Phố Wall: Khoảng lặng trước “giờ G”
Ngày 3/11, chứng khoán Mỹ giảm nhẹ với sự bình lặng của thị trường trước cuộc bầu cử tổng thống sắp diễn ra
Ngày 3/11, chứng khoán Mỹ giảm nhẹ với sự bình lặng của thị trường trước cuộc bầu cử tổng thống sắp diễn ra.
Chứng khoán giảm nhẹ, khối lượng giao dịch thấp
Giá dầu kỳ hạn giao tháng 12 tại NYMEX trong ngày 3/11 đã giảm 3,9 USD/thùng và đóng cửa ở mức 63,91 USD/thùng.
Ngày 3/11, Viện Quản lý Nguồn cung (ISM) đã công bố chỉ số khu vực sản xuất ở Mỹ giảm từ 43,5 điểm trong tháng Chín xuống 38,9 điểm trong tháng Mười, mức thấp nhất trong 26 năm qua.
Cùng ngày, hai nhà sản xuất ôtô hàng đầu ở Mỹ cũng đã thông báo doanh số bán hàng trong tháng 10 sụt giảm mạnh do chính sách thắt chặt tín dụng và nhu cầu mua xe ôtô giảm xuống.
Theo đó, trong tháng 10, doanh số bán hàng của hãng General Motors đạt 168.719 xe ôtô các loại, giảm 138.689 xe, tương đương -25%, so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, doanh số bán ra của 3 dòng xe của hãng Ford là Ford, Lincoln và Mercury đã giảm 27% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trước đó, hãng Toyota, Honda cũng vừa công bố doanh số bán xe sụt giảm lần lượt ở mức 23% và 25% trong tháng 10.
Một thống kê thị trường đang gây sự chú ý đặc biệt trong ngày, theo đó, chủ tịch – CEO của các tập đoàn hàng đầu ở Mỹ đã bị mất hàng trăm tỷ USD từ thị trường chứng khoán do giá trị vốn hóa thị trường của các tập đoàn do họ sở hữu cổ phần đã sụt giảm mạnh.
Cụ thể, so với đầu năm 2008, tài sản của tỷ phú Warren Buffett trong Tập đoàn Berkshire Hathaway giảm 13,6 tỷ USD, tương đương 22%, còn 48,1 tỷ USD; ông Larry Ellison - người sáng lập - CEO của Tập đoàn Oracle mất 6,2 tỷ USD, tương 24%, còn 20,1 tỷ USD; ông Steve Ballmer - CEO của Tập đoàn Microsoft mất 5,1 tỷ USD, còn 9,4 tỷ USD; Chủ tịch Tập đoàn News Corp - ông Rupert Murdoch mất 4 tỷ USD, còn 3 tỷ USD…
Đó mới chỉ là một ví dụ điển hình về hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính với một số tỷ phú đang nắm giữ cổ phần của các tập đoàn họ gắn bó và có cổ phần lớn chi phối. Còn sự thua lỗ từ các quỹ đầu cơ – phòng hộ, các quỹ tương hỗ, hưu trí… vẫn chưa thể thống kê cụ thể bởi danh mục đầu tư của nhiều quỹ là không thể tiết lộ.
Trên thị trường chứng khoán, hàng nghìn tỷ USD đã “bốc hơi” và những nhà đầu tư lừng danh như Warren Buffett hay không ít quỹ đầu cơ đang thua lỗ, sụt giảm tài sản… Đó chính là một phần của bức tranh thị trường chứng khoán Mỹ hậu khủng hoảng tài chính - tiền khủng hoảng kinh tế.
Trong khi đó, tại Mỹ, sự kiện được quan tâm nhất hiện nay chính là cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Hiện hai ứng viên sẽ có ngày vận động tranh cử cuối cùng, Thượng nghị sỹ John McCain sẽ tranh cử ở Florida và Arizona, còn Thượng nghị sỹ Barack Obama sẽ tới Florida, North Carolina và Virginia.
Một trong số hai ứng cử sẽ được bầu làm tổng thống Mỹ thứ 44 vào ngày 4/11.
