phiếu ngành dược phẩm trong Dow Jones là Merck cũng giảm 2,12%.
Phiên này, cổ phiếu khối ngân hàng, bảo hiểm chịu áp lực bán mạnh và giảm điểm với biên độ khá rộng. Chỉ số KBW mất 2,4%, chỉ số Morgan Stanley khối chăm sóc sức khỏe hạ 1,6%.
Tổng khối lượng giao dịch trên New York Stock Exchange, American Stock Exchange và Nasdaq đạt 8,09 tỷ cổ phiếu, thấp hơn so với mức trung bình 9,65 tỷ cổ phiếu/phiên của năm trước.
Biểu đồ diễn biến của ba chỉ số chứng khoán Mỹ ngày 3/2 - Nguồn: G.Finance.
Điểm qua kết quả giao dịch ngày 3/2: chỉ số Dow Jones hạ 26,3 điểm, tương đương -0,26%, chốt ở mức 10.270,55.
Chỉ số Nasdaq tiến thêm 0,85 điểm, tương đương 0,04%, chốt ở mức 2.190,91.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 xuống 6,04 điểm, tương ứng -0,55%, đóng cửa ở mức 1.097,28.
Những thông tin đáng chú ý trong tuần:
Thứ Năm: Công bố số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu; số đơn đặt hàng từ các nhà máy.
Thứ Sáu: Aetna và Tyson Foods công bố kết quả kinh doanh.
Chứng khoán châu Á đồng loạt đi lên
Ngày 3/2, chứng khoán châu Á đã đồng loạt tăng điểm mạnh sau khi đón nhận diễn biến tích cực từ Phố Wall đêm trước.
Mở cửa ngày giao dịch, thị trường chứng khoán châu Á đã có được sắc xanh ở các chỉ số chứng khoán lớn. Biên độ tăng điểm dần tăng vào thời điểm cuối ngày giao dịch.
Các số liệu khả quan về tăng trưởng kinh tế Mỹ quý 4/2009, chỉ số ISM khối sản xuất tăng cao và chỉ số đo lường doanh số nhà chờ bán tăng mạnh, đã giúp Phố Wall có thêm phiên giao dịch thành công. Đây cũng chính là nhân tố cơ bản thúc đẩy thị trường chứng khoán châu Á đi lên.
Trong số 8 thị trường lớn tăng điểm thì có tới 6 chỉ số chứng khoán tăng hơn 1%, trong đó thị trường Trung Quốc, Hồng Kông và Ấn Độ đã tăng hơn 2% giá trị.
Quan sát phiên giao dịch cho thấy, lực cầu cổ phiếu thực sự vững ở khắp các thị trường. Diễn biến này tích cực hơn nhiều so với phiên trước đó khi chỉ có thị trường Nhật và Australia có được sức cầu lớn.
Sự tăng điểm trên diện rộng đã đưa chỉ số MSCI châu Á - Thái Bình Dương có được mức tăng 1,2%, lên 118,97 điểm, đưa chỉ số này tiến thêm 2% giá trị trong 2 phiên qua.
Điểm qua kết quả giao dịch của các thị trường châu Á khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan tăng 1,59%. Chỉ số Straits Times của Singapore tiến thêm 1,62%. Chỉ số VN-Index của Việt Nam lên 1,55%. Chỉ số ASX của Australia tăng 0,96%. Chỉ số BSE của Ấn Độ tiến thêm 2,02%. Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc nhích 2,36%. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông tăng 2,22%. Chỉ số Nikkei 225 của Nhật tiến thêm 0,32%.
Hôm thứ Tư, Viện Quản lý Nguồn cung (ISM) cho biết, chỉ số ISM ngành dịch vụ trong tháng 1/2010 đã tăng lên 50,5 điểm - thấp hơn so với mức dự báo 51 điểm của giới phân tích, từ mức 49,9 điểm trong tháng 12/2009.
Chỉ số này nếu ở trên ngưỡng 50 điểm thì được cho là tăng trưởng. Ngành dịch vụ vốn chiếm 2/3 hoạt động kinh tế ở Mỹ, bao gồm các lĩnh vực kinh doanh như ngân hàng, hàng không, khách sạn và nhà hàng.
Cùng ngày, ADP Employer Services cho biết, giới chủ tư nhân ở Mỹ đã cắt giảm 22.000 việc làm trong tháng 1/2010 - thấp hơn mức dự báo 30.000 của giới phân tích, từ mức 61.000 trong tháng 12/2009.
Ngày 5/2 tới, Bộ Lao động Mỹ sẽ chính thức công bố số liệu về tỷ lệ thất nghiệp trong tháng 1/2010. Theo giới phân tích nhận định, tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ trong tháng qua có thể duy trì tháng thứ ba liên tiếp ở mức 10%.
Mất điểm vì Pfizer
Mở cửa với mức giảm hơn 0,3% giá trị, xu hướng chung của ba chỉ số sau đó cũng không tích cực hơn. Trước đó, với hai phiên tăng điểm mạnh nhất kể từ tháng 10/2009, lực bán đã dần mạnh lên trong phiên này, nhất là những ngành đã tăng mạnh như nguyên vật liệu cơ bản, tài chính…
Bên cạnh đó, sức mua cũng yếu đi trước lo ngại về cam kết hoàn thành kế hoạch cải tổ hệ thống pháp lý ngân hàng và y tế của Tổng thống Obama, cũng như việc Viện Quản lý Nguồn cung công bố chỉ số ISM ngành dịch vụ tăng thấp hơn dự báo.
