Phố Wall “hồi sinh” sau tin xấu
Ngày 3/12, chứng khoán Mỹ đã vượt qua được nhiều thông tin xấu để có sự bứt vào cuối ngày giao dịch
Ngày 3/12, chứng khoán Mỹ đã vượt qua được nhiều thông tin xấu để có sự bứt vào cuối ngày giao dịch.
Hôm thứ Tư, tờ Wall Street Journal vừa loan báo, Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Henry Paulson đang cân nhắc việc yêu cầu Quốc hội nước này thông qua khoản chi 350 tỷ USD trong gói giải cứu 700 tỷ USD để thực hiện các biện pháp ứng cứu thị trường. Tờ báo này cũng cho biết, ông Paulson sẽ đệ trình kế hoạch giải ngân lên các nhà làm luật Mỹ trong tuần tới.
Thị trường tăng điểm ngày thứ hai
Ngày 3/12, Viện Quản lý nguồn cung (ISM) cho biết, chỉ số ngành dịch vụ trong tháng 11 đã giảm xuống 37,3 điểm - thấp hơn so mức dự báo 42 điểm của giới phân tích, từ 44,4 điểm trong tháng 10. Chỉ số này nếu ở dưới ngưỡng 50 điểm thì được cho là tăng trưởng âm.
Được biết, ngành dịch vụ ở Mỹ - vốn đóng góp 80% giá trị cho nền kinh tế Mỹ, bao gồm các lĩnh vực ngân hàng, vận tải hàng không, khách sạn, nhà hàng...
Liên quan đến tình hình việc làm ở các doanh nghiệp tư nhân Mỹ, số liệu của ADP công bố cho thấy, giới chủ tư nhân ở nước này trong tháng 11 đã cắt giảm 250.000 việc làm, lên mức cao nhất trong vòng 7 năm qua.
Trước bối cảnh nhiều tập đoàn đã, đang và sẽ cắt giảm mạnh nhân sự, giới phân tích đã dự báo, thất nghiệp ở Mỹ trong tháng 11 có thể tăng lên 6,8% từ 6,5% trong tháng 10 (số liệu sẽ được công bố vào ngày 5/12) và dự báo tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ đến cuối năm 2009 có thể tăng lên 8% - 9%.
Trong khi đó, Bộ Lao Mỹ động cho biết, năng suất lao động trong tháng 11 ở nước này đã tăng 1,3% và chi phí lao động cũng tăng thêm 2,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Báo cáo của Bộ này cũng cho hay, giới chủ Mỹ trong tháng 11 đã đẩy mạnh cắt giảm chi phí, giảm giờ lao động của người lao động và đẩy cao năng suất lao động lên.
Thông tin đáng chú ý trong ngày liên quan đến khối tài chính, chuyên gia phân tích Kenneth Worthington của Công ty Chứng khoán J.P. Morgan nhận định, Goldman Sachs và Morgan Stanley sẽ phải bơm thêm một lượng vốn lần lượt là 3,5 tỷ USD và 5,5 tỷ USD để bù vào các khoản thâm hụt trong báo cáo tài chính do thua lỗ từ hoạt động kinh doanh trong quý 4/2008.
Chứng khoán Mỹ đã tăng điểm ngày thứ hai liên tiếp khi nhà đầu tư tăng mạnh mua cổ phiếu khối hàng tiêu dùng thực phẩm như Coca-Cola, McDonald's, cổ phiếu khối tài chính và công nghệ.
Điểm đáng chú ý là thị trường đã vượt qua được lực cản lớn từ thông tin tình hình việc làm, chỉ số ngành dịch vụ. Điều này mở ra hy vọng cho nhà đầu tư về một tuần không thất bại bởi trước đó các chỉ số đã giảm hơn 8% phiên đầu tuần.