Thị trường chứng khoán Mỹ một ngày trước ngày bầu cử tổng thống đã không có nhiều biến động mạnh, hai chỉ số Dow Jones, S&P 500 đã giảm điểm nhẹ trong khi chỉ số Nasdaq lên điểm với biên độ không đáng kể.
Đây chính là một khoảng lặng hiếm thấy của thị trường trước "giờ G" – cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, bởi đã nhiều tháng qua, biên độ tăng giảm trong ngày giao dịch lại bị bó hẹp ở mức +/-1% là điều khác biệt so với nhiều ngày trước đó.
Khối lượng giao dịch phiên này cũng xuống mức thấp nhất trong hơn 2 tháng qua, do giới đầu tư đang ngóng chờ về kết quả bầu cửa tổng thống sắp tới.
Điểm qua kết quả giao dịch ngày 3/11: Chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 5,18 điểm, tương đương -0,06%, đóng cửa ở mức 9.319,83.
Chỉ số Nasdaq phiên này lên 5,38 điểm, tương đương 0,31%, chốt ở mức 1.726,33.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 hạ 2,45 điểm, tương đương -0,25%, đóng cửa ở mức 966,3.
Khối lượng trên sàn New York phiên này đạt 1,02 tỷ cổ phiếu, mức thấp nhất kể từ ngày 29/8. Khối lượng giao dịch trên sàn Nasdaq đạt 1,81 tỷ cổ phiếu. Trên cả hai sàn, thị trường cứ có 9 cổ phiếu mất điểm thì có 7 cổ phiếu lên điểm.
Chứng khoán châu Âu tăng điểm ngày thứ năm
Chứng khoán châu Âu phiên giao dịch đầu tháng 11 đã lên điểm ngày thứ năm liên tiếp nhờ sức tăng của cổ phiếu khối dược phẩm, thực phẩm. Tuy nhiên, sự sụt giảm mạnh của cổ phiếu Volkswagen kéo cổ phiếu khối sản xuất ôtô đi xuống khiến thị trường không thể tăng điểm với biên độ lớn.
Trong phiên này, cổ phiếu của E.ON tăng 7,1%, cổ phiếu Nestle lên 2%, cổ phiếu GlaxoSmithKline tiến thêm 4,4%... Trong khi đó, cổ phiếu của Volkswagen giảm 23%, cổ phiếu Vodafone trượt 2,2%, cổ phiếu Royal Bank of Scotland hạ 3,4%, HBSC giảm 2,8 %, Societe Generale trượt 2%,…
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 65,94 điểm, tương đương 1,51%, đóng cửa ở mức 4.443.28, khối lượng giao dịch đạt 1,87 tỷ cổ phiếu.
Chỉ số DAX của Đức phiên này lên 0,78%, khối lượng giao dịch đạt 52 triệu cổ phiếu. Chỉ số CAC 40 của Pháp tiến thêm 1,17%, khối lượng giao dịch đạt 163,4 triệu cổ phiếu.
Chứng khoán châu Á lên điểm ngày thứ tư liên tiếp
Thị trường chứng khoán châu Á đã tăng điểm mạnh những ngày cuối tháng 10 nhờ đợt cắt giảm lãi suất cơ bản ở nhiều nước như Trung Quốc, Nhật, Ấn Độ, Mỹ…
Và với hy vọng về đợt cắt giảm lãi suất của Australia, Anh và châu Âu trong tuần này, các nhà đầu tư đã tăng mạnh mua vào vì họ tin sẽ có một đợt phục hồi tiếp theo cho thị trường.
Hàn Quốc vừa thông báo về kế hoạch bơm thêm 14.000 tỷ Won (10,8 tỷ USD) để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Ngoài ra, Chính phủ nước này cũng dành 4.600 tỷ Won hỗ trợ cơ sở hạ tầng các vùng miền, 3.000 tỷ Won cho việc hoàn thuế đối với các công ty nhỏ gặp khó khăn và 1.300 tỷ Won cho thị trường lao động, những người có thu nhập thấp.
Đây là bước đi tiếp theo sau khi nước này chi tới 130 tỷ USD để hỗ trợ thị trường tài chính thoát khỏi cơn bĩ cực do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới.