Một yếu tố bất lợi khác tác động tới thị trường đến từ khối dược phẩm. Pfizer công bố lợi nhuận trong quý 4/2009 đạt 676 triệu USD, tương đương 10 cent/cổ phiếu, từ mức 266 triệu USD (4 cent/cổ phiếu) của cùng kỳ năm trước. Doanh thu của hãng tăng thêm 34% lên 16,5 tỷ USD. Mặc dù kết quả kinh doanh tốt hơn so với cùng kỳ năm trước, nhưng với việc công bố triển vọng không mấy sáng sủa, cổ phiếu của Pfizer đã giảm 2,3% xuống còn 18,62 USD/cổ phiếu.
Đà giảm của Pfizer đã tác động đến cổ phiếu ngành dược phẩm và góp phần kéo thị trường đi xuống. Cổ phiếu ngành dược phẩm trong Dow Jones là Merck cũng giảm 2,12%.
Phiên này, cổ phiếu khối ngân hàng, bảo hiểm chịu áp lực bán mạnh và giảm điểm với biên độ khá rộng. Chỉ số KBW mất 2,4%, chỉ số Morgan Stanley khối chăm sóc sức khỏe hạ 1,6%.
Tổng khối lượng giao dịch trên New York Stock Exchange, American Stock Exchange và Nasdaq đạt 8,09 tỷ cổ phiếu, thấp hơn so với mức trung bình 9,65 tỷ cổ phiếu/phiên của năm trước.
Biểu đồ diễn biến của ba chỉ số chứng khoán Mỹ ngày 3/2 - Nguồn: G.Finance.
Điểm qua kết quả giao dịch ngày 3/2: chỉ số Dow Jones hạ 26,3 điểm, tương đương -0,26%, chốt ở mức 10.270,55.
Chỉ số Nasdaq tiến thêm 0,85 điểm, tương đương 0,04%, chốt ở mức 2.190,91.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 xuống 6,04 điểm, tương ứng -0,55%, đóng cửa ở mức 1.097,28.
Những thông tin đáng chú ý trong tuần:
Thứ Năm: Công bố số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu; số đơn đặt hàng từ các nhà máy.
Thứ Sáu: Aetna và Tyson Foods công bố kết quả kinh doanh.
Chứng khoán châu Á đồng loạt đi lên
Ngày 3/2, chứng khoán châu Á đã đồng loạt tăng điểm mạnh sau khi đón nhận diễn biến tích cực từ Phố Wall đêm trước.
Mở cửa ngày giao dịch, thị trường chứng khoán châu Á đã có được sắc xanh ở các chỉ số chứng khoán lớn. Biên độ tăng điểm dần tăng vào thời điểm cuối ngày giao dịch.
Các số liệu khả quan về tăng trưởng kinh tế Mỹ quý 4/2009, chỉ số ISM khối sản xuất tăng cao và chỉ số đo lường doanh số nhà chờ bán tăng mạnh, đã giúp Phố Wall có thêm phiên giao dịch thành công. Đây cũng chính là nhân tố cơ bản thúc đẩy thị trường chứng khoán châu Á đi lên.
Trong số 8 thị trường lớn tăng điểm thì có tới 6 chỉ số chứng khoán tăng hơn 1%, trong đó thị trường Trung Quốc, Hồng Kông và Ấn Độ đã tăng hơn 2% giá trị.
Quan sát phiên giao dịch cho thấy, lực cầu cổ phiếu thực sự vững ở khắp các thị trường. Diễn biến này tích cực hơn nhiều so với phiên trước đó khi chỉ có thị trường Nhật và Australia có được sức cầu lớn.
Sự tăng điểm trên diện rộng đã đưa chỉ số MSCI châu Á - Thái Bình Dương có được mức tăng 1,2%, lên 118,97 điểm, đưa chỉ số này tiến thêm 2% giá trị trong 2 phiên qua.
Điểm qua kết quả giao dịch của các thị trường châu Á khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan tăng 1,59%. Chỉ số Straits Times của Singapore tiến thêm 1,62%. Chỉ số VN-Index của Việt Nam lên 1,55%. Chỉ số ASX của Australia tăng 0,96%. Chỉ số BSE của Ấn Độ tiến thêm 2,02%. Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc nhích 2,36%. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông tăng 2,22%. Chỉ số Nikkei 225 của Nhật tiến thêm 0,32%.
Thị trường | Chỉ số | Phiên trước | Đóng cửa | Tăng/giảm (điểm) | Tăng/giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 10.296,85 | 10,270.55 | 26,30 | 0,26 |
Nasdaq | 2.190,06 | 2,190.91 | 0,85 | 0,04 | |
S&P 500 | 1.103,32 | 1,097.28 | 6,04 | 0,55 | |
Anh | FTSE 100 | 5.283,31 | 5,253.15 | 30,16 | 0,57 |
Đức | DAX | 5.709,66 | 5,672.09 | 37,57 | 0,66 |
Pháp | CAC 40 | 3.812,13 | 4,012.91 | 1,06 | 0,03 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 7.429,61 | 7.547,98 | 118,37 | 1,59 |
Nhật Bản | Nikkei 225 | 10.371,09 | 10.404,33 | 33,24 | 0,32 |
Hồng Kông | Hang Seng | 20.272,18 | 20.722,08 | 449,90 | 2,22 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.595,81 | 1.615,02 | 19,21 | 1,20 |
Singapore | Straits Times | 2.720,87 | 2.764,84 | 43,97 | 1,62 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 2.934,71 | 3.003,83 | 69,12 | 2,36 |
Ấn Độ | BSE | 16.219,30 | 16.490,71 | 327,27 | 2,02 |
Australia | ASX | 4.628,80 | 4.673,20 | 44,40 | 0,96 |
Việt Nam | VN-Index | 487,93 | 495,48 | 7,55 | 1,55 |
Nguồn: CNBC, Thomson Reuters, Bloomberg |