Thị trường mở cửa ở mức thấp hơn phiên trước đó khoảng 1,5% nhưng sau đó hơn một giờ giao dịch, các chỉ số đã chạm ngưỡng giá trị của phiên trước đó. Từ 10 giờ (giờ địa phương) đến 12h30, các chỉ số đã duy trì được sắc xanh trên bảng điện tử với biên độ tăng xấp xỉ 1%.
Tuy nhiên, thị trường đã có phiên điều chỉnh nhẹ và xuống dưới ngưỡng giá trị phiên trước đó trong khoảng 1 tiếng trước khi có sự phục hồi trở lại với biên độ tăng từ 2% đến gần 3%.
Cổ phiếu của Coca-Cola (NYSE - KO) đã tăng tới 5% và trở thành cổ phiếu có mức tăng cao nhất trong số 30 cổ phiếu thuộc chỉ số Dow Jones, cổ phiếu của McDonald's (NYSE - MDC) lên 4%.
Khi nhìn vào biểu đồ, ta có thể thấy, mặc dù từ tháng 9/2008 đến nay chỉ số S&P 500, Dow Jones đã giảm từ 25,3% đến 32% nhưng cổ phiếu KO và MDC chỉ giảm từ 5,3% đến 11,2%. Điều này có thể thấy nhà đầu tư ở Phố Wall đang hướng về những cổ phiếu có độ an toàn cao và có sức tăng trưởng cũng như khả năng bám trụ tốt ngay cả khi kinh tế Mỹ gặp khó khăn.
Ngoài mức tăng ấn tượng của nhiều cổ phiếu khối hàng tiêu dùng thực phẩm như KO, MDC, cổ phiếu khối công nghệ cũng có mức tăng mạnh khi cổ phiếu của Cisco Systems (Nasdaq – CSCO) tăng tới 4,5%, Microsoft Corporation (Nasdaq – MSFT) lên 3,76%.
Điểm qua kết quả giao dịch ngày 3/12: chỉ số công nghiệp Dow Jones tiếp tục tăng 172,6 điểm, tương đương 2,05%, đóng cửa ở mức 8.591,69.
Chỉ số Nasdaq phiên này lên 42,58 điểm, tương đương 2,94%, chốt ở mức 1.492,38.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 tiến thêm 21,93 điểm, tương đương 2,58%, đóng cửa ở mức 870,74.
Khối lượng giao dịch trên sàn New York đạt 1,55 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 2 cổ phiếu lên điểm thì có 1 cổ phiếu mất điểm. Khối lượng giao dịch thành công trên sàn Nasdaq đạt 2,3 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 1,6 mã lên điểm thì có 1 mã xuống điểm.
Chứng khoán châu Âu tiếp tục lên điểm
Ngày 3/12, kết quả thăm dò các công ty trong lĩnh vực dịch vụ của 15 nước sử dụng chung đồng Euro (Euro Zone) vừa được công bố cho thấy, chỉ số ngành dịch vụ trong tháng 11 của khối này đã giảm xuống 42,5 điểm từ 45,8 điểm trong tháng 10.
Đây là kết quả tồi tệ đối với khu vực này, bởi trước nỗ lực cắt giảm lãi suất đồng Euro xuống 3,25% để vực dậy nền kinh tế khu vực của Ngân hàng Trung ương châu Âu nhưng tình hình vẫn trong xu hướng ngày một xấu đi.
Giới phân tích nhận định, những thách thức lớn đối với kinh tế của khu vực Euro Zone trong quý 4/2008 là: GDP sẽ tiếp tục tăng trưởng âm, hoạt động xuất khẩu sẽ giảm mạnh, tình trạng thất nghiệp sẽ tiếp tục gia tăng, thu nhập của người dân sẽ giảm...
Chứng khoán châu Âu tiếp tục lên điểm ngày thứ hai trong tuần nhờ sức tăng của cổ phiếu khối công nghệ, dược... trong đó cổ phiếu của Vodafone tăng 4,6%, Novartis lên 4,5% và AstraZeneca tiến thêm 5,2%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 47,1 điểm, tương đương 1,14%, đóng cửa ở mức 4.269,96, khối lượng giao dịch đạt 2,1 tỷ cổ phiếu.