Bộ Tài chính Hàn Quốc cũng vừa cho biết chi tiêu của Chính phủ sẽ tăng lên 283,8 nghìn tỷ Won trong năm 2009. Nợ nước ngoài sẽ bằng 34,3% so với GDP năm 2009, cao hơn 2% so với dự báo được đưa ra trước đó.
Được biết, tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc trong quý 3 đạt 0,6%, mức thấp nhất kể từ năm 2004. Nguyên nhân do xuất khẩu và chi tiêu của người dân trong quý 3 suy giảm.
Trên thị trường tiền tệ, đồng Won giao dịch ở mức 1.280 Won ăn 1 USD, tăng 0,9% so với phiên trước và giảm 26% giá trị so với đầu năm 2008.
Trong khi đó, thị trường chứng khoán Hàn Quốc phiên này tăng 16,02 điểm, tương đương 1,44%, chốt ở mức 1.129,08.
Chứng khoán Hồng Kông phiên đầu tuần đã tăng điểm mạnh nhờ thông tin Ngân hàng Trung ương Trung Quốc sẽ điều chỉnh chính sách tiền tệ linh hoạt trong thời gian tới. Trước đó, Trung Quốc đã 3 lần cắt giảm lãi suất trong vòng 6 tuần để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Chỉ số Hang Seng phiên buổi sáng có lúc đã tăng trên 5,5% nhưng đến phiên buổi chiều, chỉ số này chỉ tăng 375,70 điểm, tương đương 2,69%, chốt ở mức 14.344,37.
Điểm qua các thị trường khác: Chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan phiên này lên 2,55%. Chỉ số Straits Times của Singapore tăng 4,28%. Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc giảm 0,52%.
* Thị trường chứng khoán Nhật nghỉ giao dịch nhân ngày lễ
Chứng khoán giảm nhẹ, khối lượng giao dịch thấp
Giá dầu kỳ hạn giao tháng 12 tại NYMEX trong ngày 3/11 đã giảm 3,9 USD/thùng và đóng cửa ở mức 63,91 USD/thùng.
Ngày 3/11, Viện Quản lý Nguồn cung (ISM) đã công bố chỉ số khu vực sản xuất ở Mỹ giảm từ 43,5 điểm trong tháng Chín xuống 38,9 điểm trong tháng Mười, mức thấp nhất trong 26 năm qua.
Cùng ngày, hai nhà sản xuất ôtô hàng đầu ở Mỹ cũng đã thông báo doanh số bán hàng trong tháng 10 sụt giảm mạnh do chính sách thắt chặt tín dụng và nhu cầu mua xe ôtô giảm xuống.
Theo đó, trong tháng 10, doanh số bán hàng của hãng General Motors đạt 168.719 xe ôtô các loại, giảm 138.689 xe, tương đương -25%, so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, doanh số bán ra của 3 dòng xe của hãng Ford là Ford, Lincoln và Mercury đã giảm 27% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trước đó, hãng Toyota, Honda cũng vừa công bố doanh số bán xe sụt giảm lần lượt ở mức 23% và 25% trong tháng 10.
Một thống kê thị trường đang gây sự chú ý đặc biệt trong ngày, theo đó, chủ tịch – CEO của các tập đoàn hàng đầu ở Mỹ đã bị mất hàng trăm tỷ USD từ thị trường chứng khoán do giá trị vốn hóa thị trường của các tập đoàn do họ sở hữu cổ phần đã sụt giảm mạnh.
Cụ thể, so với đầu năm 2008, tài sản của tỷ phú Warren Buffett trong Tập đoàn Berkshire Hathaway giảm 13,6 tỷ USD, tương đương 22%, còn 48,1 tỷ USD; ông Larry Ellison - người sáng lập - CEO của Tập đoàn Oracle mất 6,2 tỷ USD, tương 24%, còn 20,1 tỷ USD; ông Steve Ballmer - CEO của Tập đoàn Microsoft mất 5,1 tỷ USD, còn 9,4 tỷ USD; Chủ tịch Tập đoàn News Corp - ông Rupert Murdoch mất 4 tỷ USD, còn 3 tỷ USD…
Đó mới chỉ là một ví dụ điển hình về hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính với một số tỷ phú đang nắm giữ cổ phần của các tập đoàn họ gắn bó và có cổ phần lớn chi phối. Còn sự thua lỗ từ các quỹ đầu cơ – phòng hộ, các quỹ tương hỗ, hưu trí… vẫn chưa thể thống kê cụ thể bởi danh mục đầu tư của nhiều quỹ là không thể tiết lộ.
