Phố Wall khép tuần giao dịch chán nhất trong 4 tháng
Phần lớn các phiên giao dịch diễn biến theo kiểu sáng tăng chiều giảm
Thị trường chứng khoán Mỹ vừa khép lại tuần giao dịch thê thảm nhất kể từ tháng 6/2012 tới nay. Trong suốt tuần này, nhà đầu tư hầu như không ngó ngàng tới những báo cáo vĩ mô, mà chỉ tập trung tới lợi nhuận doanh nghiệp.
Phiên giao dịch đêm qua (12/10), các chỉ số chính tiếp tục trồi sụt với biên độ tăng giảm không đáng kể. Tính chung cả tuần, cả ba chỉ số Dow Jones, S&P 500 và Nasdaq Composite đều có mức giảm hơn 2% so với tuần trước. Đây là tuần giảm điểm mạnh nhất của thị trường chứng khoán Mỹ kể từ tuần kết thúc ngày 1/6, khi đó chỉ số S&P 500 hạ 3%.
Chốt phiên 12/10, chỉ số S&P 500 hạ 4,25 điểm xuống 1.428,59 điểm. Chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng nhẹ 2,46 điểm lên mức 13.328,85 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 5,30 điểm xuống còn 3.044,11 điểm.
Trong phiên này, nhóm cổ phiếu tài chính giảm điểm mạnh nhất trong số 10 nhóm ngành thuộc S&P 500. Đáng chú ý, cổ phiếu của các ngân hàng Wells Fargo giảm 93 cent, tương ứng 2,6%, xuống còn 34,25 USD; JPMorgan giảm 48 cent, xuống 41,62 USD; Bank of America giảm 22 cent xuống 9,12 USD; US Bancorp giảm 67 cent xuống còn 33,72 USD.
Khối lượng giao dịch toàn thị trường tiếp tục ở mức thấp, với khoảng 5,5 tỷ cổ phiếu được chuyển nhượng, thấp hơn hẳn so với mức giao dịch trung bình hàng ngày 6,52 tỷ cổ phiếu từ đầu năm 2012 cho tới nay. Trên sàn giao dịch chứng khoán New York, mỗi 7 cổ phiếu giảm điểm thì có 4 mã tăng, còn trên sàn Nasdaq, cứ 2 cổ phiếu giảm thì 1 mã tăng.
Kết quả giao dịch cổ phiếu tuần này hoàn toàn dựa trên số liệu kinh doanh quý 3 của các công ty Mỹ, trong đó có sức chi phối lớn hơn cả là Alcoa, Safeway và Yum Brands. Giới đầu tư dường như bỏ quên những báo cáo kinh tế vĩ mô quan trọng như tình hình thất nghiệp trong tuần. Phần lớn các phiên giao dịch diễn biến theo kiểu sáng tăng chiều giảm.
Theo giới phân tích, điều này có thể hiểu được khi hầu hết các ý kiến dự đoán trước đó đều cho rằng quý 3 vừa qua là giai đoạn khó khăn đối với các doanh nghiệp Mỹ. Tuy nhiên, mức đóng cửa của chỉ số S&P 500 trên vùng 1.400 điểm (tính tới hết phiên giao dịch ngày 12/10) cho thấy, các nhà đầu tư vẫn tin tưởng vào sự hồi phục của nền kinh tế Mỹ.
Phiên giao dịch đêm qua (12/10), các chỉ số chính tiếp tục trồi sụt với biên độ tăng giảm không đáng kể. Tính chung cả tuần, cả ba chỉ số Dow Jones, S&P 500 và Nasdaq Composite đều có mức giảm hơn 2% so với tuần trước. Đây là tuần giảm điểm mạnh nhất của thị trường chứng khoán Mỹ kể từ tuần kết thúc ngày 1/6, khi đó chỉ số S&P 500 hạ 3%.
Chốt phiên 12/10, chỉ số S&P 500 hạ 4,25 điểm xuống 1.428,59 điểm. Chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng nhẹ 2,46 điểm lên mức 13.328,85 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 5,30 điểm xuống còn 3.044,11 điểm.
Trong phiên này, nhóm cổ phiếu tài chính giảm điểm mạnh nhất trong số 10 nhóm ngành thuộc S&P 500. Đáng chú ý, cổ phiếu của các ngân hàng Wells Fargo giảm 93 cent, tương ứng 2,6%, xuống còn 34,25 USD; JPMorgan giảm 48 cent, xuống 41,62 USD; Bank of America giảm 22 cent xuống 9,12 USD; US Bancorp giảm 67 cent xuống còn 33,72 USD.
Khối lượng giao dịch toàn thị trường tiếp tục ở mức thấp, với khoảng 5,5 tỷ cổ phiếu được chuyển nhượng, thấp hơn hẳn so với mức giao dịch trung bình hàng ngày 6,52 tỷ cổ phiếu từ đầu năm 2012 cho tới nay. Trên sàn giao dịch chứng khoán New York, mỗi 7 cổ phiếu giảm điểm thì có 4 mã tăng, còn trên sàn Nasdaq, cứ 2 cổ phiếu giảm thì 1 mã tăng.
Kết quả giao dịch cổ phiếu tuần này hoàn toàn dựa trên số liệu kinh doanh quý 3 của các công ty Mỹ, trong đó có sức chi phối lớn hơn cả là Alcoa, Safeway và Yum Brands. Giới đầu tư dường như bỏ quên những báo cáo kinh tế vĩ mô quan trọng như tình hình thất nghiệp trong tuần. Phần lớn các phiên giao dịch diễn biến theo kiểu sáng tăng chiều giảm.
Theo giới phân tích, điều này có thể hiểu được khi hầu hết các ý kiến dự đoán trước đó đều cho rằng quý 3 vừa qua là giai đoạn khó khăn đối với các doanh nghiệp Mỹ. Tuy nhiên, mức đóng cửa của chỉ số S&P 500 trên vùng 1.400 điểm (tính tới hết phiên giao dịch ngày 12/10) cho thấy, các nhà đầu tư vẫn tin tưởng vào sự hồi phục của nền kinh tế Mỹ.
Thị trường | Chỉ số | Phiên trước | Đóng cửa | Tăng/giảm (điểm) | Tăng/giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 13.326,39 | 13.328,85 | +2,46 | +0,02 |
S&P 500 | 1.432,84 | 1.428,59 | - 4,25 | - 0,30 | |
Nasdaq | 3.049,41 | 3.044,12 | - 5,30 | - 0,17 | |
Anh | FTSE 100 | 5.829,75 | 5.793,32 | - 36,43 | - 0,62 |
Pháp | CAC 40 | 3.413,72 | 3.389,08 | - 24,64 | - 0,72 |
Đức | DAX | 7.281,70 | 7.232,49 | - 49,21 | - 0,68 |
Nhật Bản | Nikkei 225 | 8.546,78 | 8.534,12 | - 12,66 | - 0,15 |
Hồng Kông | Hang Seng | 20.999,05 | 21.136,43 | +137,38 | +0,65 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 2.102,87 | 2.104,93 | +2,11 | +0,10 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 7.451,72 | 7.437,04 | - 14,68 | - 0,20 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.933,09 | 1.933,26 | +0,17 | +0,01 |
Singapore | Straits Times | 3.032,66 | 3.041,75 | +9,09 | +0,30 |
Nguồn: CNBC, Market Watch. |