Chỉ số DAX của Đức phiên này lên 0,78%, khối lượng giao dịch đạt 35 triệu cổ phiếu. Chỉ số CAC 40 của Pháp tiến thêm 0,44 %, khối lượng giao dịch đạt 145 triệu cổ phiếu.
Chứng khoán châu Á hồ hởi đón tin vui
Chứng khoán Nhật hôm thứ Tư đã phục hồi gần 2% sau khi giảm tới 6,4% phiên trước đó. Cổ phiếu của các hãng bán lẻ, công ty chứng khoán lên điểm mạnh là nguyên nhân cơ bản giúp thị trường khởi sắc.
Cổ phiếu của Seven & I Holdings đã tăng 12%, cổ phiếu Fast Retailing lên 10,2%, cổ phiếu Bals tiến thêm 11,2%...
Đà tăng của thị trường bị cản bởi sự sụt giảm của cổ phiếu các nhà sản xuất ôtô do doanh số bán xe trong tháng 11 ở Mỹ của Toyota giảm 34%, Honda hạ 32%. Điều này khiến cổ phiếu của Toyota hạ 1,41%, cổ phiếu Honda trượt 4,7%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 tăng 140,41 điểm, tương đương 1,79%, đóng cửa ở mức 8.004,1. Khối lượng giao dịch đạt 1,72 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 2 cổ phiếu lên điểm thì có 1 cổ phiếu xuống điểm.
Chuyển qua thị trường khác, ngày 3/12, Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc cho biết, dự trữ ngoại hối của nước này trong tháng 11 đã giảm xuống còn 200,5 tỷ USD - mức thấp nhất kể từ tháng 1/2005, từ 212,3 tỷ USD trong tháng 10.
Thời gian qua, Ngân hàng Trung ương và Chính phủ nước này đã sử dụng một lượng dự trữ ngoại hối để ngăn sự mất giá của đồng Won, cũng như giữ ổn định trên thị trường tiền tệ.
Tổ chức xếp hạng Fitch Ratings đã cắt giảm định mức xếp hạng tín dụng đối với Hàn Quốc từ ổn định xuống tiêu cực, do nhận thấy lượng dự trữ ngoại hối suy giảm có thể đe dọa tới sự ổn định của nền kinh tế nước này.
Trên thị trường tiền tệ, đồng Won trong ngày giao dịch đã giảm 0,1% xuống 1.465,5 ăn 1 USD, giảm 36% so với USD trong năm 2008.
Trong khi đó, trên thị trường chứng khoán, chỉ số KOSPI phiên này gần như không có thay đổi so với phiên trước đó và chốt ở mức 1.022,67 điểm, giảm 46% trong năm 2008.
Chứng khoán Trung Quốc đã tăng điểm mạnh trở lại sau khi một quỹ đầu tư thuộc sở hữu của Chính phủ nước này công bố tăng lượng cổ phần nắm giữ đối với Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc – điều này đã thúc đẩy sức tăng của cổ phiếu của khối ngân hàng nói riêng và thị trường nói chung.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Shanghai Composite tăng 75,78 điểm, tương đương 4,01%, chốt ở mức 1.965,41.
Điểm qua các thị trường khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan giảm 1,14%. Chỉ số Straits Times của Singapore tiến thêm 0,08%. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông lên 1,36%.
Hôm thứ Tư, tờ Wall Street Journal vừa loan báo, Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Henry Paulson đang cân nhắc việc yêu cầu Quốc hội nước này thông qua khoản chi 350 tỷ USD trong gói giải cứu 700 tỷ USD để thực hiện các biện pháp ứng cứu thị trường. Tờ báo này cũng cho biết, ông Paulson sẽ đệ trình kế hoạch giải ngân lên các nhà làm luật Mỹ trong tuần tới.