Trên thị trường chứng khoán, hàng nghìn tỷ USD đã “bốc hơi” và những nhà đầu tư lừng danh như Warren Buffett hay không ít quỹ đầu cơ đang thua lỗ, sụt giảm tài sản… Đó chính là một phần của bức tranh thị trường chứng khoán Mỹ hậu khủng hoảng tài chính - tiền khủng hoảng kinh tế.
Trong khi đó, tại Mỹ, sự kiện được quan tâm nhất hiện nay chính là cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Hiện hai ứng viên sẽ có ngày vận động tranh cử cuối cùng, Thượng nghị sỹ John McCain sẽ tranh cử ở Florida và Arizona, còn Thượng nghị sỹ Barack Obama sẽ tới Florida, North Carolina và Virginia.
Một trong số hai ứng cử sẽ được bầu làm tổng thống Mỹ thứ 44 vào ngày 4/11.
Thị trường chứng khoán Mỹ một ngày trước ngày bầu cử tổng thống đã không có nhiều biến động mạnh, hai chỉ số Dow Jones, S&P 500 đã giảm điểm nhẹ trong khi chỉ số Nasdaq lên điểm với biên độ không đáng kể.
Đây chính là một khoảng lặng hiếm thấy của thị trường trước "giờ G" – cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, bởi đã nhiều tháng qua, biên độ tăng giảm trong ngày giao dịch lại bị bó hẹp ở mức +/-1% là điều khác biệt so với nhiều ngày trước đó.
Khối lượng giao dịch phiên này cũng xuống mức thấp nhất trong hơn 2 tháng qua, do giới đầu tư đang ngóng chờ về kết quả bầu cửa tổng thống sắp tới.
Điểm qua kết quả giao dịch ngày 3/11: Chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 5,18 điểm, tương đương -0,06%, đóng cửa ở mức 9.319,83.
Chỉ số Nasdaq phiên này lên 5,38 điểm, tương đương 0,31%, chốt ở mức 1.726,33.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 hạ 2,45 điểm, tương đương -0,25%, đóng cửa ở mức 966,3.
Khối lượng trên sàn New York phiên này đạt 1,02 tỷ cổ phiếu, mức thấp nhất kể từ ngày 29/8. Khối lượng giao dịch trên sàn Nasdaq đạt 1,81 tỷ cổ phiếu. Trên cả hai sàn, thị trường cứ có 9 cổ phiếu mất điểm thì có 7 cổ phiếu lên điểm.
Chứng khoán châu Âu tăng điểm ngày thứ năm
Chứng khoán châu Âu phiên giao dịch đầu tháng 11 đã lên điểm ngày thứ năm liên tiếp nhờ sức tăng của cổ phiếu khối dược phẩm, thực phẩm. Tuy nhiên, sự sụt giảm mạnh của cổ phiếu Volkswagen kéo cổ phiếu khối sản xuất ôtô đi xuống khiến thị trường không thể tăng điểm với biên độ lớn.
Trong phiên này, cổ phiếu của E.ON tăng 7,1%, cổ phiếu Nestle lên 2%, cổ phiếu GlaxoSmithKline tiến thêm 4,4%... Trong khi đó, cổ phiếu của Volkswagen giảm 23%, cổ phiếu Vodafone trượt 2,2%, cổ phiếu Royal Bank of Scotland hạ 3,4%, HBSC giảm 2,8 %, Societe Generale trượt 2%,…
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 65,94 điểm, tương đương 1,51%, đóng cửa ở mức 4.443.28, khối lượng giao dịch đạt 1,87 tỷ cổ phiếu.
Chỉ số DAX của Đức phiên này lên 0,78%, khối lượng giao dịch đạt 52 triệu cổ phiếu. Chỉ số CAC 40 của Pháp tiến thêm 1,17%, khối lượng giao dịch đạt 163,4 triệu cổ phiếu.