Thị trường tăng điểm ngày thứ hai
Ngày 3/12, Viện Quản lý nguồn cung (ISM) cho biết, chỉ số ngành dịch vụ trong tháng 11 đã giảm xuống 37,3 điểm - thấp hơn so mức dự báo 42 điểm của giới phân tích, từ 44,4 điểm trong tháng 10. Chỉ số này nếu ở dưới ngưỡng 50 điểm thì được cho là tăng trưởng âm.
Được biết, ngành dịch vụ ở Mỹ - vốn đóng góp 80% giá trị cho nền kinh tế Mỹ, bao gồm các lĩnh vực ngân hàng, vận tải hàng không, khách sạn, nhà hàng...
Liên quan đến tình hình việc làm ở các doanh nghiệp tư nhân Mỹ, số liệu của ADP công bố cho thấy, giới chủ tư nhân ở nước này trong tháng 11 đã cắt giảm 250.000 việc làm, lên mức cao nhất trong vòng 7 năm qua.
Trước bối cảnh nhiều tập đoàn đã, đang và sẽ cắt giảm mạnh nhân sự, giới phân tích đã dự báo, thất nghiệp ở Mỹ trong tháng 11 có thể tăng lên 6,8% từ 6,5% trong tháng 10 (số liệu sẽ được công bố vào ngày 5/12) và dự báo tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ đến cuối năm 2009 có thể tăng lên 8% - 9%.
Trong khi đó, Bộ Lao Mỹ động cho biết, năng suất lao động trong tháng 11 ở nước này đã tăng 1,3% và chi phí lao động cũng tăng thêm 2,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Báo cáo của Bộ này cũng cho hay, giới chủ Mỹ trong tháng 11 đã đẩy mạnh cắt giảm chi phí, giảm giờ lao động của người lao động và đẩy cao năng suất lao động lên.
Thông tin đáng chú ý trong ngày liên quan đến khối tài chính, chuyên gia phân tích Kenneth Worthington của Công ty Chứng khoán J.P. Morgan nhận định, Goldman Sachs và Morgan Stanley sẽ phải bơm thêm một lượng vốn lần lượt là 3,5 tỷ USD và 5,5 tỷ USD để bù vào các khoản thâm hụt trong báo cáo tài chính do thua lỗ từ hoạt động kinh doanh trong quý 4/2008.
Chứng khoán Mỹ đã tăng điểm ngày thứ hai liên tiếp khi nhà đầu tư tăng mạnh mua cổ phiếu khối hàng tiêu dùng thực phẩm như Coca-Cola, McDonald's, cổ phiếu khối tài chính và công nghệ.
Điểm đáng chú ý là thị trường đã vượt qua được lực cản lớn từ thông tin tình hình việc làm, chỉ số ngành dịch vụ. Điều này mở ra hy vọng cho nhà đầu tư về một tuần không thất bại bởi trước đó các chỉ số đã giảm hơn 8% phiên đầu tuần.
Thị trường mở cửa ở mức thấp hơn phiên trước đó khoảng 1,5% nhưng sau đó hơn một giờ giao dịch, các chỉ số đã chạm ngưỡng giá trị của phiên trước đó. Từ 10 giờ (giờ địa phương) đến 12h30, các chỉ số đã duy trì được sắc xanh trên bảng điện tử với biên độ tăng xấp xỉ 1%.
Tuy nhiên, thị trường đã có phiên điều chỉnh nhẹ và xuống dưới ngưỡng giá trị phiên trước đó trong khoảng 1 tiếng trước khi có sự phục hồi trở lại với biên độ tăng từ 2% đến gần 3%.
Cổ phiếu của Coca-Cola (NYSE - KO) đã tăng tới 5% và trở thành cổ phiếu có mức tăng cao nhất trong số 30 cổ phiếu thuộc chỉ số Dow Jones, cổ phiếu của McDonald's (NYSE - MDC) lên 4%.
Biểu đồ so sánh giá cổ phiếu KO, MDC với hai chỉ số S&P 500 và Dow Jones từ tháng 9/2008 đến nay - Nguồn: G.Finance.
Khi nhìn vào biểu đồ, ta có thể thấy, mặc dù từ tháng 9/2008 đến nay chỉ số S&P 500, Dow Jones đã giảm từ 25,3% đến 32% nhưng cổ phiếu KO và MDC chỉ giảm từ 5,3% đến 11,2%. Điều này có thể thấy nhà đầu tư ở Phố Wall đang hướng về những cổ phiếu có độ an toàn cao và có sức tăng trưởng cũng như khả năng bám trụ tốt ngay cả khi kinh tế Mỹ gặp khó khăn.
Ngoài mức tăng ấn tượng của nhiều cổ phiếu khối hàng tiêu dùng thực phẩm như KO, MDC, cổ phiếu khối công nghệ cũng có mức tăng mạnh khi cổ phiếu của Cisco Systems (Nasdaq – CSCO) tăng tới 4,5%, Microsoft Corporation (Nasdaq – MSFT) lên 3,76%.
Điểm qua kết quả giao dịch ngày 3/12: chỉ số công nghiệp Dow Jones tiếp tục tăng 172,6 điểm, tương đương 2,05%, đóng cửa ở mức 8.591,69.
Chỉ số Nasdaq phiên này lên 42,58 điểm, tương đương 2,94%, chốt ở mức 1.492,38.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 tiến thêm 21,93 điểm, tương đương 2,58%, đóng cửa ở mức 870,74.
Khối lượng giao dịch trên sàn New York đạt 1,55 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 2 cổ phiếu lên điểm thì có 1 cổ phiếu mất điểm. Khối lượng giao dịch thành công trên sàn Nasdaq đạt 2,3 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 1,6 mã lên điểm thì có 1 mã xuống điểm.
Chứng khoán châu Âu tiếp tục lên điểm
Ngày 3/12, kết quả thăm dò các công ty trong lĩnh vực dịch vụ của 15 nước sử dụng chung đồng Euro (Euro Zone) vừa được công bố cho thấy, chỉ số ngành dịch vụ trong tháng 11 của khối này đã giảm xuống 42,5 điểm từ 45,8 điểm trong tháng 10.
Đây là kết quả tồi tệ đối với khu vực này, bởi trước nỗ lực cắt giảm lãi suất đồng Euro xuống 3,25% để vực dậy nền kinh tế khu vực của Ngân hàng Trung ương châu Âu nhưng tình hình vẫn trong xu hướng ngày một xấu đi.
Giới phân tích nhận định, những thách thức lớn đối với kinh tế của khu vực Euro Zone trong quý 4/2008 là: GDP sẽ tiếp tục tăng trưởng âm, hoạt động xuất khẩu sẽ giảm mạnh, tình trạng thất nghiệp sẽ tiếp tục gia tăng, thu nhập của người dân sẽ giảm...
Chứng khoán châu Âu tiếp tục lên điểm ngày thứ hai trong tuần nhờ sức tăng của cổ phiếu khối công nghệ, dược... trong đó cổ phiếu của Vodafone tăng 4,6%, Novartis lên 4,5% và AstraZeneca tiến thêm 5,2%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 47,1 điểm, tương đương 1,14%, đóng cửa ở mức 4.269,96, khối lượng giao dịch đạt 2,1 tỷ cổ phiếu.
Chỉ số DAX của Đức phiên này lên 0,78%, khối lượng giao dịch đạt 35 triệu cổ phiếu. Chỉ số CAC 40 của Pháp tiến thêm 0,44 %, khối lượng giao dịch đạt 145 triệu cổ phiếu.
Chứng khoán châu Á hồ hởi đón tin vui
Chứng khoán Nhật hôm thứ Tư đã phục hồi gần 2% sau khi giảm tới 6,4% phiên trước đó. Cổ phiếu của các hãng bán lẻ, công ty chứng khoán lên điểm mạnh là nguyên nhân cơ bản giúp thị trường khởi sắc.