Chứng khoán châu Á lên điểm ngày thứ tư liên tiếp
Thị trường chứng khoán châu Á đã tăng điểm mạnh những ngày cuối tháng 10 nhờ đợt cắt giảm lãi suất cơ bản ở nhiều nước như Trung Quốc, Nhật, Ấn Độ, Mỹ…
Và với hy vọng về đợt cắt giảm lãi suất của Australia, Anh và châu Âu trong tuần này, các nhà đầu tư đã tăng mạnh mua vào vì họ tin sẽ có một đợt phục hồi tiếp theo cho thị trường.
Hàn Quốc vừa thông báo về kế hoạch bơm thêm 14.000 tỷ Won (10,8 tỷ USD) để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Ngoài ra, Chính phủ nước này cũng dành 4.600 tỷ Won hỗ trợ cơ sở hạ tầng các vùng miền, 3.000 tỷ Won cho việc hoàn thuế đối với các công ty nhỏ gặp khó khăn và 1.300 tỷ Won cho thị trường lao động, những người có thu nhập thấp.
Đây là bước đi tiếp theo sau khi nước này chi tới 130 tỷ USD để hỗ trợ thị trường tài chính thoát khỏi cơn bĩ cực do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới.
Bộ Tài chính Hàn Quốc cũng vừa cho biết chi tiêu của Chính phủ sẽ tăng lên 283,8 nghìn tỷ Won trong năm 2009. Nợ nước ngoài sẽ bằng 34,3% so với GDP năm 2009, cao hơn 2% so với dự báo được đưa ra trước đó.
Được biết, tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc trong quý 3 đạt 0,6%, mức thấp nhất kể từ năm 2004. Nguyên nhân do xuất khẩu và chi tiêu của người dân trong quý 3 suy giảm.
Trên thị trường tiền tệ, đồng Won giao dịch ở mức 1.280 Won ăn 1 USD, tăng 0,9% so với phiên trước và giảm 26% giá trị so với đầu năm 2008.
Trong khi đó, thị trường chứng khoán Hàn Quốc phiên này tăng 16,02 điểm, tương đương 1,44%, chốt ở mức 1.129,08.
Chứng khoán Hồng Kông phiên đầu tuần đã tăng điểm mạnh nhờ thông tin Ngân hàng Trung ương Trung Quốc sẽ điều chỉnh chính sách tiền tệ linh hoạt trong thời gian tới. Trước đó, Trung Quốc đã 3 lần cắt giảm lãi suất trong vòng 6 tuần để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Chỉ số Hang Seng phiên buổi sáng có lúc đã tăng trên 5,5% nhưng đến phiên buổi chiều, chỉ số này chỉ tăng 375,70 điểm, tương đương 2,69%, chốt ở mức 14.344,37.
Điểm qua các thị trường khác: Chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan phiên này lên 2,55%. Chỉ số Straits Times của Singapore tăng 4,28%. Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc giảm 0,52%.
* Thị trường chứng khoán Nhật nghỉ giao dịch nhân ngày lễ
Thị trường |
Chỉ số |
Phiên trước | Đóng cửa | Tăng / giảm (điểm) | Tăng / giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 9.325,01 | 9.319,83 | 5,18 | 0,06 |
Nasdaq | 1.720,95 | 1.726,33 | 5,38 | 0,31 | |
S&P 500 | 968,75 | 966,30 | 2,45 | 0,25 | |
Anh | FTSE 100 | 4.377,34 | 4.443,28 | 65,94 | 1,51 |
Đức | DAX | 4.987,97 | 5.026,84 | 38,87 | 0,78 |
Pháp | CAC 40 | 3.487,07 | 3.527,97 | 40,90 | 1,17 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 4.870,66 | 4.995,06 | 124,40 | 2,55 |
Nhật | Nikkei 225 | 8.576,98 | N/A | N/A | N/A |
Hồng Kông | Hang Seng | 13.968,67 | 14.344,37 | 375,70 | 2,69 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.113,06 | 1.129,08 | 16,02 | 1,44 |
Singapore | Straits Times | 1.805,66 |
1.870,97
|
76,77 | 4,28 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 1.728,79 | 1.719,77 | 9,01 | 0,52 |
Nguồn: CNBC, Thomson Reuters, Bloomberg |