Cổ phiếu của Seven & I Holdings đã tăng 12%, cổ phiếu Fast Retailing lên 10,2%, cổ phiếu Bals tiến thêm 11,2%...
Đà tăng của thị trường bị cản bởi sự sụt giảm của cổ phiếu các nhà sản xuất ôtô do doanh số bán xe trong tháng 11 ở Mỹ của Toyota giảm 34%, Honda hạ 32%. Điều này khiến cổ phiếu của Toyota hạ 1,41%, cổ phiếu Honda trượt 4,7%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 tăng 140,41 điểm, tương đương 1,79%, đóng cửa ở mức 8.004,1. Khối lượng giao dịch đạt 1,72 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 2 cổ phiếu lên điểm thì có 1 cổ phiếu xuống điểm.
Chuyển qua thị trường khác, ngày 3/12, Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc cho biết, dự trữ ngoại hối của nước này trong tháng 11 đã giảm xuống còn 200,5 tỷ USD - mức thấp nhất kể từ tháng 1/2005, từ 212,3 tỷ USD trong tháng 10.
Thời gian qua, Ngân hàng Trung ương và Chính phủ nước này đã sử dụng một lượng dự trữ ngoại hối để ngăn sự mất giá của đồng Won, cũng như giữ ổn định trên thị trường tiền tệ.
Tổ chức xếp hạng Fitch Ratings đã cắt giảm định mức xếp hạng tín dụng đối với Hàn Quốc từ ổn định xuống tiêu cực, do nhận thấy lượng dự trữ ngoại hối suy giảm có thể đe dọa tới sự ổn định của nền kinh tế nước này.
Trên thị trường tiền tệ, đồng Won trong ngày giao dịch đã giảm 0,1% xuống 1.465,5 ăn 1 USD, giảm 36% so với USD trong năm 2008.
Trong khi đó, trên thị trường chứng khoán, chỉ số KOSPI phiên này gần như không có thay đổi so với phiên trước đó và chốt ở mức 1.022,67 điểm, giảm 46% trong năm 2008.
Chứng khoán Trung Quốc đã tăng điểm mạnh trở lại sau khi một quỹ đầu tư thuộc sở hữu của Chính phủ nước này công bố tăng lượng cổ phần nắm giữ đối với Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc – điều này đã thúc đẩy sức tăng của cổ phiếu của khối ngân hàng nói riêng và thị trường nói chung.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Shanghai Composite tăng 75,78 điểm, tương đương 4,01%, chốt ở mức 1.965,41.
Điểm qua các thị trường khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan giảm 1,14%. Chỉ số Straits Times của Singapore tiến thêm 0,08%. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông lên 1,36%.
Thị trường |
Chỉ số |
Phiên trước | Đóng cửa | Tăng / giảm (điểm) | Tăng / giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 8.419,09 | 8.591,69 | 172,60 | 2,05 |
Nasdaq | 1.449,80 | 1.492,38 | 42,58 | 2,94 | |
S&P 500 | 848,81 | 870,74 | 21,93 | 2,58 | |
Anh | FTSE 100 | 4.122,86 | 4.169,96 | 47,10 | 1,14 |
Đức | DAX | 4.531,79 | 4.567,24 | 35,45 | 0,78 |
Pháp | CAC 40 | 3.152,90 | 3.166,65 | 13,75 | 0,44 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 4.356,98 | 4.307,26 | 49,72 | 1,14 |
Nhật | Nikkei 225 | 7.863,69 | 8.004,10 | 140,41 | 1,79 |
Hồng Kông | Hang Seng |
13.405,85
|
13.588,66 | 182,81 | 1,36 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.023,20 | 1.022,67 | 0,53 | 0,05 |
Singapore | Straits Times | 1.649,86 | 1,658.98 | 19,80 | 1,21 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 1.889,64 | 1.965,41 | 75,78 | 4,01 |
Nguồn: CNBC, Thomson Reuters, Bloomberg |